Đình Đầu - nơi lưu giữ dấu ấn cách mạng ở Hải Dương

Võ Xuân Trường

Well-known member
Đình Đầu - nơi lưu giữ dấu ấn cách mạng ở Hải Dương

Hải Dương - Đình Đầu thuộc xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là nơi lưu giữ nhiều dấn ấn cách mạng của quân và dân tỉnh Hải Dương.
Đình Đầu - nơi lưu giữ dấu ấn cách mạng ở Hải Dương
Đình Đầu thuộc xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn cách mạng của quân và dân Hải Dương. Ảnh: Công Hòa
Đình Đầu là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân thôn Đầu, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Công trình xây dựng vào thời hậu Lê để thờ Phật Minh công chúa thời Trần. Đến năm Khải Định 2 (năm 1917), ngôi đình được tôn tạo lại với quy mô lớn.
Đình Đầu được xây dựng vào thời hậu Lê để thờ Phật Minh công chúa thời Trần.
Đình Đầu được xây dựng vào thời hậu Lê để thờ Phật Minh công chúa thời Trần.
Kiến trúc ngôi đình được tạo theo hinh chữ Đinh bao gồm phần tiền tế có 5 gian và hậu cung có 3 gian. Các mảng chạm khắc đều mang đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn.
Đình Đầu có hệ thống bẩy mái dài, vươn ra phía hiên với các chạm trổ tinh xảo như trúc hóa rồng, cá chép hóa rồng, hoa cúc, và hoa mai. Các con rường chồng ghép thành bốn bức cốn chạm khắc 8 cảnh tứ linh và tứ quý đầy cách điệu.
 Kiến trúc, các mảng chạm khắc bên trong đình Đầu đều mang đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh: Công Hòa
Kiến trúc, các mảng chạm khắc bên trong đình Đầu đều mang đặc trưng kiến trúc thời Nguyễn. Ảnh: Công Hòa
Ngôi đình còn là trung tâm của nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng kháng chiến tại xã Hợp Tiến. Vào tháng 8.1940, chi bộ Tạ Xá tổ chức hội nghị tại đây với sự tham dự của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hoan. Hội nghị đã quyết định thành lập Đội tự vệ chiến đấu Tạ Xá với hơn 40 đồng chí với mục tiêu bảo vệ cơ quan Đảng – đây chính là tiền thân của lực lượng vũ trang tỉnh Hải Dương.
Ngôi đình gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng kháng chiến tại xã Hợp Tiến. Ảnh: Công Hòa
Ngôi đình gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong phong trào cách mạng kháng chiến tại xã Hợp Tiến. Ảnh: Công Hòa
Trong giai đoạn 1941 - 1942, trước sự đàn áp của thực dân Pháp và tay sai, cơ sở Tạ Xá vẫn được duy trì. Khu vực gầm sàn đình trở thành nơi cất giữ vũ khí của Liên tỉnh B để chuẩn bị cho cuộc cách mạng lâu dài.
Đến ngày 22.8.1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đội tự vệ chiến đấu Tạ Xá cùng đông đảo quần chúng cách mạng đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn tại sân đình, tuyên bố giải tán chính quyền thực dân phong kiến tại Tạ Xá và thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời, lấy Đình Đầu làm trụ sở của chính quyền cách mạng. Hiện, đình Đầu có một nhà truyền thống cách mạng là nơi lưu giữ tư liệu lịch sử về những năm kháng chiến của quân dân xã Hợp Tiến.
Bên trong nhà truyền thống cách mạng tại đình Đầu lưu giữ nhiều tư liệu về phong trào cách mạng của xã Hợp Tiến. Ảnh: Công Hòa
Bên trong nhà truyền thống cách mạng tại đình Đầu lưu giữ nhiều tư liệu về phong trào cách mạng của xã Hợp Tiến. Ảnh: Công Hòa
Ngày 21.1.1992, đình Đầu được Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ra Quyết định số 97 xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
Ông Lê Văn Hưng - Cán bộ thông tin - văn hóa xã Hợp Tiến - chia sẻ, Đình Đầu là địa điểm ý nghĩa để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục lịch sử. Đây là nơi diễn ra các buổi học ngoại khóa, cho học sinh trên địa bàn xã cũng như các trường học khác trong tỉnh. Các em học sinh không chỉ được tìm hiểu về giá trị văn hóa của ngôi đình mà còn được nghe kể về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của nhân dân Hải Dương.
Đình Đầu là nơi tuyên truyền, giáo dục cho các em học sinh trên địa bàn xã và tỉnh về truyền thống cách mạng của nhân dân Hải Dương. Ảnh: Công Hòa
Đình Đầu là nơi tuyên truyền, giáo dục cho các em học sinh trên địa bàn xã và tỉnh về truyền thống cách mạng của nhân dân Hải Dương. Ảnh: Công Hòa
Hằng năm, cứ đến ngày 12.2 Âm lịch, nhân dân thôn Đầu cũng như người dân trong xã Hợp Tiến lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống tại Đình Đầu, thu hút được khá đông du khách thập phương về lễ bái, chiêm ngưỡng.
 
Bên trên