Đi đâu chơi gì ở Lai Châu dịp đầu xuân?

Võ Xuân Trường

Well-known member
Đi đâu chơi gì ở Lai Châu dịp đầu xuân?

Ngay sau Tết Nguyên đán, ở Lai Châu sẽ liên tục diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc thể hiện sự phong phú về văn hóa của cộng đồng 20 dân tộc.
Đi đâu chơi gì ở Lai Châu dịp đầu xuân?


Phần thi xay ngô trong Lễ hội Gầu Tào tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Nga


Lễ hội Gầu Tào
Lễ hội Gầu Tào theo tiếng dân tộc Mông là "Grâuk Taox Cha". Đây là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Mông được tổ chức vào dịp đầu năm mới tại nhiều địa phương có cộng đồng dân tộc Mông sinh sống tập trung.
Theo kế hoạch, năm 2024 Lễ hội Gầu Tào được tổ chức tại xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ từ ngày từ ngày 14 - 17.02; xã Dào San, huyện Phong Thổ từ 17 - 18.2; xã Sùng Phài, TP Lai Châu từ ngày 17-18.2...
Lễ hội Gầu Tào gồm hai phần phần lễ là nghi thức cúng thần linh, phần hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian mang tính cộng đồng, thể hiện sự gắn bó, đoàn kết của đồng bào dân tộc Mông, như trèo cây nêu, đẩy gậy, bắn nỏ, ném pao...
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỳ (thứ 2 bên trái) tham dự Lễ hội Gầu Tào cùng người dân tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Ảnh: Nguyễn Nga
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Giàng Páo Mỳ (thứ 2 bên trái) tham dự Lễ hội Gầu Tào cùng người dân tại xã Tả Lèng, huyện Tam Đường. Ảnh: Nguyễn Nga
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Lợi
Lễ hội Đền thờ Vua Lê Lợi được tổ chức tại 2 địa điểm, tại Phường Đoàn Kết, TP Lai Châu vào ngày 21.02 và tại Đền thờ Vua Lê Lợi, thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn vào ngày 24.2.
Lễ hội được tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân năm mới nhằm tưởng nhớ công ơn Vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững miền biên ải, khẳng định chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Đây cũng là dịp để các thế hệ trẻ ghi nhớ về truyền thống, lịch sử dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc. Khuôn khổ lễ hội còn có các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt đập niêu…
Lễ dâng hương tại Đền thờ Vua Lê Lợi, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu. Ảnh: Thu Hoài
Lễ dâng hương tại Đền thờ Vua Lê Lợi, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu. Ảnh: Thu Hoài
Lễ hội Tú Tỉ
Lễ hội Tú Tỉ là lễ hội mang bản sắc văn hóa đặc trưng của dân tộc Giáy. Năm nay Lễ hội Tú Tỉ được tổ vào ngày 11.3 (tức mùng 2.2 Âm lịch) tại bản San Thàng, xã San Thàng, TP Lai Châu.
Theo tiếng Giáy, Tú Tỉ nghĩa là thổ địa, là thần cai quản vùng đất. Với quan niệm thờ cúng thổ công mong cho mùa màng tốt tươi, cầu cho người dân trong bản được khỏe mạnh, vật nuôi sinh sôi nảy nở.
Đến nay, Lễ hội Tú Tỉ không chỉ còn là của riêng dân tộc Giáy mà đã trở thành ngày hội chung của đồng bào các dân tộc xã San Thàng. Đây là hoạt động văn hóa không thể thiếu trong dịp đầu năm mới.
Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống của bản tại khu vực miếu cúng Tú Tỉ; phần hội gồm các hoạt động thi giã bánh giầy, thi cắt bánh phở; đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ…
Một nghi thức tâm linh trong lễ hội của đồng bào các dân tộc Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Nga
Một nghi thức tâm linh trong lễ hội của đồng bào các dân tộc Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Nga
Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn
Lễ hội văn hóa Động Tiên Sơn được tổ chức từ ngày 23 - 24.2 tại khu di tích Động Tiên Sơn, xã Bình Lư, huyện Tam Đường. Lễ hội có hai phần, phần lễ gồm các hoạt động cầu một năm mới ấm no, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Phần hội gồm các phần thi văn nghệ đặc sắc với những làn điệu, ca từ và các loại nhạc cụ dân tộc của người Mông, Lự, Thái... Các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: Ném còn, tó má lẹ, bịt mắt bắt dê...
Vòng xòe đoàn kết trong Lễ hội xòe chiêng. Ảnh: Thu Hoài
Vòng xòe đoàn kết trong Lễ hội Xòe chiêng. Ảnh: Thu Hoài
Lễ hội Xòe chiêng
Lễ hội Xòe chiêng thường được tổ chức vào những dịp mừng năm mới, vui được mùa và các dịp lễ trong năm. Lễ hội mang đậm nét bản sắc, âm hưởng dân tộc Thái Tây Bắc. Trong đó đặc trưng là phần kết vòng xòe với hàng trăm người tham gia.
Lễ hội năm nay được tổ chức tại bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường từ ngày 24 - 25.2 (tức ngày 15 và 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Đến với Lễ hội Xòe chiêng, du khách sẽ được ngắm những cọn nước lớn nhất miền Bắc tại điểm du lịch cộng đồng Nà Khương.
Đồng thời, cùng tham gia các trò chơi dân gian, trải nghiệm các môn thể thao truyền thống, thưởng thức các món ẩm thực đậm nét hương vị Tây Bắc, văn hóa truyền thống của 8 dân tộc sinh sống trên địa bàn xã.
 
Bên trên