Võ Xuân Trường
Well-known member
Địa chỉ đỏ trên bản đồ du lịch đất sen hồng Đồng Tháp
Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp không chỉ là địa chỉ đỏ truyền lửa cách mạng, mà còn lý tưởng để khám phá sông nước Cửu Long.
Cách đây đúng 69 năm, đây là một trong 3 khu vực được chọn làm địa điểm tập kết chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam bộ ra Bắc theo tinh thần Hiệp định Genève.
Với tinh thần “Đi vinh quang, ở anh dũng”, trong 100 ngày tập kết chuyển quân, nơi đưa tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam từ các tỉnh Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên Khu miền Đông và quân tình nguyện Cao Miên xuống tàu tập kết ra Bắc. Trong đó, đoàn tỉnh Long Châu Sa có 2.563 người.
Trong thời gian này, nơi đây đã xuất hiện nhiều câu chuyện thắm đượm nghĩa tình quân dân. Những người lính Cụ Hồ vừa học tập Hiệp định vừa giúp dân sửa nhà, đắp đường, làm cầu, tuyên truyền, xây dựng đời sống mới...
Đặc biệt, họ đã góp sức cùng nhân dân xây dựng 2 công trình có ý nghĩa to lớn là Đài liệt sĩ và mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những việc làm ý nghĩa của cán bộ, bộ đội… đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và niềm tin sâu sắc vào cách mạng của nhân dân.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Tượng đài là công trình trọng điểm trong di tích Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền
Và với lòng tin sắt đá “Hôm nay chia tay để ngày mai gặp lại trong cảnh huy hoàng của Tổ quốc”, địa điểm Tập kết đã tiếp thêm sức mạnh để các chiến sĩ lên đường ra Bắc học tập và trở về chiến đấu giải phóng quê hương.
Ngày 29.10.1954, chuyến tàu cuối cùng rời bến bắc Cao Lãnh chở đoàn quân tập kết ra Bắc. Và đúng 65 năm sau, ngày 29.10.2019, được sự đồng thuận của các tỉnh, thành trong khu vực, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng và hoàn thành công trình Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh tại vị trí năm xưa.
Trưng bày hiện vật liên quan đến di tích Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh. Ảnh: Lâm Điền
Trải rộng trên 12.000m2, công trình gồm nhiều hạng mục như cây xanh, bờ kè… nhưng trung tâm nhất là bức phù điêu và tượng đài người phụ nữ chia tay người lính Cụ Hồ trong tâm thế tràn đầy niềm tin vào ngày thống nhất đất nước.
Đặc biệt trong lễ khánh thành, tỉnh Đồng Tháp đã phát động đợt chia sẻ kỷ vật của những người lính năm xưa và thu nhận được nhiều hiện vật quý về thời gian, giá trị lịch sử. Đây được xem là điểm sinh hoạt giáo dục lý tưởng cách mạnh, truyền lửa yêu nước cho thế hệ trẻ.
Nơi đây còn là điểm đến lý tưởng cho du khách thích khám phá văn hóa sông nước đầu nguồn Cửu Long giang. Cách đó không xa là cả cung đường thủy vận và “không vận” như thoi đưa trên sông Tiền của chiếc cầu Cao Lãnh lực lưỡng vắt mình trên không phận sông Tiền và chuyến phà Cao Lãnh trăm năm nối nhịp đôi bờ.
Dòng sông Tiền bốn mùa hiền hòa chở phù sa bồi đắp châu thổ, thỉnh thoảng nhấn nhá thêm những giề lục bình nở những chùm bông tim tím, như điểm nhấn cho bức tranh hậu cảnh khu di tích thêm sống động và độc đáo…
Mảng xanh ở đây không chỉ mang đến cho du khách cảm giác tươi mới, mà còn mãn nhãn người có thú vui hoa kiểng vì phần nhiều trong đó là kỳ hoa, dị thảo của nhiều địa phương trong cả nước tặng.
Bụi tre ngà trong khu Di tích do UBND tỉnh Thanh Hóa tặng. Ảnh: Lâm Điền
Ghi nhận ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của di tích, ngày 24.2.2023, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch quyết định xếp hạng Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh là Di tích Quốc gia. Theo kế hoạch, tối 29.10.2023, tỉnh Đồng Tháp long trọng làm lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia này.
Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, thị trấn cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (nay là TP Cao Lãnh – Đồng Tháp) là di tích có ý nghĩa đặc biệt của lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước.
Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp không chỉ là địa chỉ đỏ truyền lửa cách mạng, mà còn lý tưởng để khám phá sông nước Cửu Long.
Cách đây đúng 69 năm, đây là một trong 3 khu vực được chọn làm địa điểm tập kết chuyển quân của Quân đội nhân dân Việt Nam ở Nam bộ ra Bắc theo tinh thần Hiệp định Genève.
Với tinh thần “Đi vinh quang, ở anh dũng”, trong 100 ngày tập kết chuyển quân, nơi đưa tiễn 13.508 cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam từ các tỉnh Mỹ - Tân - Gò, Long Châu Sa, Gia - Định - Ninh, Phân Liên Khu miền Đông và quân tình nguyện Cao Miên xuống tàu tập kết ra Bắc. Trong đó, đoàn tỉnh Long Châu Sa có 2.563 người.
Trong thời gian này, nơi đây đã xuất hiện nhiều câu chuyện thắm đượm nghĩa tình quân dân. Những người lính Cụ Hồ vừa học tập Hiệp định vừa giúp dân sửa nhà, đắp đường, làm cầu, tuyên truyền, xây dựng đời sống mới...
Đặc biệt, họ đã góp sức cùng nhân dân xây dựng 2 công trình có ý nghĩa to lớn là Đài liệt sĩ và mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những việc làm ý nghĩa của cán bộ, bộ đội… đã tác động mạnh mẽ đến tình cảm, tư tưởng và niềm tin sâu sắc vào cách mạng của nhân dân.
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...child_directed_treatment=;tfua=;ltd=;dc_tdv=1
Tượng đài là công trình trọng điểm trong di tích Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, Đồng Tháp. Ảnh: Lâm Điền
Và với lòng tin sắt đá “Hôm nay chia tay để ngày mai gặp lại trong cảnh huy hoàng của Tổ quốc”, địa điểm Tập kết đã tiếp thêm sức mạnh để các chiến sĩ lên đường ra Bắc học tập và trở về chiến đấu giải phóng quê hương.
Ngày 29.10.1954, chuyến tàu cuối cùng rời bến bắc Cao Lãnh chở đoàn quân tập kết ra Bắc. Và đúng 65 năm sau, ngày 29.10.2019, được sự đồng thuận của các tỉnh, thành trong khu vực, tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng và hoàn thành công trình Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh tại vị trí năm xưa.
Trải rộng trên 12.000m2, công trình gồm nhiều hạng mục như cây xanh, bờ kè… nhưng trung tâm nhất là bức phù điêu và tượng đài người phụ nữ chia tay người lính Cụ Hồ trong tâm thế tràn đầy niềm tin vào ngày thống nhất đất nước.
Đặc biệt trong lễ khánh thành, tỉnh Đồng Tháp đã phát động đợt chia sẻ kỷ vật của những người lính năm xưa và thu nhận được nhiều hiện vật quý về thời gian, giá trị lịch sử. Đây được xem là điểm sinh hoạt giáo dục lý tưởng cách mạnh, truyền lửa yêu nước cho thế hệ trẻ.
Nơi đây còn là điểm đến lý tưởng cho du khách thích khám phá văn hóa sông nước đầu nguồn Cửu Long giang. Cách đó không xa là cả cung đường thủy vận và “không vận” như thoi đưa trên sông Tiền của chiếc cầu Cao Lãnh lực lưỡng vắt mình trên không phận sông Tiền và chuyến phà Cao Lãnh trăm năm nối nhịp đôi bờ.
Dòng sông Tiền bốn mùa hiền hòa chở phù sa bồi đắp châu thổ, thỉnh thoảng nhấn nhá thêm những giề lục bình nở những chùm bông tim tím, như điểm nhấn cho bức tranh hậu cảnh khu di tích thêm sống động và độc đáo…
Mảng xanh ở đây không chỉ mang đến cho du khách cảm giác tươi mới, mà còn mãn nhãn người có thú vui hoa kiểng vì phần nhiều trong đó là kỳ hoa, dị thảo của nhiều địa phương trong cả nước tặng.
Ghi nhận ý nghĩa, tầm vóc lịch sử to lớn của di tích, ngày 24.2.2023, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch quyết định xếp hạng Địa điểm tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh là Di tích Quốc gia. Theo kế hoạch, tối 29.10.2023, tỉnh Đồng Tháp long trọng làm lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia này.
Địa điểm Tập kết ra Bắc năm 1954 tại Cao Lãnh, thị trấn cao Lãnh, tỉnh Long Châu Sa (nay là TP Cao Lãnh – Đồng Tháp) là di tích có ý nghĩa đặc biệt của lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước.