Võ Xuân Trường
Well-known member
Đầu năm đi lễ 2 ngôi đền thờ Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh - Nghệ An
Dịp đầu năm, đông đảo người dân ghé thăm hai ngôi đền thời Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh - Nghệ An nhằm cầu bình an, may mắn, đón nhiều tài lộc.
Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, Ông Hoàng Mười được coi là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình, quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Truyền thuyết kể rằng Ông xuống trần gian để giúp dân giúp nước, có đóng góp to lớn trong việc khai thác đất đai, chống lũ, khai khẩn ruộng đồng, trồng lúa, dệt lụa... cho dân cuộc sống ấm no, phồn thịnh. Do đó, người dân suy tôn và hương khói thờ cúng. Ngoài ra, còn nhiều truyền thuyết, thoại bản về nguồn gốc của Ông Hoàng Mười được dân gian lưu truyền.
Truyền thuyết còn kể rằng thuyền Ông Hoàng Mười chìm ở ông Lam, chia cắt giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Do đó, người dân cả hai tỉnh đều lập đền thờ Ông. Tại Hà Tĩnh, đền thờ Ông Hoàng Mười được gọi là đền Củi (đền Chợ Củi), nằm ở xã Xuân Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 11km về phía Nam.
Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh. Ảnh: NVCC
Đền Củi được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền thống, mang đậm dấu ấn thời Nguyễn. Đền có tam quan xây dựng uy nghi, chính giữa là trụ cao gần 3m, xây theo kiểu chồng diêm. Hạ điện được bố trí thành các cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười... Đền được xếp vào danh sách di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.
Chị Hồ Long, du khách từ Hà Nội, ghé thăm đền Củi du xuân, lễ báo đâu năm. Năm nay, đi lễ khi đã qua ngày Rằm tháng Giêng, nữ du khách thấy đền Củi vắng hơn.
Chị cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là tôi cùng bạn bè, người thân lại đến đền Củi ở Hà Tĩnh và đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An để dâng lễ, thắp hương, mong một năm mới bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi, vạn sự tốt lành".
Người dân thành tâm dâng lễ, thắp hương, cầu mong may mắn, tài lộc, thành công trong năm mới. Ảnh: NVCC
Khu vực gần đền cũng có sẵn các dịch vụ sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ... phục vụ người dân và du khách. Khuôn viên đền có hồ hình bán nguyệt, không gian thoáng đãng, trồng nhiều cây xanh.
Tại sân đền bày nhiều ngựa giấy, vàng mã do người dân tới làm lễ, dâng hương Ông Hoàng Mười cùng những vị thần được thờ cúng tại đây. Ảnh: NVCC
Từ đền Củi xuôi về phía nam, du khách sẽ đến đền Ông Hoàng Mười ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sử sách ghi lại, đền được xây dựng vào thời Hậu Lê, năm 1634, nhưng đã bị phá hủy theo thời gian. Đến năm 1995, ngôi đền được xây dựng lại. Đến nay, đền trở thành điểm đến tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng ở Nghệ An.
Ngôi đền được phục dựng theo lối kiến trúc truyền thống thời nhà Nguyễn, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Đền cũng là nơi lưu giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử, thẩm mỹ cao.
Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Ảnh: NVCC
Ngôi đền dựng từ gỗ, có nhiều chi tiết chạm trổ công phu, với họa tiết long, lân, quy, phụng. Bên trong đền, các họa tiết trang trí, bàn thờ, tượng thờ đều được sơn son thếp vàng uy nghi, đẹp mắt. Ngoài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ, hệ thống đạo Mẫu tứ phủ (Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Ngôi đền được tu sửa khang trang vẫn mang vẻ uy nghi, cổ kính. Ảnh: NVCC
Người dân thường đến đền thờ cầu nguyện may mắn, tài lộc vào đầu năm và trả lễ vào cuối năm. Ngoài ra, khách còn đến đông vào các ngày mùng 3.3 âm lịch giỗ Đức thánh mẫu Liễu Hạnh; ngày 20.8 âm lịch giỗ Hưng Đạo Vương; ngày 10.10 âm lịch lễ hội Đức thánh Hoàng Mười.
Không gian bên trong đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An. Ảnh: NVCC
Cuối tháng Giêng, lượng khách đi lễ ở đền không quá đông. Ảnh: NVCC
Phía sau đền là gian nhà để du khách tự tay bày mâm hoa quả để dâng cúng. Hai bên lối vào chùa bày hàng chục sạp hàng bán đồ dâng lễ, viết sớ, chữ thuê phục vụ người dân và du khách.
Trước cửa đền có không gian trang trí đẹp mắt cho người dân tới check-in, tản bộ. Ảnh: NVCC
Dịp đầu năm, đông đảo người dân ghé thăm hai ngôi đền thời Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh - Nghệ An nhằm cầu bình an, may mắn, đón nhiều tài lộc.
Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, Ông Hoàng Mười được coi là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình, quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Truyền thuyết kể rằng Ông xuống trần gian để giúp dân giúp nước, có đóng góp to lớn trong việc khai thác đất đai, chống lũ, khai khẩn ruộng đồng, trồng lúa, dệt lụa... cho dân cuộc sống ấm no, phồn thịnh. Do đó, người dân suy tôn và hương khói thờ cúng. Ngoài ra, còn nhiều truyền thuyết, thoại bản về nguồn gốc của Ông Hoàng Mười được dân gian lưu truyền.
Truyền thuyết còn kể rằng thuyền Ông Hoàng Mười chìm ở ông Lam, chia cắt giữa hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An. Do đó, người dân cả hai tỉnh đều lập đền thờ Ông. Tại Hà Tĩnh, đền thờ Ông Hoàng Mười được gọi là đền Củi (đền Chợ Củi), nằm ở xã Xuân Hồng, cách trung tâm thành phố Hà Tĩnh khoảng 40km về phía Đông Bắc và cách thành phố Vinh (Nghệ An) khoảng 11km về phía Nam.
Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh. Ảnh: NVCC
Đền Củi được thiết kế theo lối kiến trúc cổ truyền thống, mang đậm dấu ấn thời Nguyễn. Đền có tam quan xây dựng uy nghi, chính giữa là trụ cao gần 3m, xây theo kiểu chồng diêm. Hạ điện được bố trí thành các cung thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Ông, cung Hoàng Mười, cung Chầu Mười... Đền được xếp vào danh sách di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1993.
Chị Hồ Long, du khách từ Hà Nội, ghé thăm đền Củi du xuân, lễ báo đâu năm. Năm nay, đi lễ khi đã qua ngày Rằm tháng Giêng, nữ du khách thấy đền Củi vắng hơn.
Chị cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là tôi cùng bạn bè, người thân lại đến đền Củi ở Hà Tĩnh và đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An để dâng lễ, thắp hương, mong một năm mới bình an, may mắn, làm ăn thuận lợi, vạn sự tốt lành".
Người dân thành tâm dâng lễ, thắp hương, cầu mong may mắn, tài lộc, thành công trong năm mới. Ảnh: NVCC
Khu vực gần đền cũng có sẵn các dịch vụ sắp lễ thuê, đồ lưu niệm, viết sớ... phục vụ người dân và du khách. Khuôn viên đền có hồ hình bán nguyệt, không gian thoáng đãng, trồng nhiều cây xanh.
Từ đền Củi xuôi về phía nam, du khách sẽ đến đền Ông Hoàng Mười ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sử sách ghi lại, đền được xây dựng vào thời Hậu Lê, năm 1634, nhưng đã bị phá hủy theo thời gian. Đến năm 1995, ngôi đền được xây dựng lại. Đến nay, đền trở thành điểm đến tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng ở Nghệ An.
Ngôi đền được phục dựng theo lối kiến trúc truyền thống thời nhà Nguyễn, gồm tam quan, tắc môn, đài trung thiên, lầu cô, lầu cậu. Khu đền chính gồm ba tòa điện, là Thượng điện, Trung điện và Hạ điện, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 1 ha. Đền cũng là nơi lưu giữ 21 đạo sắc phong, bản thần tích chữ Hán và hệ thống tượng pháp có giá trị lịch sử, thẩm mỹ cao.
Ngôi đền dựng từ gỗ, có nhiều chi tiết chạm trổ công phu, với họa tiết long, lân, quy, phụng. Bên trong đền, các họa tiết trang trí, bàn thờ, tượng thờ đều được sơn son thếp vàng uy nghi, đẹp mắt. Ngoài thờ ông Hoàng Mười, đền còn thờ các vị phúc thần: Lê Khôi, Quận công Trịnh Trung, Song Đồng Ngọc Nữ, hệ thống đạo Mẫu tứ phủ (Thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Người dân thường đến đền thờ cầu nguyện may mắn, tài lộc vào đầu năm và trả lễ vào cuối năm. Ngoài ra, khách còn đến đông vào các ngày mùng 3.3 âm lịch giỗ Đức thánh mẫu Liễu Hạnh; ngày 20.8 âm lịch giỗ Hưng Đạo Vương; ngày 10.10 âm lịch lễ hội Đức thánh Hoàng Mười.
Phía sau đền là gian nhà để du khách tự tay bày mâm hoa quả để dâng cúng. Hai bên lối vào chùa bày hàng chục sạp hàng bán đồ dâng lễ, viết sớ, chữ thuê phục vụ người dân và du khách.