New Zealand sẽ cấm cài ứng dụng TikTok của Trung Quốc trên các thiết bị được cấp cho các thành viên Quốc hội nước này từ ngày 31-3 vì lo ngại về an ninh mạng.
New Zealand trở thành quốc gia mới nhất bày tỏ những lo ngại về an ninh liên quan đến ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok của Trung Quốc.
Ngày 17-3, ông Rafael Gonzalez-Montero, một thành viên cấp cao tại Quốc hội New Zealand, thông báo từ cuối tháng 3, TikTok sẽ bị cấm trên tất cả thiết bị có quyền truy cập vào mạng Quốc hội New Zealand, theo Hãng tin Reuters.
Ông Gonzalez-Montero giải thích quyết định trên được đưa ra sau khi New Zealand nhận lời khuyên từ các chuyên gia an ninh mạng và có các cuộc thảo luận trong chính phủ cũng như với các quốc gia khác.
Trước đó một ngày, Anh đã thông báo cấm ứng dụng TikTok trên điện thoại của chính phủ, có hiệu lực ngay lập tức. Trong khi đó, các cơ quan chính phủ ở Mỹ có thời hạn đến cuối tháng 3 để xóa ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức.
Mỹ và các đồng minh ngày càng mạnh tay với TikTok, với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu và an ninh quốc gia, nhưng Trung Quốc cho rằng Washington chỉ đang viện cớ để chèn ép công nghệ của họ.
Quốc hội Mỹ, Nhà Trắng, các lực lượng vũ trang Mỹ và hơn một nửa số bang của Mỹ đã cấm TikTok vì lo ngại khả năng ByteDance - công ty mẹ của TikTok - cung cấp dữ liệu người dùng như lịch sử duyệt web, vị trí... cho Chính phủ Trung Quốc, hoặc thúc đẩy tuyên truyền cũng như các thông tin sai lệch có lợi cho Bắc Kinh.
Năm 2017, Trung Quốc thực thi luật mới yêu cầu các công ty cung cấp cho chính phủ bất cứ dữ liệu cá nhân nào liên quan đến an ninh quốc gia.
Hiện không có bằng chứng nào cho thấy ByteDance đã chuyển các dữ liệu như vậy cho chính quyền Trung Quốc, nhưng phương Tây vẫn lo ngại vì TikTok đang nắm giữ lượng lớn dữ liệu người dùng.
New Zealand trở thành quốc gia mới nhất bày tỏ những lo ngại về an ninh liên quan đến ứng dụng chia sẻ video ngắn nổi tiếng TikTok của Trung Quốc.
Ngày 17-3, ông Rafael Gonzalez-Montero, một thành viên cấp cao tại Quốc hội New Zealand, thông báo từ cuối tháng 3, TikTok sẽ bị cấm trên tất cả thiết bị có quyền truy cập vào mạng Quốc hội New Zealand, theo Hãng tin Reuters.
Ông Gonzalez-Montero giải thích quyết định trên được đưa ra sau khi New Zealand nhận lời khuyên từ các chuyên gia an ninh mạng và có các cuộc thảo luận trong chính phủ cũng như với các quốc gia khác.
Trước đó một ngày, Anh đã thông báo cấm ứng dụng TikTok trên điện thoại của chính phủ, có hiệu lực ngay lập tức. Trong khi đó, các cơ quan chính phủ ở Mỹ có thời hạn đến cuối tháng 3 để xóa ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức.
Mỹ và các đồng minh ngày càng mạnh tay với TikTok, với lý do lo ngại về bảo mật dữ liệu và an ninh quốc gia, nhưng Trung Quốc cho rằng Washington chỉ đang viện cớ để chèn ép công nghệ của họ.
Quốc hội Mỹ, Nhà Trắng, các lực lượng vũ trang Mỹ và hơn một nửa số bang của Mỹ đã cấm TikTok vì lo ngại khả năng ByteDance - công ty mẹ của TikTok - cung cấp dữ liệu người dùng như lịch sử duyệt web, vị trí... cho Chính phủ Trung Quốc, hoặc thúc đẩy tuyên truyền cũng như các thông tin sai lệch có lợi cho Bắc Kinh.
Năm 2017, Trung Quốc thực thi luật mới yêu cầu các công ty cung cấp cho chính phủ bất cứ dữ liệu cá nhân nào liên quan đến an ninh quốc gia.
Hiện không có bằng chứng nào cho thấy ByteDance đã chuyển các dữ liệu như vậy cho chính quyền Trung Quốc, nhưng phương Tây vẫn lo ngại vì TikTok đang nắm giữ lượng lớn dữ liệu người dùng.