Dấu ấn lịch sử qua kiến trúc nhà thờ họ ở Việt Nam

Võ Xuân Trường

Well-known member
Dấu ấn lịch sử qua kiến trúc nhà thờ họ ở Việt Nam

Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị của kiến trúc nhà thờ họ, không gian thờ cúng truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức.
Dấu ấn lịch sử qua kiến trúc nhà thờ họ ở Việt Nam


Phủ Từ họ Huỳnh ở Tây Ninh. Ảnh: BTC


Sáng 27.12, tọa đàm khoa học “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam” diễn ra tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Hà Nội).
Tọa đàm được điều hành bởi nhà sử học Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Sử học Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Xưa & Nay; NCS. ThS. Nguyễn Trọng Mạnh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Xherozone.
Tọa đàm với sự tham dự của các giáo sư, tiến sĩ, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực lịch sử, văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa dòng họ, kiến trúc, phong thuỷ, mỹ thuật…
Phát biểu đề dẫn tọa đàm, ThS. Nguyễn Trọng Mạnh cho biết: “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng tổ tiên của các dòng họ là một lĩnh vực nghiên cứu không chỉ gắn liền với văn hóa tín ngưỡng mà còn phản ánh bề dày lịch sử, sự phát triển của kiến trúc truyền thống và bản sắc từng vùng miền trên khắp đất nước Việt Nam.
Đây không chỉ là nơi kết nối tâm linh của các thế hệ con cháu trong dòng họ, mà còn là không gian lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật và tri thức dân gian quý giá. Trong bối cảnh hiện nay, khi xã hội hiện đại hóa và các mô hình sinh sống có nhiều thay đổi, việc bảo tồn và phát huy giá trị của kiến trúc nhà thờ họ, cũng như không gian thờ cúng truyền thống, đang đứng trước nhiều thách thức.
Những thách thức này đòi hỏi phải có những giải pháp phù hợp để vừa bảo tồn được những giá trị nguyên bản, vừa đáp ứng được những nhu cầu thực tiễn của đời sống hiện đại”.
ThS Nguyễn Trọng Mạnh chia sẻ về dự án nghiên cứu kiến trúc nhà thờ họ và  không gian thờ cúng của người Việt. Ảnh: BTC
ThS Nguyễn Trọng Mạnh chia sẻ về dự án nghiên cứu kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng của người Việt. Ảnh: BTC
Đề cương nghiên cứu dự án Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam được chia làm 5 phần, phân tích, thống kê và nghiên cứu văn hóa thờ cúng, không gian thờ cúng, kiến trúc nhà thờ họ của các dòng họ trên cả nước, theo từng vùng miền, từng tín ngưỡng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng vấn đề ngôn ngữ trong kiến trúc nhà thờ họ cần được bàn luận nghiêm túc, xem các dòng họ sẽ sử dụng chữ quốc ngữ, chữ Hán hay chữ Phạn. Ông đề xuất giới chuyên môn cần ghi nhận thực tế, có những đề xuất thiết thực để phát triển văn hóa thờ cúng theo xu thế mà vẫn giữ được những giá trị truyền thống ngàn đời.
Trong khuôn khổ tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học bàn luận về ý nghĩa văn hóa và xã hội của kiến trúc nhà thờ họ trong từng vùng miền, các tôn giáo. Từ đó, tìm ra các giải pháp ứng dụng hiệu quả nhằm phục dựng kiến trúc và phát triển những không gian thờ cúng đáp ứng cả nhu cầu thẩm mỹ, tâm linh lẫn tính thực tiễn trong thời đại mới.
Nhà sử học Dương Trung Quốc và ThS Nguyễn Trọng Mạnh chủ trì tọa đàm. Ảnh: BTC
Nhà sử học Dương Trung Quốc và ThS Nguyễn Trọng Mạnh chủ trì tọa đàm. Ảnh: BTC
Từ quá trình phân tích sự khác biệt trong nghệ thuật kiến trúc, trang trí mỹ thuật giữa các vùng miền, các triều đại lịch sử, các tôn giáo, tọa đàm đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị này trong bối cảnh hiện nay.
Trong đó, dự án “Kiến trúc nhà thờ họ và không gian thờ cúng các dòng họ ở Việt Nam” được các chuyên gia, các nhà khoa học đánh giá cao cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đặc biệt là những đóng góp trong việc lưu giữ, phát huy và tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc của dân tộc trong đời sống xã hội hiện nay.
Tọa đàm là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc dự án “Dòng chảy thời gian” được Tập đoàn Xherozone triển khai. Dự án hướng tới mục tiêu lưu giữ các dấu tích di sản tư liệu, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, phong thuỷ.
Dự án đã tái hiện được các dấu tích lịch sử, tiến hành sắp xếp, hệ thống hóa những di sản văn hóa vật chất và tinh thần thông qua các di sản văn hóa, kiến trúc, phong thuỷ, mỹ thuật trong các triều đại, giai đoạn lịch sử.
 
Bên trên