Võ Xuân Trường
Well-known member
Đặt linh vật rồng khắp các tỉnh thành lên 'bàn cân'
Những mô hình linh vật rồng ở các tỉnh thành trên cả nước đã lần lượt hoàn thành, sẵn sàng trưng bày dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Mô hình linh vật rồng tại Bắc Giangdo anh Bùi Văn Quân (32 tuổi, ở xã Hùng Sơn, Hiệp Hòa) thực hiện trong hơn 70 ngày. Mô hình cao 4,5m bao gồm bệ đỡ, năng 10-12 tấn, bên được làm bằng khung sắt quây lưới thép, phủ hỗn hợp cát và xi măng bên ngoài, trang trí thêm với mô hình bánh chưng, hoa mai. Mô hình mang tên “con rồng hạnh phúc“, dự kiến được anh Quân mở cửa đón khách tham quan miễn phí từ 28.1. Ảnh: Văn Quân
Linh vật Rồng tại khu vực Quảng trường Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ. Rồng được thiết kế màu vàng bắt mắt, thể hiện được sự uy nghiêm, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được những nét mềm mại. Ảnh: Tô Công
Mô hình linh vật rồng Thái Nguyên được đặt cạnh đài phun nước tại trung tâm TP. Thái Nguyên nhận nhiều lời khen ngợi từ người dân. Ảnh: Lang thang Thái Nguyên
4 tượng linh vật rồng tại khu du lịch tư nhân thuộc xã Tiên Trang, Quảng Xương, Thanh Hóa. Mỗi tượng dài khoảng 20m, công trình cao 6m. Sau khi ra mắt, nhiều người cho rằng tượng rồng có thân hình quá gầy gò, không thể hiện được sự uy mãnh của linh vật rồng truyền thống. Ảnh: Quách Du
Tượng linh vật rồng Quảng Trị cho nghệ nhân Đinh Văn Tâm (33 tuổi, ở huyện Thiệu Phong) chế tác. Tượng cao khoảng 4,5m, dài 7m, màu vàng ánh kim đẹp mắt, chủ yếu làm từ xốp và thạch cao với trọng lượng 500kg. Tượng sẽ được trưng bày tại công viên trung tâm của thị trấn Lao Bảo, Quảng Trị dịp Tết Nguyên đán 2024. Ảnh: Hưng Thơ
Mô hình linh vật rồng đặt tại công viên phía tây cầu Rồng bắc qua sông Hàn, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Rồng được làm bằng gỗ với chiều dài 8m, có khả năng phun khói và dùng đèn chiếu sáng để tạo hiệu ứng phun lửa. Bên cạnh đó, tại công viên phía Đông cầu Rồng có mô hình rồng với chủ đề “Rồng du xuân” và phía trước tòa nhà Pháp cổ đang trùng tu làm Bảo tàng Đà Nẵng cũng có linh vật rồng với chủ đề “Dấu ấn rồng thiêng“. Ảnh: Trần Thi
Linh vật rồng tại Bình Định được đặt tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, trong khu trưng bày dài khoảng 105m, rộng gần 40m. Chiều cao linh vật đạt 7,5m. Tại đây cũng trưng bày 45.000 chậu cây cảnh các loại. Linh vật được thiết kế với chủ đề Tự hào truyền thống Cha Rồng - Mẹ Tiên, lấy cảm hứng từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ảnh: Bình Định thông tin
Ở Bình Dương, mô hình linh vật rồng làm từ gốm, đặt trên đường Hồ Văn Cống, phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một. Mỗi con rồng làm từ 38 lu cỡ lớn và khoảng 20.000 chiếc hũ, do anh Thuận, nghệ nhân làm gốm tại địa phương thực hiện. Ảnh: Đình Trọng
Hai linh vật rồng tại Đăk Nông được các các bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 301, Trung đoàn 994, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hoàn thành trong hai tháng, đặt trong khuôn viên Tiểu đoàn. Mỗi linh vật dài khoảng 5 m, cao 2,5 m, được làm từ bê tông với màu đỏ và vàng chủ đạo. Ảnh: Lê Trọng Hồ Đào
Mô hình rồng tại bãi Trước, TP Vũng Tàu có tên là “Lưỡng long chầu nguyệt“, cao 12m, chiều dài thân mỗi con hơn 70m. Mô hình rồng ôm trăng mang ý nghĩa vật khí dồi dài, gặp nhiều may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, TP Vũng Tàu cũng trưng bày mô hình rồng ở một số nơi như công viên Trưng Trắc - Trưng Nhị... Ảnh: Yêu Vũng Tàu
Mô hình 16 con rồng quấn quanh thân trụ có hình hoa văn trống đồng tại Quảng trường Hùng Vương, thuộc Trung tâm hành chính tỉnh Bạc Liêu. Con rồng được làm bằng sắt uốn mỹ thuật tạo hình, ốp lưới nhựa, lắp đèn trang trí. Mô hình được thực hiện với mong muốn hình ảnh rồng mang lại năng lượng, sức mạnh, niềm tin, hy vọng, phồn vinh và may mắn. Ảnh: Nhật Hồ
Những mô hình linh vật rồng ở các tỉnh thành trên cả nước đã lần lượt hoàn thành, sẵn sàng trưng bày dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Linh vật Rồng tại khu vực Quảng trường Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ. Rồng được thiết kế màu vàng bắt mắt, thể hiện được sự uy nghiêm, mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được những nét mềm mại. Ảnh: Tô Công