Đỉnh Lùng Cúng nhiều rác

Thanh Tuấn

Well-known member
Các điểm dừng trên cung trekking tới đỉnh Lùng Cúng, Mù Cang Chải, gần đây được phản ánh có nhiều rác thải, "thu gom không xuể".

Anh Nguyễn Trọng Cung, sống tại Hà Nội chinh phục đỉnh Lùng Cúng hôm 1/12, cho biết cung đường từ bản Tu San lên đỉnh và trở xuống qua thung lũng Tà Cua Y, bản Thào Chua Chải rác thải xuất hiện nhiều, tấp ở các gốc cây, trên đường và dưới suối. Rác chủ yếu là vỏ chai nhựa, bánh kẹo, khẩu trang và túi nilon.

Một điểm dừng chân trên cung trekking Lùng Cúng hôm 1/12. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung
Một điểm dừng chân trên cung trekking Lùng Cúng hôm 1/12. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Một điểm dừng chân trên cung trekking Lùng Cúng hôm 1/12. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Anh nói khi đến Lùng Cúng trong mùa hoa sơn tra những năm trước, địa điểm hoang sơ và gần như không có rác.

Theo Trưởng phòng Văn hóa du lịch huyện Mù Cang Chải, Trịnh Thế Bình, rác phát sinh ở một số điểm leo núi phần lớn do khách đi tự phát, không qua đơn vị du lịch. Khách tự mang theo đồ ăn thức uống nhưng thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Từ tháng 11, thời tiết Yên Bái thuận lợi, lượng khách đổ về đỉnh Lùng Cúng đông, với hơn 400 người vào ngày cuối tuần, khiến lượng rác ngày càng nhiều.

Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Lùng Cúng hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo, độ dài 20 km. Đỉnh núi cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.


Rác nằm trong các gốc cây trên cung trekking Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Vỏ chai trên trên cung trekking Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Rác được thu gom trên cung trekking Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Rác nằm trong các gốc cây trên cung trekking Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Vỏ chai trên trên cung trekking Lùng Cúng. Ảnh: Nguyễn Trọng Cung



1 / 3


Theo ông Bình, cung trekking Lùng Cúng xa khu dân cư, huyện khó nắm bắt tình hình. Địa phương đã phối hợp với xã tuyên truyền khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không xả rác khi leo núi thông qua các hướng dẫn viên, porter (người khuân vác hành lý).

"Thời gian tới sẽ có chế tài xử phạt để giữ gìn cảnh quan, phát triển du lịch bền vững", ông Bình nói.

Hải Dương, một porter, cho biết trong lịch trình, tour luôn cắt cử người thu gom, dọn rác để đem ra khỏi rừng nhưng "không xuể" do khách đông, thiếu ý thức.

Bảo An, hướng dẫn viên trekking Lùng Cúng, nói, với mỗi đoàn 10 khách, họ phải thu gom một bao tải rác. "Đoàn 30 người thì lượng rác nhân lên", anh nói. Thời tiết ẩm ướt và sương mù nên thu gom rác "khá khó khăn".

Vân Anh, sống tại Thanh Hóa từng chinh phục nhiều đỉnh núi ở Việt Nam, cho biết không riêng gì Lùng Cúng các cung leo núi đang "hot" như Tà Chì Nhù, Lảo Thẩn cũng xảy ra tình trạng tương tự. "Rác thải nhựa phá hủy cảnh quan hoang sơ của rừng núi, ảnh hưởng đến du lịch địa phương", cô nói.

Ngoài rác, tình trạng chặt cây để lấy củi đốt, dựng lán làm chỗ nghỉ cũng được phản ánh, gây tác động đến cảnh quan và môi trường ở Lùng Cúng.
 
Bên trên