0707171758
NGUYỄN THANH VÂN
Những người đàn ông có đầu óc thông minh thường có khuôn mặt thon dài và trông trưởng thành hơn.
Theo tâm lý học, chúng ta có thói quen dựa vào ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người lạ. Đối với một người xa lạ, ngoại hình là một trong những cách thể hiện trực quan nhất.
Từ lâu, loài người đã hình thành thói quen đánh giá một người có đáng tin cậy và đáng để giao tiếp hay không dựa trên vẻ bề ngoài, vì vậy khi mới gặp mặt, chúng ta thường có những đánh giá khá sơ sài dựa trên đặc điểm bên ngoài của đối phương để giúp bản thân hiểu rõ hơn về người này.
Mặt khác, ấn tượng ban đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến hàng loạt hành vi tiếp theo, mọi người có xu hướng đánh giá tính cách, sự chính trực và các phẩm chất khác của cá nhân dựa trên ấn tượng đầu tiên và đưa ra lựa chọn hành vi trong tình huống tương ứng, vì vậy ấn tượng ban đầu tốt là đặc biệt quan trọng.
Các cụ có câu không nên trông mặt mà bắt hình dong, vẻ bề ngoài không cho thấy thế giới nội tâm của một người, nhưng nó có thực sự vô dụng khi đánh giá một người dựa trên vẻ bề ngoài? Chưa hẳn!
Trong văn hóa truyền thống phương Đông, có một số khái niệm và quan niệm liên quan đến ngoại hình và trạng thái bên trong của con người. Nó được đề cập trong nhiều tác phẩm kinh điển, trong số đó có nhân tướng học. Nó đề cập đến lý thuyết quan sát khuôn mặt, cơ thể, ngũ quan và các đặc điểm khác của một người để phán đoán tính cách, số phận, tình trạng sức khỏe và các khía cạnh khác của người đó.
Người ta vẫn thường hay nói "tướng do tâm sinh", trạng thái và cảm xúc bên trong của một người sẽ ảnh hưởng đến việc thể hiện hình ảnh bên ngoài của anh ta. Chẳng hạn, những người có tâm trạng tốt và sức khỏe tinh thần tốt, khuôn mặt trông lúc nào cũng sẽ rất tươi và biểu cảm tự nhiên hơn. Trong khi những người dễ cáu kỉnh và bồn chồn thường có xu hướng thể hiện vẻ mặt mệt mỏi và lo lắng.
Khuôn mặt tròn đầy đặn là biểu tượng của sự may mắn, phúc hậu, cho thấy cuộc sống không phải lo toan quá nhiều, trong khi khuôn mặt gầy gò, hốc hác lại cho thấy một cuộc sống vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc…
Trong mắt người hiện đại, nhân tướng học là một lý thuyết không thể kiểm chứng bằng khoa học, nó giống huyền học hơn là một dạng tài liệu tham khảo.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ như trí tuệ sinh vật, thị giác máy tính… Hiện khoa học đang không ngừng khám phá mối quan hệ giữa đặc điểm khuôn mặt con người với trí thông minh tính cách và các yếu tố khác, có rất nhiều sự thật có thể chứng minh đàn ông có chỉ số IQ cao cũng sở hữu các đường nét trên khuôn mặt tương tự.
Các phát hiện cho thấy rằng có một vài mức độ tương quan giữa các đặc điểm trên khuôn mặt con người và các yếu tố như mức độ IQ. Chẳng hạn, những người đàn ông có đầu óc thông minh thường có khuôn mặt thon dài và trông trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hai mắt của họ xa nhau hơn, mũi của họ cũng hao hao nhau, nhìn chung cao và thẳng. Đường viền cằm rõ ràng, cho thấy vẻ ngoài sắc sảo, khóe miệng hơi nhếch lên giúp trông tự tin và hoạt bát.
Hầu hết những người có chỉ số IQ trung bình đều có khuôn mặt rộng, khóe miệng có xu hướng cụp xuống, cằm tròn và tù, các đường nét trên khuôn mặt không cho thấy sự nhanh nhẹn, tạo cho người ta cảm giác đơn giản mộc mạc. Nhìn chung, nếu bạn phát hiện một người có các đường nét trên khuôn mặt sắc nét thì rất có thể đó là người có chỉ số IQ cao.
Kết luận này không áp dụng cho phái nữ. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra mối tương quan giữa các đặc điểm trên khuôn mặt của phụ nữ và chỉ số IQ.
Tại sao đàn ông và phụ nữ không thể được đánh giá theo cùng một bộ tiêu chuẩn, và sự khác biệt đến từ đâu?
Trên thực tế, sự đối xử khắc nghiệt của xã hội hiện đại đối với phụ nữ đã khiến phụ nữ phải trả những cái giá đắt hơn cho ngoại hình của mình.
Khi phụ nữ quan tâm đến vẻ ngoài của mình, họ dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho khuôn mặt: học trang điểm, học phẫu thuật thẩm mỹ… những thứ này sẽ làm thay đổi khuôn mặt của người phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến sự đánh giá của người khác đối với họ.
Tuy nhiên, xã hội không có yêu cầu cao về ngoại hình của nam giới, nam giới sẽ không bị gò bó bởi nhiều quy tắc, luật lệ nên phái nam cũng không cần quá quan tâm đến việc chăm sóc hình ảnh bên ngoài.
Tâm lý học có một khái niệm gọi là hiệu ứng hào quang, khi gặp người không quen, chúng ta có xu hướng tập trung vào những ưu điểm và nhược điểm rõ ràng nhất của đối phương trước.
Nếu họ tạo được ấn tượng ban đầu tốt với bạn, bạn sẽ cho rằng họ cũng tài năng không kém trong các lĩnh vực khác.
Nhưng nếu ấn tượng ban đầu không tốt, chúng ta sẽ có nhận thức tiêu cực, và có thể sẽ vô cùng ghét người đó.
Một người đàn ông có ngoại hình sáng thường sẽ thu hút hơn, và khi bị thu hút bởi vẻ ngoài nổi bật của họ, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng họ là một người có chỉ số IQ cao.
Tâm trạng của một người sẽ ảnh hưởng đến trạng thái khuôn mặt, nội tâm càng điềm đạm bao dung khuôn mặt càng thiện lương, thoạt nhìn sẽ có cảm giác dễ gần.
Nhìn chung, bằng cách quan sát khuôn mặt của một người đàn ông, ở một mức độ nào đó, chúng ta thực sự có thể phán đoán chỉ số IQ của họ, tất nhiên, quy tắc này không chính xác 100%, chúng ta vẫn cần đánh giá tính cách của một người một cách lý trí và khách quan thông qua cư xử hàng ngày.
Theo tâm lý học, chúng ta có thói quen dựa vào ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người lạ. Đối với một người xa lạ, ngoại hình là một trong những cách thể hiện trực quan nhất.
Từ lâu, loài người đã hình thành thói quen đánh giá một người có đáng tin cậy và đáng để giao tiếp hay không dựa trên vẻ bề ngoài, vì vậy khi mới gặp mặt, chúng ta thường có những đánh giá khá sơ sài dựa trên đặc điểm bên ngoài của đối phương để giúp bản thân hiểu rõ hơn về người này.
Mặt khác, ấn tượng ban đầu sẽ có ảnh hưởng lớn đến hàng loạt hành vi tiếp theo, mọi người có xu hướng đánh giá tính cách, sự chính trực và các phẩm chất khác của cá nhân dựa trên ấn tượng đầu tiên và đưa ra lựa chọn hành vi trong tình huống tương ứng, vì vậy ấn tượng ban đầu tốt là đặc biệt quan trọng.
Các cụ có câu không nên trông mặt mà bắt hình dong, vẻ bề ngoài không cho thấy thế giới nội tâm của một người, nhưng nó có thực sự vô dụng khi đánh giá một người dựa trên vẻ bề ngoài? Chưa hẳn!
Trong văn hóa truyền thống phương Đông, có một số khái niệm và quan niệm liên quan đến ngoại hình và trạng thái bên trong của con người. Nó được đề cập trong nhiều tác phẩm kinh điển, trong số đó có nhân tướng học. Nó đề cập đến lý thuyết quan sát khuôn mặt, cơ thể, ngũ quan và các đặc điểm khác của một người để phán đoán tính cách, số phận, tình trạng sức khỏe và các khía cạnh khác của người đó.
Người ta vẫn thường hay nói "tướng do tâm sinh", trạng thái và cảm xúc bên trong của một người sẽ ảnh hưởng đến việc thể hiện hình ảnh bên ngoài của anh ta. Chẳng hạn, những người có tâm trạng tốt và sức khỏe tinh thần tốt, khuôn mặt trông lúc nào cũng sẽ rất tươi và biểu cảm tự nhiên hơn. Trong khi những người dễ cáu kỉnh và bồn chồn thường có xu hướng thể hiện vẻ mặt mệt mỏi và lo lắng.
Khuôn mặt tròn đầy đặn là biểu tượng của sự may mắn, phúc hậu, cho thấy cuộc sống không phải lo toan quá nhiều, trong khi khuôn mặt gầy gò, hốc hác lại cho thấy một cuộc sống vất vả, không đủ cơm ăn áo mặc…
Trong mắt người hiện đại, nhân tướng học là một lý thuyết không thể kiểm chứng bằng khoa học, nó giống huyền học hơn là một dạng tài liệu tham khảo.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ như trí tuệ sinh vật, thị giác máy tính… Hiện khoa học đang không ngừng khám phá mối quan hệ giữa đặc điểm khuôn mặt con người với trí thông minh tính cách và các yếu tố khác, có rất nhiều sự thật có thể chứng minh đàn ông có chỉ số IQ cao cũng sở hữu các đường nét trên khuôn mặt tương tự.
Các phát hiện cho thấy rằng có một vài mức độ tương quan giữa các đặc điểm trên khuôn mặt con người và các yếu tố như mức độ IQ. Chẳng hạn, những người đàn ông có đầu óc thông minh thường có khuôn mặt thon dài và trông trưởng thành hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa hai mắt của họ xa nhau hơn, mũi của họ cũng hao hao nhau, nhìn chung cao và thẳng. Đường viền cằm rõ ràng, cho thấy vẻ ngoài sắc sảo, khóe miệng hơi nhếch lên giúp trông tự tin và hoạt bát.
Hầu hết những người có chỉ số IQ trung bình đều có khuôn mặt rộng, khóe miệng có xu hướng cụp xuống, cằm tròn và tù, các đường nét trên khuôn mặt không cho thấy sự nhanh nhẹn, tạo cho người ta cảm giác đơn giản mộc mạc. Nhìn chung, nếu bạn phát hiện một người có các đường nét trên khuôn mặt sắc nét thì rất có thể đó là người có chỉ số IQ cao.
Kết luận này không áp dụng cho phái nữ. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra mối tương quan giữa các đặc điểm trên khuôn mặt của phụ nữ và chỉ số IQ.
Tại sao đàn ông và phụ nữ không thể được đánh giá theo cùng một bộ tiêu chuẩn, và sự khác biệt đến từ đâu?
Trên thực tế, sự đối xử khắc nghiệt của xã hội hiện đại đối với phụ nữ đã khiến phụ nữ phải trả những cái giá đắt hơn cho ngoại hình của mình.
Khi phụ nữ quan tâm đến vẻ ngoài của mình, họ dành nhiều thời gian và năng lượng hơn cho khuôn mặt: học trang điểm, học phẫu thuật thẩm mỹ… những thứ này sẽ làm thay đổi khuôn mặt của người phụ nữ, từ đó ảnh hưởng đến sự đánh giá của người khác đối với họ.
Tuy nhiên, xã hội không có yêu cầu cao về ngoại hình của nam giới, nam giới sẽ không bị gò bó bởi nhiều quy tắc, luật lệ nên phái nam cũng không cần quá quan tâm đến việc chăm sóc hình ảnh bên ngoài.
Tâm lý học có một khái niệm gọi là hiệu ứng hào quang, khi gặp người không quen, chúng ta có xu hướng tập trung vào những ưu điểm và nhược điểm rõ ràng nhất của đối phương trước.
Nếu họ tạo được ấn tượng ban đầu tốt với bạn, bạn sẽ cho rằng họ cũng tài năng không kém trong các lĩnh vực khác.
Nhưng nếu ấn tượng ban đầu không tốt, chúng ta sẽ có nhận thức tiêu cực, và có thể sẽ vô cùng ghét người đó.
Một người đàn ông có ngoại hình sáng thường sẽ thu hút hơn, và khi bị thu hút bởi vẻ ngoài nổi bật của họ, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng họ là một người có chỉ số IQ cao.
Tâm trạng của một người sẽ ảnh hưởng đến trạng thái khuôn mặt, nội tâm càng điềm đạm bao dung khuôn mặt càng thiện lương, thoạt nhìn sẽ có cảm giác dễ gần.
Nhìn chung, bằng cách quan sát khuôn mặt của một người đàn ông, ở một mức độ nào đó, chúng ta thực sự có thể phán đoán chỉ số IQ của họ, tất nhiên, quy tắc này không chính xác 100%, chúng ta vẫn cần đánh giá tính cách của một người một cách lý trí và khách quan thông qua cư xử hàng ngày.