Nguyễn May
Well-known member
Giữa thời đại nhiễu nhương với tin giả cùng các thuyết âm mưu xuyên tạc khoa học và lý tính, tiếng nói của Nguyễn-Kim Mai Thi đã giúp dư luận có định hướng khoa học nghiêm túc, để không dễ hoang mang hay bị biến thành nạn nhân của tin giả.
Được tuần báo Stern của Đức mệnh danh là "tiếng nói của lý tính", trong những năm qua, tiến sĩ hóa học Nguyễn-Kim Mai Thi là cái tên tương đối nổi tiếng trên truyền hình Đức cũng như kênh YouTube riêng trong việc đưa khoa học đến gần hơn, dễ hiểu và thú vị hơn với đông đảo công chúng.
Nếu cuốn sách đầu tiên Ngộ quá, cái gì cũng hóa! đưa ra những góc nhìn mới về các sự vật, hiện tượng qua nhãn quan chuyên ngành của cô thì với cuốn sách thứ 2 - Đừng như con ếch lên dây cót, tác giả đã góp phần đặt những cơ sở cho văn hóa tranh luận của ngày hiện tại, nơi sự thật, quan điểm, sự tưởng tượng và nỗi sợ hãi đang bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn.
Bìa sách Đừng như con ếch lên dây cót
Phanbook
Giải thích về nhan đề sách, Mai Thi cho biết từ nhỏ cô có một món đồ chơi là con ếch được lên dây cót. Nhưng do những lỗi lặt vặt, động cơ bị kẹt, dẫn đến chỉ cần chạm nhẹ là con ếch ấy sẽ nhảy vồ lên gây ra hoảng hốt cho người cầm nó. Đây là trò đùa mà cô thường dùng lúc còn thơ bé.
Đặt mối tương quan trong ngày hiện tại khi tin giả và văn hóa tranh luận thiếu cơ sở chực chờ nhảy bổ vào người đọc, Đừng như con ếch lên dây cót là cuốn sách được viết bằng lối tiếp cận thú vị, độc đáo, từ đó tìm ra những nền tảng nhất quán của việc tranh luận, tránh những tủn mủn hoặc công kích cá nhân.
Theo Mai Thi, "văn hóa tranh luận hiện nay dường như đang chịu một sự thử thách lớn khi hai gam màu đen-trắng chiếm ưu thế, các phe đối đầu trở nên bất khoan nhượng một cách cứng nhắc. Các cuộc thảo luận với góc nhìn đa chiều hầu như còn không thực hiện được, chứ chưa nói đến một sự đồng thuận".
Vì vậy, để thay đổi điều đó thì các tranh luận nên được đặt trên nền tảng của khoa học. Theo cô, khoa học có thể không phải là "chân lý" - nhưng đồng thuận khoa học là cách tốt nhất để chúng ta tiến gần đến chân lý. Bởi lẽ nếu trong các cuộc tranh luận, ta chỉ tìm cách áp đặt quan điểm cá nhân của mình bằng mọi phương tiện, nếu mục đích duy nhất chỉ là để chứng minh mình có lý, thì ta ắt sẽ giậm chân tại chỗ. Còn thảo luận khoa học hoàn toàn ngược lại. Nó có nghĩa là tranh luận để tiến về phía trước.
Qua 9 chương sách, cô đã từng bước dẫn dắt vấn đề để đi đến được kết luận chung nhất. Đó đều là các vấn đề vô cùng nổi trội, gây ra tranh luận trong xã hội ngày nay như bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, bạo lực... cho đến hợp pháp hóa các chất gây nghiện, thử nghiệm trên động vật, các biện pháp y tế thay thế hay hành vi chống lại vaccine...
Ở mỗi phần riêng, cô đã gợi mở vấn đề, từ đó cho thấy những điểm yếu của khoa học mà các nghiên cứu vẫn thường mắc phải. Tuy được dựa trên nền tảng vững chắc của toán học, khoa học thống kê... nhưng theo Mai Thi, các nghiên cứu khoa học cũng có nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, về cả dữ liệu cũng như phương pháp nghiên cứu. Có thể kể ra như tính chủ quan của người nghiên cứu, các điểm tới hạn chỉ có tính quy ước hay các nghiên cứu riêng lẻ không tạo được một cái nhìn mang tính bao quát...
Mỗi một chủ đề đều được tác giả mổ xẻ những điểm yếu cũng như là những bài học về hạn chế khoa học được rút ra. Theo Mai Thi, các nhà khoa học có thể bất đồng với nhau, tuy nhiên ý kiến của họ luôn góp phần vào hành động cải tiến vấn đề khi luôn có được một sự đồng thuận. Họ hiểu khoa học là không hoàn hảo, vì vậy góc nhìn của mỗi nghiên cứu sẽ là một phần để đóng góp vào cách nhìn nhận toàn diện và bao quát nhất.
So sánh với điều nói trên, cô nhận xét rằng các cuộc tranh luận xã hội và chính trị đang quá cứng nhắc, trong khi giọng điệu trên phương tiện truyền thông xã hội thì lại thô thiển, có phần bất nhân, vì vậy khả năng thống nhất, hướng đến một thực tế chung nhỏ nhất của các nhà khoa học là rất cần thiết cho ngày hiện nay. Khi người ta hiểu những giới hạn của dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, thì cũng từ đó, những sự phản biện hay trao đổi mới có ý nghĩa.
Tác giả Nguyễn-Kim Mai Thi được xem là một hiện tượng ở Đức. Cô được Ban tổ chức Giải thưởng Georg-von-Holtzbrinck gọi là nhà giáo dục kiêm “nghệ sĩ giải trí”
Phanbook
TS. Nguyễn Xuân Xanh đánh giá: "Những gì Mai Thi đang nỗ lực làm là góp phần phát triển thêm và khẳng định cuộc khai sáng khoa học - trong thời đại những giá trị cốt lõi của khoa học [...] đang bị xuyên tạc và chao đảo bởi những thế lực xấu, điều hầu như chưa từng xảy ra".
Được tuần báo Stern của Đức mệnh danh là "tiếng nói của lý tính", trong những năm qua, tiến sĩ hóa học Nguyễn-Kim Mai Thi là cái tên tương đối nổi tiếng trên truyền hình Đức cũng như kênh YouTube riêng trong việc đưa khoa học đến gần hơn, dễ hiểu và thú vị hơn với đông đảo công chúng.
Nếu cuốn sách đầu tiên Ngộ quá, cái gì cũng hóa! đưa ra những góc nhìn mới về các sự vật, hiện tượng qua nhãn quan chuyên ngành của cô thì với cuốn sách thứ 2 - Đừng như con ếch lên dây cót, tác giả đã góp phần đặt những cơ sở cho văn hóa tranh luận của ngày hiện tại, nơi sự thật, quan điểm, sự tưởng tượng và nỗi sợ hãi đang bị trộn lẫn thành một mớ hỗn độn.
Bìa sách Đừng như con ếch lên dây cót
Phanbook
Giải thích về nhan đề sách, Mai Thi cho biết từ nhỏ cô có một món đồ chơi là con ếch được lên dây cót. Nhưng do những lỗi lặt vặt, động cơ bị kẹt, dẫn đến chỉ cần chạm nhẹ là con ếch ấy sẽ nhảy vồ lên gây ra hoảng hốt cho người cầm nó. Đây là trò đùa mà cô thường dùng lúc còn thơ bé.
Đặt mối tương quan trong ngày hiện tại khi tin giả và văn hóa tranh luận thiếu cơ sở chực chờ nhảy bổ vào người đọc, Đừng như con ếch lên dây cót là cuốn sách được viết bằng lối tiếp cận thú vị, độc đáo, từ đó tìm ra những nền tảng nhất quán của việc tranh luận, tránh những tủn mủn hoặc công kích cá nhân.
Theo Mai Thi, "văn hóa tranh luận hiện nay dường như đang chịu một sự thử thách lớn khi hai gam màu đen-trắng chiếm ưu thế, các phe đối đầu trở nên bất khoan nhượng một cách cứng nhắc. Các cuộc thảo luận với góc nhìn đa chiều hầu như còn không thực hiện được, chứ chưa nói đến một sự đồng thuận".
Vì vậy, để thay đổi điều đó thì các tranh luận nên được đặt trên nền tảng của khoa học. Theo cô, khoa học có thể không phải là "chân lý" - nhưng đồng thuận khoa học là cách tốt nhất để chúng ta tiến gần đến chân lý. Bởi lẽ nếu trong các cuộc tranh luận, ta chỉ tìm cách áp đặt quan điểm cá nhân của mình bằng mọi phương tiện, nếu mục đích duy nhất chỉ là để chứng minh mình có lý, thì ta ắt sẽ giậm chân tại chỗ. Còn thảo luận khoa học hoàn toàn ngược lại. Nó có nghĩa là tranh luận để tiến về phía trước.
Qua 9 chương sách, cô đã từng bước dẫn dắt vấn đề để đi đến được kết luận chung nhất. Đó đều là các vấn đề vô cùng nổi trội, gây ra tranh luận trong xã hội ngày nay như bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc, bạo lực... cho đến hợp pháp hóa các chất gây nghiện, thử nghiệm trên động vật, các biện pháp y tế thay thế hay hành vi chống lại vaccine...
Ở mỗi phần riêng, cô đã gợi mở vấn đề, từ đó cho thấy những điểm yếu của khoa học mà các nghiên cứu vẫn thường mắc phải. Tuy được dựa trên nền tảng vững chắc của toán học, khoa học thống kê... nhưng theo Mai Thi, các nghiên cứu khoa học cũng có nhiều điểm chưa được hoàn chỉnh, về cả dữ liệu cũng như phương pháp nghiên cứu. Có thể kể ra như tính chủ quan của người nghiên cứu, các điểm tới hạn chỉ có tính quy ước hay các nghiên cứu riêng lẻ không tạo được một cái nhìn mang tính bao quát...
Mỗi một chủ đề đều được tác giả mổ xẻ những điểm yếu cũng như là những bài học về hạn chế khoa học được rút ra. Theo Mai Thi, các nhà khoa học có thể bất đồng với nhau, tuy nhiên ý kiến của họ luôn góp phần vào hành động cải tiến vấn đề khi luôn có được một sự đồng thuận. Họ hiểu khoa học là không hoàn hảo, vì vậy góc nhìn của mỗi nghiên cứu sẽ là một phần để đóng góp vào cách nhìn nhận toàn diện và bao quát nhất.
So sánh với điều nói trên, cô nhận xét rằng các cuộc tranh luận xã hội và chính trị đang quá cứng nhắc, trong khi giọng điệu trên phương tiện truyền thông xã hội thì lại thô thiển, có phần bất nhân, vì vậy khả năng thống nhất, hướng đến một thực tế chung nhỏ nhất của các nhà khoa học là rất cần thiết cho ngày hiện nay. Khi người ta hiểu những giới hạn của dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, thì cũng từ đó, những sự phản biện hay trao đổi mới có ý nghĩa.
Tác giả Nguyễn-Kim Mai Thi được xem là một hiện tượng ở Đức. Cô được Ban tổ chức Giải thưởng Georg-von-Holtzbrinck gọi là nhà giáo dục kiêm “nghệ sĩ giải trí”
Phanbook
TS. Nguyễn Xuân Xanh đánh giá: "Những gì Mai Thi đang nỗ lực làm là góp phần phát triển thêm và khẳng định cuộc khai sáng khoa học - trong thời đại những giá trị cốt lõi của khoa học [...] đang bị xuyên tạc và chao đảo bởi những thế lực xấu, điều hầu như chưa từng xảy ra".