Từ Minh Quân
Well-known member
Chính phủ được đề nghị xây dựng quy định kiểm soát việc bỏ tiền cọc đấu giá sim số đẹp khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông sửa đổi.
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua dự luật này ngày 24/11.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến đề nghị chia kho số thuê bao thành nhóm theo giá trị, từ đó có mức cọc phù hợp, giảm thiểu trường hợp bỏ cọc khi đấu giá.
Theo ông Huy, tình trạng người trúng đấu giá nhưng không mua, bỏ cọc, là thực trạng đang xảy ra khi tổ chức đấu giá đất đai, biển số ôtô. Theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, trường hợp bỏ tiền đặt cọc là vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và được thực hiện theo pháp luật về dân sự. Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung quy định kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc, ví dụ như không cho tham gia đấu giá những lần tiếp theo nếu bỏ cọc.
Về việc đánh giá để phân nhóm theo giá trị các số thuê bao, ông Huy cho rằng "khó khả thi vì phụ thuộc vào quan niệm của người sử dụng, vùng, miền". Việc xác định mức giá khởi điểm và theo phương thức trả giá lên của Luật Đấu giá tài sản hiện hành sẽ tạo cơ hội cho nhiều người tham gia, tạo điều kiện để xác định được chính xác giá trị số thuê bao theo cơ chế thị trường.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Media Quốc hội
Theo dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động được xác định bằng giá trị GDP trong một ngày, theo GDP bình quân đầu người của năm liền kề trước lúc đấu giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng, tức giá khởi điểm đấu giá sim vào khoảng 262.000 đồng.
Trước đó, thảo luận tại hội trường về dự thảo luật này hôm 25/10, đại biểu tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Phú Hiệp, lo ngại việc đấu giá sim số đẹp dễ gặp tình trạng bỏ cọc như khi đối với biển số xe thời gian qua.
Theo ông Cảnh, thực tế có rất nhiều số thuê bao giá trị cao hơn rất nhiều với giá khởi điểm. Ông cho rằng, cần phân nhóm trong số có giá trị tiềm năng cao vì vừa tăng thu ngân sách, vừa giảm số lượng người trúng đấu giá mà không lấy.
"Nếu không phân nhóm sẽ xảy ra nhiều trường hợp bỏ cọc khi nhiều số trúng đấu giá lên tới vài chục, vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trong khi nếu bỏ cọc họ chỉ mất 262.000 đồng", ông nói
Chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Quốc hội dự kiến biểu quyết thông qua dự luật này ngày 24/11.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến đề nghị chia kho số thuê bao thành nhóm theo giá trị, từ đó có mức cọc phù hợp, giảm thiểu trường hợp bỏ cọc khi đấu giá.
Theo ông Huy, tình trạng người trúng đấu giá nhưng không mua, bỏ cọc, là thực trạng đang xảy ra khi tổ chức đấu giá đất đai, biển số ôtô. Theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, trường hợp bỏ tiền đặt cọc là vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và được thực hiện theo pháp luật về dân sự. Ủy ban đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu bổ sung quy định kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc, ví dụ như không cho tham gia đấu giá những lần tiếp theo nếu bỏ cọc.
Về việc đánh giá để phân nhóm theo giá trị các số thuê bao, ông Huy cho rằng "khó khả thi vì phụ thuộc vào quan niệm của người sử dụng, vùng, miền". Việc xác định mức giá khởi điểm và theo phương thức trả giá lên của Luật Đấu giá tài sản hiện hành sẽ tạo cơ hội cho nhiều người tham gia, tạo điều kiện để xác định được chính xác giá trị số thuê bao theo cơ chế thị trường.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy. Ảnh: Media Quốc hội
Theo dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), giá khởi điểm để đấu giá số thuê bao dịch vụ viễn thông di động được xác định bằng giá trị GDP trong một ngày, theo GDP bình quân đầu người của năm liền kề trước lúc đấu giá. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP đầu người năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 95,6 triệu đồng, tức giá khởi điểm đấu giá sim vào khoảng 262.000 đồng.
Trước đó, thảo luận tại hội trường về dự thảo luật này hôm 25/10, đại biểu tỉnh Bình Định Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Phú Hiệp, lo ngại việc đấu giá sim số đẹp dễ gặp tình trạng bỏ cọc như khi đối với biển số xe thời gian qua.
Theo ông Cảnh, thực tế có rất nhiều số thuê bao giá trị cao hơn rất nhiều với giá khởi điểm. Ông cho rằng, cần phân nhóm trong số có giá trị tiềm năng cao vì vừa tăng thu ngân sách, vừa giảm số lượng người trúng đấu giá mà không lấy.
"Nếu không phân nhóm sẽ xảy ra nhiều trường hợp bỏ cọc khi nhiều số trúng đấu giá lên tới vài chục, vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Trong khi nếu bỏ cọc họ chỉ mất 262.000 đồng", ông nói