hagn449
Well-known member
ĐÂY LÀ 5 GÓC NHÌN GIÚP BẠN ĐẠT ĐƯỢC MỌI MỤC TIÊU
—------------------------------------
1. Góc nhìn "Thượng Đế"
Nhắc đến góc nhìn này, CEO Fu Sheng của Cheetah Mobile từng chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình. Anh ấy nói:
Có một thời gian, mỗi lần có người nghỉ việc, rời khỏi công ty, tâm trạng tôi đều bị ảnh hưởng rất lớn. Sau đó, được một người bạn nhắc nhở, tôi chợt thức tỉnh và thay đổi chính mình!
"Một người muốn lập nghiệp thành công, trước tiên cần phải dùng "góc nhìn Thượng Đế" để xem xét sự việc. Cái gọi là góc nhìn Thượng Đế, chính là để bản thân hòa nhập vào sự việc, để có thể hiểu rõ được những thay đổi bên trong một cách sâu sắc. Để thoát khỏi cái bóng của chính mình, để trở thành một khán giả khách quan nhất, quan sát lý do vấn đề phát sinh và hậu quả của nó."
Sau khi hiểu rõ được ý nghĩa của điều này, tôi bắt đầu lên các kế hoạch lớn, phân chia các đơn vị, khuyến khích tinh thần kinh doanh trong nội bộ, mở bán bộ phận nghiệp vụ…
Vì để cạnh tranh giành được quyền lợi tốt hơn, nhất định sẽ dẫn đến "ch.i.ến t.r.anh" giữa rất nhiều nhân viên, đồng thời cũng khiến họ làm ra hiệu suất cao hơn.
Trước đây, khi thấy có người rời đi, tôi lại thấy buồn. Nhưng giờ nghĩ kĩ, đó cũng chỉ là quá trình cho sự "tiến hóa".
Có đôi lúc, hoàn cảnh biến đổi, chúng ta cũng cần biến hóa theo; người không biến hóa kịp, sẽ phải rời đi; người thích nghi được, sẽ ngày càng mạnh, sự mạnh mẽ của cá nhân họ sẽ kéo công ty ngày càng phát triển.
Góc nhìn này cho phép chúng ta nhìn mọi việc với tâm trạng thoải mái, tự nhiên hơn; kéo chúng ta ra khỏi cái vỏ "Tôi" và trở thành một người ngoài cuộc, nhìn mọi thứ bằng đôi m.ắt tự nhiên, mà không cảm tính hóa mọi việc.
2. Góc nhìn "vũ trụ"
Chúng ta hãy cùng xem câu chuyện dưới đây trước:
Một cựu phi hành gia người Mỹ lái tàu vũ trụ bay ra khỏi Trái Đất để quan sát rồi lại quay về. Mỗi ngày, anh ta đều làm như vậy, và đứng từ bên ngoài không gian ngắm nhìn Trái Đất.
Đầu tiên, anh ta nhìn đất nước, thành phố nơi mình đang sống. Sau đó, anh ta mới nhìn sang các quốc gia lân cận và những nước xa hơn.
Làm công việc này càng lâu, anh ta càng bị ấn tượng bởi vẻ đẹp toàn cảnh của hành tinh xanh này. Do đó, sau khi trở về Trái Đất, anh ấy quyết định đăng tải những tấm ảnh chụp được qua vệ tinh cho mọi người từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đều được xem.
Nhờ vậy mà anh ta cũng trở thành đại sứ từ thiện cho một bài phát biểu toàn cầu, kêu gọi toàn nhân loại bảo vệ trái đất. Bởi vì trái đất là ngôi nhà chung cho toàn thể mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy được rằng, góc nhìn "vũ trụ" sẽ khiến chúng ta thoát khỏi những hiềm khích, những mâu thuẫn hoặc những sự phân biệt về việc khác quốc gia, khác khu vực, khác công ty, khác bộ phận... Ranh giới giữa người với người bị phá vỡ, mang lại suy nghĩ lớn, tầm nhìn xa.
Nó sẽ thay đổi sâu sắc thế giới quan của chúng ta, mà việc thay đổi thế giới quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những phán đoán, những hành động trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
3. Góc nhìn "ngoại cảnh thời gian"
Góc nhìn "ngoại cảnh thời gian" là gì?
Chính là kêu bạn nhìn tình thế mà lựa chọn tiến hay lùi, có những lúc cần nên lùi lại một bước, rời khỏi mọi thứ đang được tiến hành, đứng bên ngoài dòng thời gian mà quan sát và cảm nhận nó.
"Dòng thời gian" chính là cuộc sống của bạn. Nó cứ như một dòng sông chỉ biết chảy về phía trước. Dù bạn đang ở đó hay lùi lại đi nữa, nó vẫn sẽ không bao giờ ngừng chảy.
Khi bạn đặt lại hết những cảm xúc gay gắt, tiêu cực ở đó, bạn sẽ thấy rằng nó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của bạn.
Nếu làm được rồi, hãy ngẩng đầu nhìn về phía trước "dòng thời gian". Bởi ở đó vẫn còn một chặng đường dài, nơi đó tràn ngập nhiều bất trắc, cũng chứa đựng vô số điều tuyệt vời.
Lúc này, nỗi đau và sự lo sợ mà ta từng gặp phải trở nên mờ dần, bạn không lưu luyến quá khứ đau khổ nữa, mà nhẹ nhàng đặt lên nó một dấu chấm, rồi tự mình viết tiếp câu chuyện dang dở còn lại.
Cuộc sống vẫn còn dài, không cần phải vội vã trong tức thời, vẫn còn nhiều điều đẹp đẽ đang chờ chúng ta, nỗi đ.au và m.ất mát kia chỉ là một sự trải nghiệm trong đời.
Nhất định tương lai một ngày nào đó, khi bạn nhớ lại nó, sẽ không còn đ.au đớn nữa, mà chỉ khẽ cười coi nó là kỉ niệm quý giá!
4. Góc nhìn tương lai
Trước đây, tôi từng gặp một đ.ộc giả, cô ấy nói rằng muốn bỏ công việc giảng dạy ở trường và đổi việc.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi cô ấy:
"Giả dụ bạn đã đổi sang một công việc tốt hơn, sau 5 năm, bạn nhìn lại hiện tại, bạn sẽ cảm thấy thế nào?"
Cô ấy bật khóc đáp: "Tôi không muốn rời đi, tôi không nỡ từ bỏ nó!"
Sau đó, cô ấy tiếp tục nói với tôi: "Đến tận bây giờ, tôi mới nhận ra bản thân yêu quý công việc này thế nào. Chỉ vì chán ghét vài chuyện không vui trong quá trình làm việc, mà tôi lại muốn chạy trốn..."
Khi bạn đứng từ một góc độ trong tương lai để nghĩ về những bế tắc của hiện tại, bạn sẽ tự mình đẩy lùi được những vướng mắc, cũng như tự mở rối cho mình, để bản thân trở nên tích cực hơn, và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất!
5. Góc nhìn "cuối đời"
Steve Jobs từng nói:
"Nếu bạn xem mỗi ngày đều là ngày cuối cùng trong đời, bạn sẽ thấy mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát vào một ngày nào đó."
Khi chúng ta hiểu rõ điều này, bản thân chúng ta cũng đã ý thức được rằng đã đến lúc mình phải thay đổi.
Bạn không thể hứa hẹn để ngày mai rồi làm, cũng không dám ỷ lại rằng mình còn trẻ.
Kế hoạch đã đặt ra thì sẽ cố gắng hoàn thành. Muốn học ngoại ngữ, muốn về thăm ba mẹ, muốn thử đi du lịch tự túc một mình... Tất cả mọi thứ mà bạn thường dùng nhiều lý do để trì hoãn, để chần chừ lúc trước, đều sẽ khiến bạn đủ can đảm muốn làm ngay lập tức.
Bởi lẽ thay vì lựa chọn "sống an toàn", người ta lại càng sợ sống mà không còn ngày mai.
Nguồn : Tri Thức Trẻ
Ảnh: Assuntoscriativos
#Tony_Dzung
—------------------------------------
1. Góc nhìn "Thượng Đế"
Nhắc đến góc nhìn này, CEO Fu Sheng của Cheetah Mobile từng chia sẻ kinh nghiệm thực tế của mình. Anh ấy nói:
Có một thời gian, mỗi lần có người nghỉ việc, rời khỏi công ty, tâm trạng tôi đều bị ảnh hưởng rất lớn. Sau đó, được một người bạn nhắc nhở, tôi chợt thức tỉnh và thay đổi chính mình!
"Một người muốn lập nghiệp thành công, trước tiên cần phải dùng "góc nhìn Thượng Đế" để xem xét sự việc. Cái gọi là góc nhìn Thượng Đế, chính là để bản thân hòa nhập vào sự việc, để có thể hiểu rõ được những thay đổi bên trong một cách sâu sắc. Để thoát khỏi cái bóng của chính mình, để trở thành một khán giả khách quan nhất, quan sát lý do vấn đề phát sinh và hậu quả của nó."
Sau khi hiểu rõ được ý nghĩa của điều này, tôi bắt đầu lên các kế hoạch lớn, phân chia các đơn vị, khuyến khích tinh thần kinh doanh trong nội bộ, mở bán bộ phận nghiệp vụ…
Vì để cạnh tranh giành được quyền lợi tốt hơn, nhất định sẽ dẫn đến "ch.i.ến t.r.anh" giữa rất nhiều nhân viên, đồng thời cũng khiến họ làm ra hiệu suất cao hơn.
Trước đây, khi thấy có người rời đi, tôi lại thấy buồn. Nhưng giờ nghĩ kĩ, đó cũng chỉ là quá trình cho sự "tiến hóa".
Có đôi lúc, hoàn cảnh biến đổi, chúng ta cũng cần biến hóa theo; người không biến hóa kịp, sẽ phải rời đi; người thích nghi được, sẽ ngày càng mạnh, sự mạnh mẽ của cá nhân họ sẽ kéo công ty ngày càng phát triển.
Góc nhìn này cho phép chúng ta nhìn mọi việc với tâm trạng thoải mái, tự nhiên hơn; kéo chúng ta ra khỏi cái vỏ "Tôi" và trở thành một người ngoài cuộc, nhìn mọi thứ bằng đôi m.ắt tự nhiên, mà không cảm tính hóa mọi việc.
2. Góc nhìn "vũ trụ"
Chúng ta hãy cùng xem câu chuyện dưới đây trước:
Một cựu phi hành gia người Mỹ lái tàu vũ trụ bay ra khỏi Trái Đất để quan sát rồi lại quay về. Mỗi ngày, anh ta đều làm như vậy, và đứng từ bên ngoài không gian ngắm nhìn Trái Đất.
Đầu tiên, anh ta nhìn đất nước, thành phố nơi mình đang sống. Sau đó, anh ta mới nhìn sang các quốc gia lân cận và những nước xa hơn.
Làm công việc này càng lâu, anh ta càng bị ấn tượng bởi vẻ đẹp toàn cảnh của hành tinh xanh này. Do đó, sau khi trở về Trái Đất, anh ấy quyết định đăng tải những tấm ảnh chụp được qua vệ tinh cho mọi người từ các quốc gia khác nhau trên thế giới đều được xem.
Nhờ vậy mà anh ta cũng trở thành đại sứ từ thiện cho một bài phát biểu toàn cầu, kêu gọi toàn nhân loại bảo vệ trái đất. Bởi vì trái đất là ngôi nhà chung cho toàn thể mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Câu chuyện này cho chúng ta thấy được rằng, góc nhìn "vũ trụ" sẽ khiến chúng ta thoát khỏi những hiềm khích, những mâu thuẫn hoặc những sự phân biệt về việc khác quốc gia, khác khu vực, khác công ty, khác bộ phận... Ranh giới giữa người với người bị phá vỡ, mang lại suy nghĩ lớn, tầm nhìn xa.
Nó sẽ thay đổi sâu sắc thế giới quan của chúng ta, mà việc thay đổi thế giới quan sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những phán đoán, những hành động trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
3. Góc nhìn "ngoại cảnh thời gian"
Góc nhìn "ngoại cảnh thời gian" là gì?
Chính là kêu bạn nhìn tình thế mà lựa chọn tiến hay lùi, có những lúc cần nên lùi lại một bước, rời khỏi mọi thứ đang được tiến hành, đứng bên ngoài dòng thời gian mà quan sát và cảm nhận nó.
"Dòng thời gian" chính là cuộc sống của bạn. Nó cứ như một dòng sông chỉ biết chảy về phía trước. Dù bạn đang ở đó hay lùi lại đi nữa, nó vẫn sẽ không bao giờ ngừng chảy.
Khi bạn đặt lại hết những cảm xúc gay gắt, tiêu cực ở đó, bạn sẽ thấy rằng nó chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của bạn.
Nếu làm được rồi, hãy ngẩng đầu nhìn về phía trước "dòng thời gian". Bởi ở đó vẫn còn một chặng đường dài, nơi đó tràn ngập nhiều bất trắc, cũng chứa đựng vô số điều tuyệt vời.
Lúc này, nỗi đau và sự lo sợ mà ta từng gặp phải trở nên mờ dần, bạn không lưu luyến quá khứ đau khổ nữa, mà nhẹ nhàng đặt lên nó một dấu chấm, rồi tự mình viết tiếp câu chuyện dang dở còn lại.
Cuộc sống vẫn còn dài, không cần phải vội vã trong tức thời, vẫn còn nhiều điều đẹp đẽ đang chờ chúng ta, nỗi đ.au và m.ất mát kia chỉ là một sự trải nghiệm trong đời.
Nhất định tương lai một ngày nào đó, khi bạn nhớ lại nó, sẽ không còn đ.au đớn nữa, mà chỉ khẽ cười coi nó là kỉ niệm quý giá!
4. Góc nhìn tương lai
Trước đây, tôi từng gặp một đ.ộc giả, cô ấy nói rằng muốn bỏ công việc giảng dạy ở trường và đổi việc.
Tuy nhiên, khi tôi hỏi cô ấy:
"Giả dụ bạn đã đổi sang một công việc tốt hơn, sau 5 năm, bạn nhìn lại hiện tại, bạn sẽ cảm thấy thế nào?"
Cô ấy bật khóc đáp: "Tôi không muốn rời đi, tôi không nỡ từ bỏ nó!"
Sau đó, cô ấy tiếp tục nói với tôi: "Đến tận bây giờ, tôi mới nhận ra bản thân yêu quý công việc này thế nào. Chỉ vì chán ghét vài chuyện không vui trong quá trình làm việc, mà tôi lại muốn chạy trốn..."
Khi bạn đứng từ một góc độ trong tương lai để nghĩ về những bế tắc của hiện tại, bạn sẽ tự mình đẩy lùi được những vướng mắc, cũng như tự mở rối cho mình, để bản thân trở nên tích cực hơn, và đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất!
5. Góc nhìn "cuối đời"
Steve Jobs từng nói:
"Nếu bạn xem mỗi ngày đều là ngày cuối cùng trong đời, bạn sẽ thấy mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát vào một ngày nào đó."
Khi chúng ta hiểu rõ điều này, bản thân chúng ta cũng đã ý thức được rằng đã đến lúc mình phải thay đổi.
Bạn không thể hứa hẹn để ngày mai rồi làm, cũng không dám ỷ lại rằng mình còn trẻ.
Kế hoạch đã đặt ra thì sẽ cố gắng hoàn thành. Muốn học ngoại ngữ, muốn về thăm ba mẹ, muốn thử đi du lịch tự túc một mình... Tất cả mọi thứ mà bạn thường dùng nhiều lý do để trì hoãn, để chần chừ lúc trước, đều sẽ khiến bạn đủ can đảm muốn làm ngay lập tức.
Bởi lẽ thay vì lựa chọn "sống an toàn", người ta lại càng sợ sống mà không còn ngày mai.
Nguồn : Tri Thức Trẻ
Ảnh: Assuntoscriativos
#Tony_Dzung