Đây là những lí do mà bạn luôn cảm thấy đói ngay cả sau bữa ăn

KIEUMY

Bùi Kiều My
1Luôn cảm thấy đói do thực phẩm và cách ăn
Trên thực tế, không phải loại thực phẩm nào cũng giúp chúng ta no như nhau. Một số loại thực phẩm giúp bạn no, lâu đói hơn có thể kể đến như các thực phẩm giàu protein như thịt, , sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, đậu,...

Bên cạnh đó, chất béo có trong các loại hạt, đậu, dầu hướng dương,... không chỉ giúp làm giảm mức cholesterol mà còn giúp chúng ta kiểm soát chế độ ăn uống sao cho cân bằng và tạo cảm giác no sau khi ăn.

Các loại thực phẩm giúp no lâu và mau đói


Ngoài ra, nhiều người cho rằng việc nhai kĩ no lâu là không hề sai, bởi việc tập trung nhai và thưởng thức món ăn của mình thay vì ăn nhanh sẽ giúp bạn no lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn các loại thực phẩm đóng gói, thức ăn nhanh, bánh ngọt,... chứa nhiều chất béo, carbs không tốt cho sức khỏe thì sẽ khiến chúng ta cảm thấy nhanh đói trở lại ngay sau bữa ăn.

2Luôn cảm thấy đói do thiếu ngủ
Các hormone giúp kiểm soát cơn đói trong cơ thể ta sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Cảm giác thèm ăn, mau đói, thèm thức ăn giàu chất béo, nhiều calo sẽ càng đến nhanh và liên tục đối với những ai mất ngủ.

Ngoài ra, khi không được ngủ đủ giấc, cơ thể của bạn sẽ khó giữ được tỉnh táo, tâm trạng dễ thay đổi, tăng cân, vận động vụng về,...

Thiếu ngủ làm bạn mau đói


3Luôn cảm thấy đói do căng thẳng
Hormone cortisol sẽ được cơ thể tiết ra khi bạn căng thẳng, lo lắng. Đây chính là loại hormone làm tăng cảm giác đói, gây thèm các loại thức ăn nhiều đường, chất béo hoặc cả hai,...

Căng thẳng là nguyên nhân gây thèm ăn


Ngoài ra, khi căng thẳng, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng khác cho sức khỏe như đau đầu, mệt mỏi, đau bụng, rối loạn giấc ngủ,...

4Luôn cảm thấy đói do mang thai
Nếu mang thai, việc mau đói có lẽ sẽ dễ hiểu bởi đó chính là cách để cơ thể đảm bảo em bé nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Lúc này, bạn không chỉ ăn cho mình mà còn cho em bé bên trong cơ thể của mình, vì vậy việc bổ sung đủ bữa, đủ chất là vô cùng quan trọng đối với bà bầu.

Mang thai sẽ có cảm giác mau đói hơn bình thường


5Luôn cảm thấy đói do tập luyện
Khi tập luyện, calo sẽ được cơ thể ta đốt cháy để cung cấp nhiên liệu và quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy. Chính vì vậy mà sau khi vận động, tập luyện sẽ nhanh chóng thấy đói.

Mau đói hơn khi tập luyện


6Luôn cảm thấy đói do bệnh đái tháo đường
Glucose là nhiên liệu cần thiết cho cơ thể có thể nhận được từ thức ăn. Khi bị bệnh đái tháo đường, glucose không thể tiếp cận các tế bào mà lại được đào thải ra ngoài. Khi đó, cơ thể sẽ yêu cầu bạn ăn nhiều hơn để cung cấp đủ năng lượng.

Đặc biệt với những ai mắc phải bệnh đái tháo đường type 1, họ hoàn toàn có thể ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn giảm cân được.

Bệnh đái tháo đường gây cảm giác thèm ăn


Ngoài cảm giác thèm ăn, bệnh đái tháo đường còn có nhiều triệu chứng khác như cảm giác khát, đi tiểu thường xuyên hơn, vết thương lâu lành, ngứa, mắt mờ, sụt cân,...

7Luôn cảm thấy đói do hạ đường huyết
Bạn sẽ gặp phải tình trạng hạ đường huyết khi lượng glucose trong cơ thể bị hạ xuống mức quá thấp. Đặc biệt đối với các bệnh nhân bệnh đái tháo đường, viêm gan, rối loạn thận,... thì tình trạng bị hạ đường huyết lại càng diễn ra nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Hạ đường huyết khiến bạn mau đói, thèm ăn


Khi bị hạ đường huyết, bạn sẽ bị choáng váng, có thể nói lảm nhảm và đi lại khó khăn và mau đói, thèm ăn hơn. Ngoài ra còn có các triệu chứng dễ nhận biết như lo lắng, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi, cảm giác như loạn nhịp tim,...

8Luôn cảm thấy đói do tác dụng phụ của thuốc
Sau khi uống một trong các loại thuốc như thuốc kháng histamine trị dị ứng, thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần và một số loại thuốc điều trị tiểu đường,... bạn sẽ bị tác dụng phụ của thuốc làm tăng cảm giác thèm ăn hơn bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc khiến bạn mau đói


Nếu bắt đầu thấy tăng cân sau khi sử dụng thuốc thì chính là do thuốc khiến bạn cảm thấy đói nhanh. Khi đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được điều chỉnh loại thuốc phù hợp hơn.
 
Bên trên