Võ Xuân Trường
Well-known member
Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer
Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa
Ẩm thực Khmer nổi tiếng với những món ăn, bánh trái lạ mắt khiến nhiều du khách mê mẩn mỗi khi nếm thử có thể kể đến như: bánh củ gừng (nùm khnhây), cốm dẹp (ombok) hay bánh lá dứa (om chiếl). Có một món ăn truyền thống của người Khmer mà ít được du khách để ý đến là cơm vắt, hay còn gọi là cơm nắm.
Cơm vắt có điểm đặc biệt so với những món bánh trái đặc sản khác, bởi món này thường không được bày bán tại những khu chợ mà chủ yếu do các hộ gia đình làm vào mỗi dịp Sen Dolta - ngày lễ báo hiếu của đồng bào đân tộc Khmer. Lễ Sen Dolta cổ truyền của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ ngày 13 đến 15.10.2023.
Dừa phải được bào thành sợi để rải đều vào cơm tăng thêm độ béo cho món. Ảnh: Quy Sa
Những nguyên liệu để nấu hoàn chỉnh một nồi cơm vắt bao gồm gạo nếp, mè đen và dừa. Để làm ra những vắt cơm ngon dẻo, người nấu phải đong tỉ lệ nước, lửa thật chuẩn. Cơm nấu vừa lửa, dẻo và ướt hơn cơm ăn bình thường nhưng không nhão.
Sau khi cơm chín sẽ trộn mè đen và dừa sợi vào cơm. Nhân lúc cơm còn nóng, người làm phải nhanh tay vo cơm thành từng viên nhỏ để những hạt cơm mới quyện dính với nhau.
Sau đó bà con sẽ xếp cơm ngay ngắn, đẹp mắt vào từng dĩa rồi thêm các loại trái cây như chuối, nho, lựu... Cuối cùng dĩa cơm được trang trí bằng những bông hoa rực rỡ, tô điểm thêm màu sắc bắt mắt.
Người làm sẽ vo tròn cơm nóng thành những viên nhỏ. Ảnh: Quy Sa
Khi hoàn tất, cơm vắt sẽ được chia làm 2 phần một để dành cho gia đình ăn ở nhà và một phần mang đến chùa nghe nhà sư tụng kinh nhằm hồi hướng phước báo đến ông bà, cha mẹ. Hoạt động này sẽ diễn ra trước lễ Sen Dolta 15 ngày, bà con thường phải thức từ sớm lúc 3h sáng để kịp mang cơm vắt đến chùa.
Từng nắm cơm vắt nhỏ xinh vừa có mùi thơm của mè đen lại có chút béo của sợi dừa. Thông thường, người Khmer rắc thêm một ít đường lên nắm cơm để tăng độ ngọt hoặc ăn kèm với chuối làm phong phú thêm hương vị món ăn.
Cơm vắt là bữa sáng ngon lành để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng của người Khmer. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều học sinh mỗi dịp Sen Dolta. Các em nhỏ thường mang đến lớp và chia sẻ cho những người bạn của mình.
Cơm nếp vắt được trang trí chỉn chu, đẹp mắt. Ảnh: Quy Sa
Người làm nghề buôn bán hay đi chơi xa, cơm vắt cũng là bạn đường thân thiết. Những người con xa xứ khi kết thúc kỳ nghỉ lễ trở lại làm việc đều gói theo một phần cơm vắt như muốn mang theo hương vị của gia đình.
Món cơm nếp vắt không chỉ là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Khmer mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ báo hiếu Sen Dolta. Nếu du khách muốn được thưởng món cơm nếp dẻo thơm ngon này, hãy ghé đến những nơi có đông người Khmer sinh sống như An Giang, Sóc Trăng vào dịp Sen Dolta hàng năm, đồng thời trải nghiệm những hoạt động thú vị trong ngày lễ.
Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa
Ẩm thực Khmer nổi tiếng với những món ăn, bánh trái lạ mắt khiến nhiều du khách mê mẩn mỗi khi nếm thử có thể kể đến như: bánh củ gừng (nùm khnhây), cốm dẹp (ombok) hay bánh lá dứa (om chiếl). Có một món ăn truyền thống của người Khmer mà ít được du khách để ý đến là cơm vắt, hay còn gọi là cơm nắm.
Cơm vắt có điểm đặc biệt so với những món bánh trái đặc sản khác, bởi món này thường không được bày bán tại những khu chợ mà chủ yếu do các hộ gia đình làm vào mỗi dịp Sen Dolta - ngày lễ báo hiếu của đồng bào đân tộc Khmer. Lễ Sen Dolta cổ truyền của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ ngày 13 đến 15.10.2023.
Những nguyên liệu để nấu hoàn chỉnh một nồi cơm vắt bao gồm gạo nếp, mè đen và dừa. Để làm ra những vắt cơm ngon dẻo, người nấu phải đong tỉ lệ nước, lửa thật chuẩn. Cơm nấu vừa lửa, dẻo và ướt hơn cơm ăn bình thường nhưng không nhão.
Sau khi cơm chín sẽ trộn mè đen và dừa sợi vào cơm. Nhân lúc cơm còn nóng, người làm phải nhanh tay vo cơm thành từng viên nhỏ để những hạt cơm mới quyện dính với nhau.
Sau đó bà con sẽ xếp cơm ngay ngắn, đẹp mắt vào từng dĩa rồi thêm các loại trái cây như chuối, nho, lựu... Cuối cùng dĩa cơm được trang trí bằng những bông hoa rực rỡ, tô điểm thêm màu sắc bắt mắt.
Khi hoàn tất, cơm vắt sẽ được chia làm 2 phần một để dành cho gia đình ăn ở nhà và một phần mang đến chùa nghe nhà sư tụng kinh nhằm hồi hướng phước báo đến ông bà, cha mẹ. Hoạt động này sẽ diễn ra trước lễ Sen Dolta 15 ngày, bà con thường phải thức từ sớm lúc 3h sáng để kịp mang cơm vắt đến chùa.
Từng nắm cơm vắt nhỏ xinh vừa có mùi thơm của mè đen lại có chút béo của sợi dừa. Thông thường, người Khmer rắc thêm một ít đường lên nắm cơm để tăng độ ngọt hoặc ăn kèm với chuối làm phong phú thêm hương vị món ăn.
Cơm vắt là bữa sáng ngon lành để bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng của người Khmer. Đây cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều học sinh mỗi dịp Sen Dolta. Các em nhỏ thường mang đến lớp và chia sẻ cho những người bạn của mình.
Người làm nghề buôn bán hay đi chơi xa, cơm vắt cũng là bạn đường thân thiết. Những người con xa xứ khi kết thúc kỳ nghỉ lễ trở lại làm việc đều gói theo một phần cơm vắt như muốn mang theo hương vị của gia đình.
Món cơm nếp vắt không chỉ là món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Khmer mà còn mang ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ báo hiếu Sen Dolta. Nếu du khách muốn được thưởng món cơm nếp dẻo thơm ngon này, hãy ghé đến những nơi có đông người Khmer sinh sống như An Giang, Sóc Trăng vào dịp Sen Dolta hàng năm, đồng thời trải nghiệm những hoạt động thú vị trong ngày lễ.