Thanh Trương
Well-known member
Đâu là những kiểu phụ huynh khiến con sợ hãi, khép kín cùng TABLET PLAZA tìm hiểu nhé!
Cha mẹ độc hại luôn dùng tình yêu thương để che đậy những lời nói và hành động tiêu cực lên con cái. Vậy đâu là những kiểu phụ huynh khiến con sợ hãi, khép kín.
Trẻ em như tờ giấy trắng cần được dạy dỗ bởi cha mẹ. Tuy nhiên, sự dạy dỗ quá nghiêm khắc sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, hình thành những tổn thương tâm lý trong suốt quá trình con khôn lớn. Những đứa trẻ thường mỏng mang, nếu chịu áp lực từ phụ huynh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tinh thần của con.
Dù vậy, cha mẹ thường tự nhủ rằng cách giáo dục của mình là đúng đắn mà vô hình tạo nên những “bóng ma” đeo bám trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện được nhận định rằng bạn đang quá khắt khe với con cái, nên thay đổi điều đó giúp gia đình trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.
1Chì chiết lỗi lầm của con hằng ngày
Việc chì chiết con trẻ hàng ngày khiến chúng cảm thấy áp lực
Không ai thích việc đem lỗi lầm ra nói hàng ngày, trẻ em cũng vậy. Điều quan trọng là trẻ có nhận ra lỗi sai của mình và sửa chữa để trở nên tốt hơn không.
Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, nó chỉ càng gây ra những tác dụng ngược lại, khiến cho trẻ không hối hận về hành động mà còn có ý nghĩ chống đối lại với mong muốn của phụ huynh. Lâu dần hình thành nên những áp lực làm trẻ cảm thấy chán nản, nảy sinh cảm giác ghét bỏ cha mẹ.
Tiêu cực hơn là trẻ cảm thấy mình trở thành gánh nặng của mọi người xung quanh. Do đó, khi muốn thúc đẩy con nhận ra lỗi lầm, cha mẹ cần để con thấy được hậu quả của việc con làm thay vì đem ra chì chiết.
2Kỳ vọng tới mức đoan
Kỳ vọng của cha mẹ không khiến con thấy hạnh phúc
Cha mẹ luôn mong muốn con mình trở thành những người giỏi giang, thành đạt. Mỗi trẻ đều có một thế mạnh và sở thích khác nhau nhưng vì những mong muốn đó mà trẻ bị kìm hãm. Khi không hoàn thành được điều cha mẹ kỳ vọng, trẻ sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, tiêu cực hơn là hình thành những suy nghĩ dại dột dẫn tới những sự việc đáng tiếc.
Đừng mong đợi con bạn trở nên hoàn hảo như bao người khác. Hãy tự hỏi mình có thể làm gì để hỗ trợ những khác biệt của trẻ. Điều tốt nhất là cha mẹ cần tìm hiểu thế mạnh và khuyến khích, nâng đỡ cho tài năng của con em mình.
Vượt qua ranh giới của phụ huynh
Lạm dụng quyền hạn để bắt buộc con theo ý mình là việc sai trái
Cha mẹ thường lạm dụng quyền hạn và cho rằng đó là điều con mình mong muốn, đặt nhu cầu cá nhân lên trên những gì con cảm nhận. Tuy nhiên, đó là hành vi sai trái và không nên tiếp diễn. Ngay cả khi con bạn còn rất nhỏ, hãy tham khảo ý kiến của chúng trước khi đưa ra quyết định.
Hơn nữa, nếu cha mẹ sử dụng quyền hạn của mình để làm như vậy, trẻ em có nhiều khả năng sẽ đối xử với người khác như vậy sau này. Bạn không muốn điều đó phải không?
Chỉ khen thưởng cho kết quả mà bỏ qua nỗ lực
Chỉ khen thưởng cho kết quả mà bỏ qua nỗ lực
Cha mẹ thường ra phần thưởng và đặt mục tiêu cho con hoàn thành. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả đặt ra có đạt được hay không mà phớt lờ đi quá trình nỗ lực của trẻ. Động lực của trẻ dần thay thế bởi những kỳ vọng của cha mẹ. Và khi được giao bất kỳ việc gì, trẻ sẽ đòi hỏi phải có những điều kiện đi kèm. Nhưng điều này hoàn toàn có hại cho trẻ nhỏ.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của cha mẹ. Cả người lớn và trẻ em đều có những bài học riêng để học trên hành trình này. Hãy luôn là những bậc cha mẹ thông thái và sáng suốt để con bạn cảm nhận được tình yêu thương.
Con trẻ chỉ phát triển toàn diện nhất trong một môi trường lành mạnh. Cha mẹ nên học cách lắng nghe những lời nói của con và là chỗ dựa tinh thần mỗi khi con thấy mệt mỏi. Hãy cân nhắc thay đổi cách dạy con từ hôm nay để cuộc sống của bản thân trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn nhé!
Cha mẹ độc hại luôn dùng tình yêu thương để che đậy những lời nói và hành động tiêu cực lên con cái. Vậy đâu là những kiểu phụ huynh khiến con sợ hãi, khép kín.
Trẻ em như tờ giấy trắng cần được dạy dỗ bởi cha mẹ. Tuy nhiên, sự dạy dỗ quá nghiêm khắc sẽ mang lại ảnh hưởng tiêu cực đến con trẻ, hình thành những tổn thương tâm lý trong suốt quá trình con khôn lớn. Những đứa trẻ thường mỏng mang, nếu chịu áp lực từ phụ huynh trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tinh thần của con.
Dù vậy, cha mẹ thường tự nhủ rằng cách giáo dục của mình là đúng đắn mà vô hình tạo nên những “bóng ma” đeo bám trẻ. Dưới đây là một số biểu hiện được nhận định rằng bạn đang quá khắt khe với con cái, nên thay đổi điều đó giúp gia đình trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.
1Chì chiết lỗi lầm của con hằng ngày
Không ai thích việc đem lỗi lầm ra nói hàng ngày, trẻ em cũng vậy. Điều quan trọng là trẻ có nhận ra lỗi sai của mình và sửa chữa để trở nên tốt hơn không.
Nếu duy trì việc này trong thời gian dài, nó chỉ càng gây ra những tác dụng ngược lại, khiến cho trẻ không hối hận về hành động mà còn có ý nghĩ chống đối lại với mong muốn của phụ huynh. Lâu dần hình thành nên những áp lực làm trẻ cảm thấy chán nản, nảy sinh cảm giác ghét bỏ cha mẹ.
Tiêu cực hơn là trẻ cảm thấy mình trở thành gánh nặng của mọi người xung quanh. Do đó, khi muốn thúc đẩy con nhận ra lỗi lầm, cha mẹ cần để con thấy được hậu quả của việc con làm thay vì đem ra chì chiết.
2Kỳ vọng tới mức đoan
Cha mẹ luôn mong muốn con mình trở thành những người giỏi giang, thành đạt. Mỗi trẻ đều có một thế mạnh và sở thích khác nhau nhưng vì những mong muốn đó mà trẻ bị kìm hãm. Khi không hoàn thành được điều cha mẹ kỳ vọng, trẻ sẽ cảm thấy bản thân vô dụng, tiêu cực hơn là hình thành những suy nghĩ dại dột dẫn tới những sự việc đáng tiếc.
Đừng mong đợi con bạn trở nên hoàn hảo như bao người khác. Hãy tự hỏi mình có thể làm gì để hỗ trợ những khác biệt của trẻ. Điều tốt nhất là cha mẹ cần tìm hiểu thế mạnh và khuyến khích, nâng đỡ cho tài năng của con em mình.
Vượt qua ranh giới của phụ huynh
Cha mẹ thường lạm dụng quyền hạn và cho rằng đó là điều con mình mong muốn, đặt nhu cầu cá nhân lên trên những gì con cảm nhận. Tuy nhiên, đó là hành vi sai trái và không nên tiếp diễn. Ngay cả khi con bạn còn rất nhỏ, hãy tham khảo ý kiến của chúng trước khi đưa ra quyết định.
Hơn nữa, nếu cha mẹ sử dụng quyền hạn của mình để làm như vậy, trẻ em có nhiều khả năng sẽ đối xử với người khác như vậy sau này. Bạn không muốn điều đó phải không?
Chỉ khen thưởng cho kết quả mà bỏ qua nỗ lực
Cha mẹ thường ra phần thưởng và đặt mục tiêu cho con hoàn thành. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ quan tâm đến kết quả đặt ra có đạt được hay không mà phớt lờ đi quá trình nỗ lực của trẻ. Động lực của trẻ dần thay thế bởi những kỳ vọng của cha mẹ. Và khi được giao bất kỳ việc gì, trẻ sẽ đòi hỏi phải có những điều kiện đi kèm. Nhưng điều này hoàn toàn có hại cho trẻ nhỏ.
Chăm sóc và nuôi dạy con cái là quá trình đòi hỏi sự nỗ lực của cha mẹ. Cả người lớn và trẻ em đều có những bài học riêng để học trên hành trình này. Hãy luôn là những bậc cha mẹ thông thái và sáng suốt để con bạn cảm nhận được tình yêu thương.
Con trẻ chỉ phát triển toàn diện nhất trong một môi trường lành mạnh. Cha mẹ nên học cách lắng nghe những lời nói của con và là chỗ dựa tinh thần mỗi khi con thấy mệt mỏi. Hãy cân nhắc thay đổi cách dạy con từ hôm nay để cuộc sống của bản thân trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn nhé!