Đến Bắc Giang thăm đền Bà Chúa Then đẹp như tiên cảnh

Võ Xuân Trường

Well-known member
Đến Bắc Giang thăm đền Bà Chúa Then đẹp như tiên cảnh

Đền Bà Chúa Then (Bắc Giang) không chỉ là di tích lịch sử quan trọng, mà còn thu hút người hành hương tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh.
Quần thể đền Bà Chúa Then nằm ở thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ngôi đền được xây sựng theo lối kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với những góc mái đền vút cong in bóng nền trời xanh.
Quần thể đền Bà Chúa Then nằm ở thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ngôi đền được xây theo lối kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với những góc mái đền vút cong.
Theo lời người xưa truyền lại, đền Bà Chúa Then được xây dựng dưới thời nhà Hậu Lê chỉ là miếu nhỏ, có một lư hương cổ. Trong đền thờ tứ phủ công đồng và Bà chúa Then (dân tộc Nùng). Cũng bởi vậy, bà con xung quanh chủ yếu là người dân Nùng, Tày thường xuyên đến miếu cúng bái, dâng lễ. Dần dần, nơi đây trở thành ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng khắp nơi.
Theo lời người xưa truyền lại, đền Bà Chúa Then được xây dựng dưới thời nhà Hậu Lê chỉ là miếu nhỏ, có một lư hương cổ. Trong đền thờ Tứ Phủ Công đồng và Bà chúa Then (dân tộc Nùng). Cũng bởi vậy, bà con xung quanh chủ yếu là người dân Nùng, Tày thường xuyên đến miếu cúng bái, dâng lễ. Dần dần, nơi đây trở thành ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng khắp vùng.
Vào năm 2016, đền Bà Chúa Then được trùng tu khang trang như hiện nay. Khu đền có tổng cộng 10 dãy nhà đền. Hai khu đền thờ chính là đền Thụy Ứng, thờ Nam Thiên Tứ Bất Tử, đức thánh mẫu Liễu Hạnh và đền thờ các chúa Sơn Lâm, Sơn Trang, bà Chúa Then. Dòng họ Liễu qua các đời được vinh dự truyền nhau làm thủ nhang cho ngôi đền.
Vào năm 2016, đền Bà Chúa Then được trùng tu khang trang như hiện nay. Khu đền có tổng cộng 10 dãy nhà đền. Hai khu đền thờ chính là đền Thụy Ứng, thờ Nam Thiên Tứ Bất Tử, đức thánh mẫu Liễu Hạnh và đền thờ các chúa Sơn Lâm, Sơn Trang, bà Chúa Then.
Ban thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ Công Đồng.
Ban thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Tứ Phủ Công Đồng.
Ban thờ ông lớn Bảo Hà ở đền Chúa Then.
Trong tín ngưỡng dân gian, tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Tín ngưỡng thờ Chúa Then có ở nhiều nơi như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… Ảnh: Đền Chúa Then
Trong tín ngưỡng dân gian, tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Tín ngưỡng thờ Chúa Then có ở nhiều nơi như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… Ảnh: Đền Chúa Then
Trong tín ngưỡng dân gian, tục thờ cúng Chúa Then là loại hình nghệ thuật văn hóa hóa phi vật thể, có sức sống mãnh liệt trong đời sống cộng đồng các dân tộc Nùng, Thái và Tày. Tín ngưỡng thờ Chúa Then có ở nhiều nơi như: Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng…
Then có nghĩa là “thiên“, người Tày quan niệm chúa Then là đại diện cho thần tiên, cầu nối tâm linh. Thông qua Chúa Then, người dân có thể thỉnh cầu tới trời cao thấu hiểu ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no...
Đền Chúa Then gây ấn tượng bởi phong cách kiến trúc tráng lệ, bề thế. Dọc các hiên đền là những hàng cột gỗ Lim to bằng cả người ôm, các cánh cửa đền được chạm trổ tỉ mỉ, với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kì, công phu, bởi những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.
Đền Chúa Then gây ấn tượng bởi phong cách kiến trúc tráng lệ, bề thế. Dọc các hiên đền là hàng cột gỗ Lim bằng cả người ôm, các cánh cửa đền được chạm trổ tỉ mỉ, với nhiều họa tiết, hoa văn cầu kì, công phu, bởi những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.
Khuôn viên đền được trồng nhiều cây xanh, có hồ nuôi cá cảnh rộng, với các tiểu cảnh non bộ nổi giữa mặt nước.
Khuôn viên đền rợp cây xanh, có hồ cá rộng, với các tiểu cảnh non bộ nổi.
Những chiếc lồng đèn đỏ được treo khắp nơi, khiến không gian thêm phần lung linh, thơ mộng.
Những chiếc lồng đèn đỏ được treo khắp nơi, khiến không gian thêm phần thơ mộng.
Mái đền được lợp ngói với những đầu đao cong vút, uốn lượn đẹp mắt.
Đền lợp ngói hài cổ, với những mái đầu đao cong vút, trên đỉnh là tượng lưỡng long chầu nguyệt.
Trong đền có trồng 1 cây táo rất to.
Trong đền có trồng cây táo rất to.
Du khách có thể tản bộ vãn cảnh tại đền, cảm nhận sự an yên giữa không gian bình yên, thanh tịnh, sau một chặng đường xa hành trình tới thăm đền.
Du khách có thể tản bộ vãn cảnh tại đền, cảm nhận sự an yên giữa không gian bình yên, thanh tịnh, sau một chặng đường xa hành trình tới thăm đền.
Chị Nguyễn Thị Oánh (40 tuổi, Hà Nội) lần đầu tiên thăm đền vào dịp xuân Giáp Thìn chia sẻ: “Mình biết đến đền Chúa Then qua mạng xã hội, thấy đầu năm mọi người chia sẻ nhiều, đẹp quá nên mình tìm đến đền. Mình bị ấn tượng với cảnh sắc trong đền, mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm. Bước vào ngôi đền, du khách như lạc về cõi bồng lai tiên cảnh chốn thiên đường.”
Chị Nguyễn Thị Oánh (40 tuổi, Hà Nội), lần đầu tiên thăm đền trong chuyến du xuân đầu năm 2024, chia sẻ: “Mình biết đến đền bà Chúa Then qua mạng xã hội, thấy đầu năm mọi người chia sẻ nhiều, đẹp quá nên mình tìm đến đền. Mình ấn tượng với cảnh sắc trong đền, mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm”.
Nhiều du khách thích thú chụp những tấm hình lưu làm kỉ niệm khi tới thăm đền Chúa Then.
Nhiều du khách thích thú chụp ảnh áo dài khi tới thăm đền bà Chúa Then.
Tới đền, du khách cần chấp hành các nội quy, quy định của nhà đền. Không sờ mó, làm xê dịch các vật dụng trong đền. Không xả rác thải bừa bãi gây mất mĩ quan, không cười nói to gây mất trật tự và sự tôn nghiêm của khu đền.
Tới đền, du khách cần chấp hành các nội quy, quy định của nhà đền. Không sờ mó, làm xê dịch các vật dụng trong đền. Không xả rác thải bừa bãi, không cười nói to hay gây mất trật tự, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm trong đền.
Lễ hội bà Chúa Then thường diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Dịp này sẽ có các nghi lễ như: Rước kiệu thánh, tế lễ, hầu đồng và trình diễn nghệ thuật hát Then, hóa vàng...
Lễ hội Bà Chúa Then thường diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Dịp này sẽ có các nghi lễ như: Rước kiệu thánh, tế lễ, hầu đồng và trình diễn nghệ thuật hát Then, hóa vàng..
 
Bên trên