tran hương
Well-known member
Cây dâu tây là một loài cây thân thảo với tên khoa học là: Fragaria. Có những nơi còn gọi là cây dâu đất. Dâu tây không thuộc họ dâu mà là loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa Hồng. Cây dâu tây cho quả màu đỏ mọng rất đáng yêu với mùi thơm ngào ngạt cực hấp dẫn.
Nguồn gốc cây dâu tây
Dâu tây vốn xuất xứ từ châu Mỹ với nguồn gốc là dâu rừng và các giống biến thể từ dâu rừng. Tuy nhiên để trở thành giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay là nhờ các nhà làm vườn châu Âu nghiên cứu và lai tạo nên. Sau đó dâu tây được nhân giống rộng rãi ra khắp thế giới.
Dâu tây đã trở thành món quà đặc sản được yêu thích của thành phố sương mù.
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã mang giống dâu tây đến trồng ở Đà Lạt, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng miền cao nguyên rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây. Từ đó, Đà Lạt trở thành nơi trồng dâu tây ngon và lâu đời nhất Việt Nam. Đến nay, dâu tây đã trở thành loại trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích, là món quà đặc sản cao cấp của thành phố sương mù.
Du khách, đặc biệt là trẻ em rất thích hái dâu tây tại vườn…
Dâu tây đã trở thành loại trái cây được ưa thích ở Đà Lạt
Dâu tây nhanh chóng trở thành loại cây trồng chủ lực của Đà Lạt và các vùng lân cận, cung cấp ra thị trường một sản lượng lớn dâu tây chất lượng. Không chỉ giúp phát triển kinh tế mà các vườn dâu tây còn thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm hái dâu tại vườn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Đà Lạt.
Check in tại vườn dâu tây Đà Lạt sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp và trải nghiệm thú vị.
Vườn dâu tây hút mắt với những luống dâu thẳng tắp, hoa dâu tây màu trắng xinh xắn và trái dâu tây đổi màu theo từng giai đoạn. Khi non trái màu xanh nhạt, khi trái bắt đầu chín thì chuyển màu vàng cam và đến thời điểm chín hẳn thì cả khu vườn rực lên màu đỏ mọng, thơm lừng.
Trái dâu có vị chua chua ngọt ngọt nên được sử dụng trong rất nhiều món ăn hoặc ăn tươi cũng rất ngon. Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi đều ưa thích dâu tây và các món ăn từ dâu tây.
Du khách đến Đà Lạt rất thích thú được tự tay hái dâu tại vườn.
Dâu tây được tiêu thụ với số lượng lớn dưới nhiều hình thức khác nhau như dâu tươi, nước dâu, mứt dâu, siro dâu, bánh nướng, sô cô la và nhiều loại khác. Theo nhiều tài liệu, người ta thấy rằng từ thời La Mã cổ đại dâu tây đã được ưa chuộng và xem như "thần dược". Dâu tây không chỉ được dùng để ăn chơi mà còn được dùng để chữa trị một số chứng bệnh và để tăng cường sức khỏe.
Trái dâu tây không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao
Trái dâu chín không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có biết không, trái dâu có rất nhiều tác dụng như tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Dâu tây còn có tác dụng bổ mắt, đẹp da và ổn định đường huyết nữa.
Những trái dâu tây chín mọng màu đỏ tươi, vị ngọt thanh.
Siro dâu tây làm từ dâu tây Đà Lạt, một thức uống giải khát ngon và bổ dưỡng.
Đà Lạt có nhiều giống dâu tây khác nhau
Dâu tây trồng ở Đà Lạt bao gồm rất nhiều giống như Mỹ đá, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Newzealand với các đặc tính khác nhau tạo nên những hương vị khác nhau.
Giống Mỹ đá ( giống Selva ) được coi là giống dâu truyền thống của Đà Lạt và vùng phụ cận, loại này trái cứng hơn các loại khác nên thích hợp để vận chuyển đi xa. Dâu đá vị hơi chua tuy nhiên nếu chấm cùng một ít muối xí muội thì vị sẽ ngọt hơn. Cây khỏe có khả năng chống chịu được thời tiết nên hay được trồng ngoài trời, cho trái hình tim, thịt đỏ tươi. Bạn nhớ đừng ngâm dâu tây trong nước nếu chưa ăn vì ngâm nước sẽ khiến dâu tây nhanh hỏng.
Giống dâu tây Mỹ đá chua chua ngọt ngọt rất thơm.
Giống Newzealand ( giống Festival, Albion ) mới du nhập về Đà Lạt không lâu nhưng được coi là giống dâu ngon đẳng cấp nhất nhì của Đà Lạt. Loại dâu này thường được trồng trong nhà kính ở môi trường thủy canh không dùng đất. Trái dâu Newzealand thuôn dài, vỏ đỏ, căng mọng, vị ngọt thanh, thịt giòn, nhờ được trồng trong nhà kính nên ít sâu bệnh.
Dâu Nhật (giống Tochiotome) trái hình tim, đầu thuôn nhọn, chỉ được thu hái khi trái gần chín toàn bộ, vị rất ngon không cần đến sự hỗ trợ của gia vị, trái mềm, nên ăn ngay tại chỗ, không phù hợp để gửi đi xa. Trong các giống dâu Nhật còn có quả dâu anh đào Nhật có màu hồng nhạt pha chút cam, vị ngọt đậm đà, mùi thơm rõ nét và dâu tây trắng với trái màu trắng, hạt màu đỏ, khi còn non trái có màu xanh và chuyển dần sang màu trắng khi chín.
Những nông trại trồng dâu giữa núi rừng trong lành.
Hiện nay, diện tích dâu tây ở Đà Lạt và vùng lân cận khoảng hơn 130ha, sản lượng hơn 1200 tấn/ năm trong đó chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và khoảng 15% diện tích sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dâu tây làm tăng năng xuất gấp 2 lần và tăng giá trị khoảng 5 đến 10 lần so với sản xuất theo lối truyền thống.
Vườn dâu tây được trồng theo phương pháp truyền thống.
Vườn dâu tây trồng trong nhà kính và ứng dụng công nghệ cao.
Địa chỉ để bạn trải nghiệm hái dâu và chụp ảnh check in
Nếu các bạn muốn trải nghiệm cung đường ngắn vừa đủ trên con đường xuyên qua các làn sương mỏng hãy ghé thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương thăm Quân Farm – 0969241635. Tại đây bạn có thể thỏa thích hái và thưởng thức những trái dâu Mỹ đá canh tác sạch với khung cảnh thơ mộng giữa rừng thông. Nơi đây cách thành phố Đà Lạt chừng 20km với 4000m2 trồng dâu tây trên mặt đất và giá thể.
Nguồn gốc cây dâu tây
Dâu tây vốn xuất xứ từ châu Mỹ với nguồn gốc là dâu rừng và các giống biến thể từ dâu rừng. Tuy nhiên để trở thành giống dâu tây được trồng rộng rãi như hiện nay là nhờ các nhà làm vườn châu Âu nghiên cứu và lai tạo nên. Sau đó dâu tây được nhân giống rộng rãi ra khắp thế giới.
Dâu tây đã trở thành món quà đặc sản được yêu thích của thành phố sương mù.
Đầu thế kỷ 20, người Pháp đã mang giống dâu tây đến trồng ở Đà Lạt, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng miền cao nguyên rất thích hợp với sự sinh trưởng của cây. Từ đó, Đà Lạt trở thành nơi trồng dâu tây ngon và lâu đời nhất Việt Nam. Đến nay, dâu tây đã trở thành loại trái cây quen thuộc được nhiều người yêu thích, là món quà đặc sản cao cấp của thành phố sương mù.
Du khách, đặc biệt là trẻ em rất thích hái dâu tây tại vườn…
Dâu tây đã trở thành loại trái cây được ưa thích ở Đà Lạt
Dâu tây nhanh chóng trở thành loại cây trồng chủ lực của Đà Lạt và các vùng lân cận, cung cấp ra thị trường một sản lượng lớn dâu tây chất lượng. Không chỉ giúp phát triển kinh tế mà các vườn dâu tây còn thu hút rất nhiều du khách tới tham quan, trải nghiệm hái dâu tại vườn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của Đà Lạt.
Check in tại vườn dâu tây Đà Lạt sẽ cho bạn những tấm ảnh đẹp và trải nghiệm thú vị.
Vườn dâu tây hút mắt với những luống dâu thẳng tắp, hoa dâu tây màu trắng xinh xắn và trái dâu tây đổi màu theo từng giai đoạn. Khi non trái màu xanh nhạt, khi trái bắt đầu chín thì chuyển màu vàng cam và đến thời điểm chín hẳn thì cả khu vườn rực lên màu đỏ mọng, thơm lừng.
Trái dâu có vị chua chua ngọt ngọt nên được sử dụng trong rất nhiều món ăn hoặc ăn tươi cũng rất ngon. Từ trẻ em cho đến người lớn tuổi đều ưa thích dâu tây và các món ăn từ dâu tây.
Du khách đến Đà Lạt rất thích thú được tự tay hái dâu tại vườn.
Dâu tây được tiêu thụ với số lượng lớn dưới nhiều hình thức khác nhau như dâu tươi, nước dâu, mứt dâu, siro dâu, bánh nướng, sô cô la và nhiều loại khác. Theo nhiều tài liệu, người ta thấy rằng từ thời La Mã cổ đại dâu tây đã được ưa chuộng và xem như "thần dược". Dâu tây không chỉ được dùng để ăn chơi mà còn được dùng để chữa trị một số chứng bệnh và để tăng cường sức khỏe.
Trái dâu tây không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao
Trái dâu chín không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Bạn có biết không, trái dâu có rất nhiều tác dụng như tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch. Dâu tây còn có tác dụng bổ mắt, đẹp da và ổn định đường huyết nữa.
Những trái dâu tây chín mọng màu đỏ tươi, vị ngọt thanh.
Siro dâu tây làm từ dâu tây Đà Lạt, một thức uống giải khát ngon và bổ dưỡng.
Đà Lạt có nhiều giống dâu tây khác nhau
Dâu tây trồng ở Đà Lạt bao gồm rất nhiều giống như Mỹ đá, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Newzealand với các đặc tính khác nhau tạo nên những hương vị khác nhau.
Giống Mỹ đá ( giống Selva ) được coi là giống dâu truyền thống của Đà Lạt và vùng phụ cận, loại này trái cứng hơn các loại khác nên thích hợp để vận chuyển đi xa. Dâu đá vị hơi chua tuy nhiên nếu chấm cùng một ít muối xí muội thì vị sẽ ngọt hơn. Cây khỏe có khả năng chống chịu được thời tiết nên hay được trồng ngoài trời, cho trái hình tim, thịt đỏ tươi. Bạn nhớ đừng ngâm dâu tây trong nước nếu chưa ăn vì ngâm nước sẽ khiến dâu tây nhanh hỏng.
Giống dâu tây Mỹ đá chua chua ngọt ngọt rất thơm.
Giống Newzealand ( giống Festival, Albion ) mới du nhập về Đà Lạt không lâu nhưng được coi là giống dâu ngon đẳng cấp nhất nhì của Đà Lạt. Loại dâu này thường được trồng trong nhà kính ở môi trường thủy canh không dùng đất. Trái dâu Newzealand thuôn dài, vỏ đỏ, căng mọng, vị ngọt thanh, thịt giòn, nhờ được trồng trong nhà kính nên ít sâu bệnh.
Dâu Nhật (giống Tochiotome) trái hình tim, đầu thuôn nhọn, chỉ được thu hái khi trái gần chín toàn bộ, vị rất ngon không cần đến sự hỗ trợ của gia vị, trái mềm, nên ăn ngay tại chỗ, không phù hợp để gửi đi xa. Trong các giống dâu Nhật còn có quả dâu anh đào Nhật có màu hồng nhạt pha chút cam, vị ngọt đậm đà, mùi thơm rõ nét và dâu tây trắng với trái màu trắng, hạt màu đỏ, khi còn non trái có màu xanh và chuyển dần sang màu trắng khi chín.
Những nông trại trồng dâu giữa núi rừng trong lành.
Hiện nay, diện tích dâu tây ở Đà Lạt và vùng lân cận khoảng hơn 130ha, sản lượng hơn 1200 tấn/ năm trong đó chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và khoảng 15% diện tích sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất dâu tây làm tăng năng xuất gấp 2 lần và tăng giá trị khoảng 5 đến 10 lần so với sản xuất theo lối truyền thống.
Vườn dâu tây được trồng theo phương pháp truyền thống.
Vườn dâu tây trồng trong nhà kính và ứng dụng công nghệ cao.
Địa chỉ để bạn trải nghiệm hái dâu và chụp ảnh check in
Nếu các bạn muốn trải nghiệm cung đường ngắn vừa đủ trên con đường xuyên qua các làn sương mỏng hãy ghé thôn 1, xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương thăm Quân Farm – 0969241635. Tại đây bạn có thể thỏa thích hái và thưởng thức những trái dâu Mỹ đá canh tác sạch với khung cảnh thơ mộng giữa rừng thông. Nơi đây cách thành phố Đà Lạt chừng 20km với 4000m2 trồng dâu tây trên mặt đất và giá thể.