Võ Xuân Trường
Well-known member
Đến Kon Tum thăm dòng sông chảy ngược Đăk Bla
Trong tiếng Bana, Kon có nghĩa là làng, còn Tum có nghĩa là nước. Cái làng ven sông Đăk Bla đó do anh em nhà Jơ Rông và Jơ Uông lập nên đã tạo thành nguồn gốc của địa danh Kon Tum.
https://www.thietkebepbosch.com/?ut...c&utm_campaign=Bosch+2024&utm_content=pillar1
Thượng nguồn sông Đăk Bla, dòng sông dài 139km bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hải An
Do đó, sông Đăk Bla có ý nghĩa rất lớn với tỉnh và thành phố Kon Tum, như một biểu tượng vĩnh cửu. Lạ kỳ hơn, đây là một dòng sông chảy ngược giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
Dòng sông của sử thi
Thành phố Kon Tum đang trong những ngày tươi thắm của dịp lễ hội cuối năm. Những cây thông Noel được dựng bằng tre, gỗ mang đậm dấu vết hoa văn của người Ba Na, người J’rai đã tạo nên vẻ lộng lẫy và không khí tưng bừng rất riêng của lễ Giáng sinh ở mảnh đất Tây Nguyên này.
Kon Tum có Nhà thờ gỗ tuyệt đẹp với những bức tranh kính lọc nắng chiều tạo nên một không gian huyền ảo của đời sống tâm linh. Kon Tum có cửa khẩu Bờ Y, một ngã ba biên giới có tiếng gà gáy mà cả ba nước Đông Dương anh em Việt Nam - Lào - Cambodia cùng nghe.
Kon Tum có nhà ngục khét tiếng, nơi thực dân Pháp dùng để giam giữ các chiến sĩ Cách mạng bị bắt ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế... để rồi chính những tù nhân chính trị này đã biến ngục Kon Tum thành “trường đại học cộng sản” giữa chốn rừng thiêng nước độc này.
Nhưng, nơi đầu tiên mà tôi tìm đến ở Kon Tum chính là dòng Đăk Bla của huyền sử Tây Nguyên. Nơi đây, những người Ba Na đã dựng những ngôi nhà, khai phá những đám ruộng đầu tiên, sinh con đẻ cháu, đời tiếp đời. Đất lành chim đậu, từ ngôi làng này, hàng chục làng bản khác đã mọc lên quanh bầu sữa Đăk Bla.
Con sông Đăk Bla đã trở thành phúc thần của con người bản địa, tương tự như vị Thành Hoàng ở các làng ngoài Bắc Bộ. Họ tôn sùng dòng Đăk Bla và luôn cầu xin những điều họ cần từ dòng sông. Phù sa, cá tôm, nguồn nước, để nuôi sống con người; sự bình yên, hiền hòa để dung dưỡng tâm hồn... tất cả đều có từ Đăk Bla.
Nhưng những cư dân sống dọc lưu vực Đăk Bla lại ngưỡng mộ con sông ở một đặc điểm khác là dòng chảy ngược. Tính cách bất khuất, anh hùng của sử thi Tây Nguyên, con người Tây Nguyên cũng có phần bắt nguồn từ dòng chảy ngược của Đăk Bla và dòng Sê-rê-pôk.
Về mặt địa lý, sông Đăk Bla - với tổng chiều dài là 139km - là hợp lưu của 3 con sông Đăk Akôi, Đăk S’nghé và Đăk Pne. Đăk Bla, giống như các con sông khác ở đây, đều khởi nguồn ở khu vực Đông Bắc dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, nhưng thủy trình của Đăk Bla ngược ngạo và trúc trắc hơn nhiều.
Có đôi chút tranh cãi về nơi khởi thủy của dòng Đăk Bla. Trước đây, người ta cho rằng, Đăk Bla bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và kết thúc khi nhập vào dòng Sê San. Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu đã xác định nơi khởi thủy của sông Đăk Bla không nằm ở Tu Mơ Rông.
Nguồn nước đầu tiên tạo nên hình hài Đăk Bla là từ sông Đăk Snghé. Sông Đăk Snghé bắt nguồn từ xã Măng Bút (huyện Kon Plông) và thuộc dãy núi Đông Trường Sơn. Từ chân núi Ngọc Mên, nơi giáp ranh giữa Kon Tum và Quảng Nam chảy ra một dòng suối nhỏ. Dòng suối ấy nhập vào hai con suối nhỏ khác ở xã Măng Bút tạo nên dòng Đăk Snghé.
Qua hết xã Măng Bút đến xã Đăk Tăng, dòng Đăk Snghé bị chặn lại, phình to ra và trở thành lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum. Phía sau lòng hồ, sông Đăk Snghé bất ngờ chuyển hướng sang tả ngạn rồi đổ dốc xuống địa phận huyện Kon Rẫy. Tại đây dòng Đăk Snghé gặp dòng Đăk Kôi từ hướng Tây nhập vào.
Chảy tiếp chừng 5km nữa lại gặp dòng Đăk Pne từ hướng Đông bên tả ngạn hòa chung. Từ đây con sông có tên gọi mới là Đăk Bla. Sau khi nhận nước từ các phụ lưu, sông Đăk Bla mở rộng dòng và chảy qua vùng cư trú của người Xê Đăng, Rơ Ngao và Ba Na.
Như thế, trên đường hành tẩu, ngoài Đăk Snghé, Đăk Kôi, dòng Đăk Bla còn đón nước các dòng suối Đăk Sut, Đăk T’re và nhiều suối khác. Khi chảy ngang qua huyện Kon Rẫy, dòng Đăk Bla lại bẻ theo hướng Bắc - Nam, rồi từ phía Nam, Đăk Bla uốn lượn, lặng lẽ ôm trọn lấy thành phố Kon Tum vào lòng.
Tình ca của Đăk Bla
Nhạc sĩ Nguyễn Cường - một “trai phố cổ Hà Nội” nhưng lại nổi tiếng với những bài hát về Tây Nguyên - đã mô tả Đăk Bla trong ca khúc “Tình ca trên sông Đăk Bla” thật tình, thật người như sau:
Dòng Đakbla Đakbla
Vẫn ôm ghì thị xã
Như núi ôm mây
Như mây ôm núi
Như vòng tay của anh
Dịu êm, dịu êm...
Nhưng chính ở điểm ôm ghì mà chúng tôi dừng lại để chụp chân dung Đăk Bla này, dòng sông lại vòng chảy về hướng Tây chứ chẳng xuôi về Đông nữa. Chính vì điểm khác biệt này mà Đăk Bla còn có một cái tên khác, nghe đậm tính chuyên môn địa lý: Dòng sông chảy ngược.
Hãy hình dung thế này, từ đầu nguồn Măng Bút đến thành phố Kon Tum, sông Đăk Bla vẫn chảy theo hướng Bắc - Nam. Thế nhưng khi hợp dòng với suối Pơ Tơng, sông đột ngột đổi hướng chảy về phía Tây, bắt đầu hành trình chảy ngược của mình. Dòng chảy của Đăk Bla rất hiền hòa, chậm rãi ở khu vực thành phố Kon Tum vì địa hình bằng phẳng.
Chính vì thế, phù sa của Đăk Bla có điều kiện trầm lắng và bồi đắp nên một vùng đồng bằng ngút ngàn tầm mắt. Sau khi kiến tạo nên nền móng cho đô thị Kon Tum, dòng Đăk Bla chảy đến Gia Lai, hợp lưu với dòng Krông Pô-kô để hình thành nên dòng sông Sê San và tiếp tục thủy trình chảy về Cambodia, rồi lại nhập vào dòng Mekong để chảy về Việt Nam.
Dòng sông Đăk Bla như một hơi thở mát lành đem lại sức sống cho Tây Nguyên bỏng cháy. Thế nhưng, dòng chảy ngược lẽ tự nhiên ấy lại được đồng bào sống trên dòng sông kể khác. Nó không phải vì mạch núi Trường Sơn, không phải vì đường phân thủy mà do một câu chuyện tình bi thảm.
Chuyện kể rằng thuở xa xưa, sông Đăk Bla cũng chảy xuôi về hướng Đông như bao sông suối khác. Nhưng Tây Nguyên khi đó bị giày xéo bởi những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, trong đó có mối thù bất cộng đái thiên giữa một làng của người J’rai ở bên hữu ngạn phía thượng nguồn và một làng của người Ba Na bên tả ngạn phía hạ nguồn.
Nhưng một chàng trai bên làng J’rai và cô gái bên làng Bana lại yêu nhau tha thiết. Hai người biết cuộc tình sẽ chẳng nên duyên vợ chồng vì mối thù của hai làng quá thâm sâu. Thế nên, họ hẹn nhau vào một đêm trăng sáng, cùng ra bờ sông phía làng mình đâm dao tự sát rồi nhào xuống sông để cùng trôi về nơi không còn thù hận.
Dòng máu của chàng trai trôi xuôi về hướng Đông tìm người yêu còn dòng máu của cô gái lại bơi ngược về hướng Tây để tìm chàng trai. Khi 2 dòng máu đến gần, chúng cuộn vào nhau thành xoáy nước và cuốn luôn cả dòng sông cùng trôi về hướng Tây. Sáng hôm sau, dân làng vô cùng ngạc nhiên khi thấy con sông thân thuộc bao đời nay bỗng chảy về Tây và dòng nước ngầu đục phù sa như màu máu đỏ. Khi biết chuyện, 2 làng liền gạt bỏ hận thù, kết nghĩa anh em. Nhưng dòng Đăk Bla từ ấy cứ chảy ngược về Tây, không đổi dòng được nữa.
Giá trị của dòng sông Đăk Bla trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên là rất lớn. Những sử thi của Tây Nguyên đều nhắc đến Đăk Bla như một yếu tố tối quan trọng với cuộc sống. Trong sử thi của người Ba Na có kể rằng, những cộng đồng sống dọc sông Đăk Bla đều giàu có, hùng mạnh nhờ sự hào phóng của dòng sông và đồng bằng màu mỡ do Đăk Bla bồi đắp nên.
Ở thời đại này, dòng sông Đăk Bla lại trở thành một tài nguyên thiên nhiên quý giá theo kiểu khác. Đây cũng được coi là dòng sông năng lượng giống như sông Đà ở ngoài Tây Bắc bởi Đăk Bla gánh trên mình hàng loạt thủy điện. Dòng sông đã đem lại nguồn nước, gió mát, phù sa, cá tôm, giờ lại miệt mài chảy ra vàng trắng cho Tây Nguyên.
Trong tiếng Bana, Kon có nghĩa là làng, còn Tum có nghĩa là nước. Cái làng ven sông Đăk Bla đó do anh em nhà Jơ Rông và Jơ Uông lập nên đã tạo thành nguồn gốc của địa danh Kon Tum.
https://www.thietkebepbosch.com/?ut...c&utm_campaign=Bosch+2024&utm_content=pillar1
Thượng nguồn sông Đăk Bla, dòng sông dài 139km bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Ảnh: Hải An
Do đó, sông Đăk Bla có ý nghĩa rất lớn với tỉnh và thành phố Kon Tum, như một biểu tượng vĩnh cửu. Lạ kỳ hơn, đây là một dòng sông chảy ngược giữa đại ngàn Tây Nguyên hùng vĩ.
Dòng sông của sử thi
Thành phố Kon Tum đang trong những ngày tươi thắm của dịp lễ hội cuối năm. Những cây thông Noel được dựng bằng tre, gỗ mang đậm dấu vết hoa văn của người Ba Na, người J’rai đã tạo nên vẻ lộng lẫy và không khí tưng bừng rất riêng của lễ Giáng sinh ở mảnh đất Tây Nguyên này.
Kon Tum có Nhà thờ gỗ tuyệt đẹp với những bức tranh kính lọc nắng chiều tạo nên một không gian huyền ảo của đời sống tâm linh. Kon Tum có cửa khẩu Bờ Y, một ngã ba biên giới có tiếng gà gáy mà cả ba nước Đông Dương anh em Việt Nam - Lào - Cambodia cùng nghe.
Kon Tum có nhà ngục khét tiếng, nơi thực dân Pháp dùng để giam giữ các chiến sĩ Cách mạng bị bắt ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế... để rồi chính những tù nhân chính trị này đã biến ngục Kon Tum thành “trường đại học cộng sản” giữa chốn rừng thiêng nước độc này.
Nhưng, nơi đầu tiên mà tôi tìm đến ở Kon Tum chính là dòng Đăk Bla của huyền sử Tây Nguyên. Nơi đây, những người Ba Na đã dựng những ngôi nhà, khai phá những đám ruộng đầu tiên, sinh con đẻ cháu, đời tiếp đời. Đất lành chim đậu, từ ngôi làng này, hàng chục làng bản khác đã mọc lên quanh bầu sữa Đăk Bla.
Con sông Đăk Bla đã trở thành phúc thần của con người bản địa, tương tự như vị Thành Hoàng ở các làng ngoài Bắc Bộ. Họ tôn sùng dòng Đăk Bla và luôn cầu xin những điều họ cần từ dòng sông. Phù sa, cá tôm, nguồn nước, để nuôi sống con người; sự bình yên, hiền hòa để dung dưỡng tâm hồn... tất cả đều có từ Đăk Bla.
Nhưng những cư dân sống dọc lưu vực Đăk Bla lại ngưỡng mộ con sông ở một đặc điểm khác là dòng chảy ngược. Tính cách bất khuất, anh hùng của sử thi Tây Nguyên, con người Tây Nguyên cũng có phần bắt nguồn từ dòng chảy ngược của Đăk Bla và dòng Sê-rê-pôk.
Về mặt địa lý, sông Đăk Bla - với tổng chiều dài là 139km - là hợp lưu của 3 con sông Đăk Akôi, Đăk S’nghé và Đăk Pne. Đăk Bla, giống như các con sông khác ở đây, đều khởi nguồn ở khu vực Đông Bắc dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, nhưng thủy trình của Đăk Bla ngược ngạo và trúc trắc hơn nhiều.
Có đôi chút tranh cãi về nơi khởi thủy của dòng Đăk Bla. Trước đây, người ta cho rằng, Đăk Bla bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) và kết thúc khi nhập vào dòng Sê San. Nhưng gần đây các nhà nghiên cứu đã xác định nơi khởi thủy của sông Đăk Bla không nằm ở Tu Mơ Rông.
Nguồn nước đầu tiên tạo nên hình hài Đăk Bla là từ sông Đăk Snghé. Sông Đăk Snghé bắt nguồn từ xã Măng Bút (huyện Kon Plông) và thuộc dãy núi Đông Trường Sơn. Từ chân núi Ngọc Mên, nơi giáp ranh giữa Kon Tum và Quảng Nam chảy ra một dòng suối nhỏ. Dòng suối ấy nhập vào hai con suối nhỏ khác ở xã Măng Bút tạo nên dòng Đăk Snghé.
Qua hết xã Măng Bút đến xã Đăk Tăng, dòng Đăk Snghé bị chặn lại, phình to ra và trở thành lòng hồ thủy điện Thượng Kon Tum. Phía sau lòng hồ, sông Đăk Snghé bất ngờ chuyển hướng sang tả ngạn rồi đổ dốc xuống địa phận huyện Kon Rẫy. Tại đây dòng Đăk Snghé gặp dòng Đăk Kôi từ hướng Tây nhập vào.
Chảy tiếp chừng 5km nữa lại gặp dòng Đăk Pne từ hướng Đông bên tả ngạn hòa chung. Từ đây con sông có tên gọi mới là Đăk Bla. Sau khi nhận nước từ các phụ lưu, sông Đăk Bla mở rộng dòng và chảy qua vùng cư trú của người Xê Đăng, Rơ Ngao và Ba Na.
Như thế, trên đường hành tẩu, ngoài Đăk Snghé, Đăk Kôi, dòng Đăk Bla còn đón nước các dòng suối Đăk Sut, Đăk T’re và nhiều suối khác. Khi chảy ngang qua huyện Kon Rẫy, dòng Đăk Bla lại bẻ theo hướng Bắc - Nam, rồi từ phía Nam, Đăk Bla uốn lượn, lặng lẽ ôm trọn lấy thành phố Kon Tum vào lòng.
Tình ca của Đăk Bla
Nhạc sĩ Nguyễn Cường - một “trai phố cổ Hà Nội” nhưng lại nổi tiếng với những bài hát về Tây Nguyên - đã mô tả Đăk Bla trong ca khúc “Tình ca trên sông Đăk Bla” thật tình, thật người như sau:
Dòng Đakbla Đakbla
Vẫn ôm ghì thị xã
Như núi ôm mây
Như mây ôm núi
Như vòng tay của anh
Dịu êm, dịu êm...
Nhưng chính ở điểm ôm ghì mà chúng tôi dừng lại để chụp chân dung Đăk Bla này, dòng sông lại vòng chảy về hướng Tây chứ chẳng xuôi về Đông nữa. Chính vì điểm khác biệt này mà Đăk Bla còn có một cái tên khác, nghe đậm tính chuyên môn địa lý: Dòng sông chảy ngược.
Hãy hình dung thế này, từ đầu nguồn Măng Bút đến thành phố Kon Tum, sông Đăk Bla vẫn chảy theo hướng Bắc - Nam. Thế nhưng khi hợp dòng với suối Pơ Tơng, sông đột ngột đổi hướng chảy về phía Tây, bắt đầu hành trình chảy ngược của mình. Dòng chảy của Đăk Bla rất hiền hòa, chậm rãi ở khu vực thành phố Kon Tum vì địa hình bằng phẳng.
Chính vì thế, phù sa của Đăk Bla có điều kiện trầm lắng và bồi đắp nên một vùng đồng bằng ngút ngàn tầm mắt. Sau khi kiến tạo nên nền móng cho đô thị Kon Tum, dòng Đăk Bla chảy đến Gia Lai, hợp lưu với dòng Krông Pô-kô để hình thành nên dòng sông Sê San và tiếp tục thủy trình chảy về Cambodia, rồi lại nhập vào dòng Mekong để chảy về Việt Nam.
Dòng sông Đăk Bla như một hơi thở mát lành đem lại sức sống cho Tây Nguyên bỏng cháy. Thế nhưng, dòng chảy ngược lẽ tự nhiên ấy lại được đồng bào sống trên dòng sông kể khác. Nó không phải vì mạch núi Trường Sơn, không phải vì đường phân thủy mà do một câu chuyện tình bi thảm.
Chuyện kể rằng thuở xa xưa, sông Đăk Bla cũng chảy xuôi về hướng Đông như bao sông suối khác. Nhưng Tây Nguyên khi đó bị giày xéo bởi những cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, trong đó có mối thù bất cộng đái thiên giữa một làng của người J’rai ở bên hữu ngạn phía thượng nguồn và một làng của người Ba Na bên tả ngạn phía hạ nguồn.
Nhưng một chàng trai bên làng J’rai và cô gái bên làng Bana lại yêu nhau tha thiết. Hai người biết cuộc tình sẽ chẳng nên duyên vợ chồng vì mối thù của hai làng quá thâm sâu. Thế nên, họ hẹn nhau vào một đêm trăng sáng, cùng ra bờ sông phía làng mình đâm dao tự sát rồi nhào xuống sông để cùng trôi về nơi không còn thù hận.
Dòng máu của chàng trai trôi xuôi về hướng Đông tìm người yêu còn dòng máu của cô gái lại bơi ngược về hướng Tây để tìm chàng trai. Khi 2 dòng máu đến gần, chúng cuộn vào nhau thành xoáy nước và cuốn luôn cả dòng sông cùng trôi về hướng Tây. Sáng hôm sau, dân làng vô cùng ngạc nhiên khi thấy con sông thân thuộc bao đời nay bỗng chảy về Tây và dòng nước ngầu đục phù sa như màu máu đỏ. Khi biết chuyện, 2 làng liền gạt bỏ hận thù, kết nghĩa anh em. Nhưng dòng Đăk Bla từ ấy cứ chảy ngược về Tây, không đổi dòng được nữa.
Giá trị của dòng sông Đăk Bla trong đời sống vật chất và tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên là rất lớn. Những sử thi của Tây Nguyên đều nhắc đến Đăk Bla như một yếu tố tối quan trọng với cuộc sống. Trong sử thi của người Ba Na có kể rằng, những cộng đồng sống dọc sông Đăk Bla đều giàu có, hùng mạnh nhờ sự hào phóng của dòng sông và đồng bằng màu mỡ do Đăk Bla bồi đắp nên.
Ở thời đại này, dòng sông Đăk Bla lại trở thành một tài nguyên thiên nhiên quý giá theo kiểu khác. Đây cũng được coi là dòng sông năng lượng giống như sông Đà ở ngoài Tây Bắc bởi Đăk Bla gánh trên mình hàng loạt thủy điện. Dòng sông đã đem lại nguồn nước, gió mát, phù sa, cá tôm, giờ lại miệt mài chảy ra vàng trắng cho Tây Nguyên.