tran hương
Well-known member
1. Dịch vụ du lịch là gì?
Dịch vụ du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel services.
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng.
2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
- Tính phi vật chất
Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm trước khi mua. Chính vì vậy du khách rất khó đánh giá chất lượng của dịch vụ trước khi sử dụng.
Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin cần phải nhấn mạnh đến lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là mô tả quá trình dịch vụ.
- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch
Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt của dịch vụ du lịch đối với hàng hóa. Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ở một nơi rồi mang đi tiêu thụ ở một nơi khác. Do tính đồng thời trên nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho được.
- Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ
Đặc điểm này nói lên trong một chừng mực nào đó, khách du lịch là nội dung của quá trình sản xuất. Mức độ hài lòng của khách du lịch sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân viên du lịch, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách.
Trong rất nhiều trường hợp, thái độ và sự giao tiếp với du khách còn quan trọng hơn là kiến thức và kĩ năng nghề.
- Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch
Đặc điểm này là do cơ sở du lịch vừa là nơi cung ứng dịch vụ, vừa là nơi sản xuất nên dịch vụ du lịch không thể di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch.
- Tính thời vụ của dịch vụ du lịch
Du lịch có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ do đó ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch. Cung - cầu về dịch vụ du lịch không có sự đồng đều trong năm mà tập trung vào một số thời điểm nhất định.
- Tính trọn gói của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch thường trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.
+ Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với du khách như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí...
+ Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách.
- Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn nhằm làm thỏa mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và kì vọng của từng khách hàng. Dịch vụ du lịch không có được sự đồng nhất vì phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ dịch vụ du lịch
Một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua khi thành lập công ty dịch vụ du lịch chính là điều kiện kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất: Người đại diện, chủ công ty, giám đốc của công ty du lịch phải là người có bằng cấp về lữ hành, tối thiểu là bằng trung cấp. Còn nếu chỉ có những bằng khác thì cần có chứng chỉ tối thiểu ở trình độ trung cấp của nghiệp vụ du lịch lữ hành trong nước. Cụ thể theo thông tư 6/2017 của Bộ VHTT& DL thì các loại bằng cấp sau sẽ được chấp nhận: Du lịch lữ hành; Quản trị lữ hành; Quản lý, kinh doanh du lịch; Du lịch; Điều hành tour; Marketing du lịch hoặc Quản trị du lịch và lữ hành.
recommended by
QUÀ LƯU NIỆM
Cô gái 26 tuổi ở Sài Gòn hóa triệu phú nhờ bí mật tâm linh kì lạ!
TÌM HIỂU THÊM
Thứ hai: Doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng hợp lệ với hướng dẫn viên. Công ty du lịch lữ hành quốc tế phải tiến hành mua bảo hiểm cho du khách ra nước ngoài du lịch.
Thứ ba: Công ty du lịch phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên; Hướng dẫn viên công ty lữ hành phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế theo đúng quy định. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; hướng dẫn viên nội địa chỉ được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam.
Thứ tư: Người trực tiếp điều hành phải có bằng cấp tối thiểu cao đẳng trở lên đối với các ngành nghề liên quan đến lữ hành quốc tế và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lữ hành tối thiểu là 4 năm. Có tối thiểu 3 hướng dẫn viên phải có thẻ, chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Thứ năm Doanh nghiệp phải chuẩn bị tiền ký quỹ ở ngân hàng. Mức ký quỹ đối với du lịch lữ hành quốc tế là 500 triệu VNĐ. Mức ký quỹ của du lịch nội địa là 100 triệu VNĐ.
Thứ sáu: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc thì trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hợp lệ. Thông thương, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch.
4. Đặc điểm của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
Để thành lập công ty dịch vụ du lịch thành công thì bên cnahj điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty như sau:
4.1. Người đại diện pháp luật của công ty dịch vụ du lịch:
– Công ty dịch vụ du lịch có thể có 1 hay nhiều người đại diện pháp luật nếu chọn loại hình cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện pháp luật có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty, là người quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp cần chọn một người đại diện có kinh nghiệm cũng như đủ năng lực, đảm bảo có thể giải quyết những công việc quan trọng của doanh nghiệp khi thành lập công ty dịch vụ du lịch. Người đại diện theo pháp luật của một công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, người quản lý…
4.2. Loại hình công ty dịch vụ du lịch:
– Loại hình phù hợp với công ty dịch vụ du lịch sẽ do doanh nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên, người góp vốn, tỉ lệ vốn, mong muốn của chủ doanh nghiệp…để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng doanh nghiệp, do đó, hãy cân nhắc kỹ và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Doanh nghiệp dịch vụ du lịch có thể chọn một trong 5 loại hình sau để làm hình thức cho doanh nghiệp của mình như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh.
4.3. Tên và địa chỉ công ty dịch vụ du lịch
– Công ty dịch vụ du lịch cần có một tên riêng, khác biệt với những công ty khác, đặc biệt, tên công ty phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với bất cứ tên của doanh nghiệp khắc đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tên của công ty dịch vụ du lịch có thể được viết bằng tiếng anh hoặc tiếng việt, nhưng phải đảm bảo là tên không chứa ký tự, từ ngữ cấm hay ký tự, từ ngữ thiếu văn hóa. Hơn nữa, tên không được gây nhầm lẫn với công ty khác. Tên công ty có thể viết tắt. Doanh nghiệp không sử dụng tên lực lượng vũ trang hay tên của bất cứ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào để làm tên cho công ty dịch vụ du lịch. Để tránh các trường hợp tên không hợp lệ, doanh nghiệp nên tra cứu tên cần thận trước khi đăng ký kinh doanh.
– Công ty dịch vụ du lịch cần có địa chỉ bên trong lãnh thổ Việt Nam, như vậy mới có thể thuận lợi đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty dịch vụ du lịch phải chính xác, không được sử dụng địa chỉ giả. Chung cư và khu tập thể là những khu vực không thể đặt địa chỉ kinh doanh, do đó, doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh địa chỉ công ty ở những khu vực này. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của cá nhân, gia đình, bạn bè… để đăng ký trụ sở công ty. Nếu trường hợp thuê văn phòng làm địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thuê và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật và một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.
Dịch vụ du lịch trong tiếng Anh được gọi là Travel services.
Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng.
2. Đặc điểm của dịch vụ du lịch
- Tính phi vật chất
Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm trước khi mua. Chính vì vậy du khách rất khó đánh giá chất lượng của dịch vụ trước khi sử dụng.
Do đó, nhà cung cấp dịch vụ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin và thông tin cần phải nhấn mạnh đến lợi ích của dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần là mô tả quá trình dịch vụ.
- Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch
Đây là đặc điểm quan trọng thể hiện sự khác biệt của dịch vụ du lịch đối với hàng hóa. Sản phẩm du lịch không thể sản xuất ở một nơi rồi mang đi tiêu thụ ở một nơi khác. Do tính đồng thời trên nên sản phẩm du lịch không thể lưu kho được.
- Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ
Đặc điểm này nói lên trong một chừng mực nào đó, khách du lịch là nội dung của quá trình sản xuất. Mức độ hài lòng của khách du lịch sẽ phụ thuộc vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân viên du lịch, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách.
Trong rất nhiều trường hợp, thái độ và sự giao tiếp với du khách còn quan trọng hơn là kiến thức và kĩ năng nghề.
- Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch
Đặc điểm này là do cơ sở du lịch vừa là nơi cung ứng dịch vụ, vừa là nơi sản xuất nên dịch vụ du lịch không thể di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch.
- Tính thời vụ của dịch vụ du lịch
Du lịch có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ do đó ảnh hưởng đến dịch vụ du lịch. Cung - cầu về dịch vụ du lịch không có sự đồng đều trong năm mà tập trung vào một số thời điểm nhất định.
- Tính trọn gói của dịch vụ du lịch
Dịch vụ du lịch thường trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung.
+ Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với du khách như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí...
+ Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung của khách du lịch. Tuy chúng không có tính bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong hành trình du lịch của du khách.
- Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch
Nhà cung ứng dịch vụ du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn nhằm làm thỏa mãn tất cả khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và kì vọng của từng khách hàng. Dịch vụ du lịch không có được sự đồng nhất vì phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành.
3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ dịch vụ du lịch
Một trong những vấn đề quan trọng doanh nghiệp không thể bỏ qua khi thành lập công ty dịch vụ du lịch chính là điều kiện kinh doanh. Cụ thể, doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất: Người đại diện, chủ công ty, giám đốc của công ty du lịch phải là người có bằng cấp về lữ hành, tối thiểu là bằng trung cấp. Còn nếu chỉ có những bằng khác thì cần có chứng chỉ tối thiểu ở trình độ trung cấp của nghiệp vụ du lịch lữ hành trong nước. Cụ thể theo thông tư 6/2017 của Bộ VHTT& DL thì các loại bằng cấp sau sẽ được chấp nhận: Du lịch lữ hành; Quản trị lữ hành; Quản lý, kinh doanh du lịch; Du lịch; Điều hành tour; Marketing du lịch hoặc Quản trị du lịch và lữ hành.
recommended by
QUÀ LƯU NIỆM
Cô gái 26 tuổi ở Sài Gòn hóa triệu phú nhờ bí mật tâm linh kì lạ!
TÌM HIỂU THÊM
Thứ hai: Doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng hợp lệ với hướng dẫn viên. Công ty du lịch lữ hành quốc tế phải tiến hành mua bảo hiểm cho du khách ra nước ngoài du lịch.
Thứ ba: Công ty du lịch phải có ký hợp đồng với hướng dẫn viên; Hướng dẫn viên công ty lữ hành phải có thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc quốc tế theo đúng quy định. Hướng dẫn viên quốc tế được hướng dẫn cho cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế; hướng dẫn viên nội địa chỉ được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là người Việt Nam.
Thứ tư: Người trực tiếp điều hành phải có bằng cấp tối thiểu cao đẳng trở lên đối với các ngành nghề liên quan đến lữ hành quốc tế và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lữ hành tối thiểu là 4 năm. Có tối thiểu 3 hướng dẫn viên phải có thẻ, chứng chỉ hành nghề hướng dẫn viên du lịch quốc tế.
Thứ năm Doanh nghiệp phải chuẩn bị tiền ký quỹ ở ngân hàng. Mức ký quỹ đối với du lịch lữ hành quốc tế là 500 triệu VNĐ. Mức ký quỹ của du lịch nội địa là 100 triệu VNĐ.
Thứ sáu: Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành quốc thì trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép kinh doanh hợp lệ. Thông thương, doanh nghiệp có thể xin một trong 3 loại giấy phép sau: Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch ra nước ngoài, Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách Việt Nam và Giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành cho du khách vào Việt Nam và du khách đi nước ngoài du lịch.
4. Đặc điểm của Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch
Để thành lập công ty dịch vụ du lịch thành công thì bên cnahj điều kiện kinh doanh, doanh nghiệp còn cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin cơ bản về công ty như sau:
4.1. Người đại diện pháp luật của công ty dịch vụ du lịch:
– Công ty dịch vụ du lịch có thể có 1 hay nhiều người đại diện pháp luật nếu chọn loại hình cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Người đại diện pháp luật có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với công ty, là người quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp cần chọn một người đại diện có kinh nghiệm cũng như đủ năng lực, đảm bảo có thể giải quyết những công việc quan trọng của doanh nghiệp khi thành lập công ty dịch vụ du lịch. Người đại diện theo pháp luật của một công ty có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, người quản lý…
4.2. Loại hình công ty dịch vụ du lịch:
– Loại hình phù hợp với công ty dịch vụ du lịch sẽ do doanh nghiệp căn cứ vào số lượng thành viên, người góp vốn, tỉ lệ vốn, mong muốn của chủ doanh nghiệp…để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất. Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, phù hợp với từng doanh nghiệp, do đó, hãy cân nhắc kỹ và đưa ra lựa chọn đúng đắn.
– Doanh nghiệp dịch vụ du lịch có thể chọn một trong 5 loại hình sau để làm hình thức cho doanh nghiệp của mình như công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty cổ phần, công ty tư nhân và công ty hợp danh.
4.3. Tên và địa chỉ công ty dịch vụ du lịch
– Công ty dịch vụ du lịch cần có một tên riêng, khác biệt với những công ty khác, đặc biệt, tên công ty phải là duy nhất, không được giống hay trùng lặp với bất cứ tên của doanh nghiệp khắc đã đăng ký kinh doanh trước đó. Tên của công ty dịch vụ du lịch có thể được viết bằng tiếng anh hoặc tiếng việt, nhưng phải đảm bảo là tên không chứa ký tự, từ ngữ cấm hay ký tự, từ ngữ thiếu văn hóa. Hơn nữa, tên không được gây nhầm lẫn với công ty khác. Tên công ty có thể viết tắt. Doanh nghiệp không sử dụng tên lực lượng vũ trang hay tên của bất cứ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nào để làm tên cho công ty dịch vụ du lịch. Để tránh các trường hợp tên không hợp lệ, doanh nghiệp nên tra cứu tên cần thận trước khi đăng ký kinh doanh.
– Công ty dịch vụ du lịch cần có địa chỉ bên trong lãnh thổ Việt Nam, như vậy mới có thể thuận lợi đăng ký kinh doanh. Địa chỉ công ty dịch vụ du lịch phải chính xác, không được sử dụng địa chỉ giả. Chung cư và khu tập thể là những khu vực không thể đặt địa chỉ kinh doanh, do đó, doanh nghiệp không được đăng ký kinh doanh địa chỉ công ty ở những khu vực này. Để tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể tận dụng nhà riêng độc lập của cá nhân, gia đình, bạn bè… để đăng ký trụ sở công ty. Nếu trường hợp thuê văn phòng làm địa chỉ kinh doanh, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh quyền thuê và sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật và một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.