Nguyễn May
Well-known member
Những ngày cuối tuần, du khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù rất đông, nhiều lứa tuổi khác nhau, có cả trẻ em vì cảnh quan nơi đây rất hoang sơ, hùng vĩ, với vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh.
Du khách đón chờ bình minh trên đỉnh núi Tà Chì Nhù. (Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.
Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Cung đường này có chiều dài khoảng hơn 16km.
Xuất phát từ sân vận động bản Nậm Nghẹp, du khách di chuyển khoảng 8km bằng xe máy (tự lái, hoặc thuê người chở), có người lựa chọn đi bộ, với cung đường dốc, quanh co, đất đồi dày tới điểm tập kết. Tiếp đó, du khách chinh phục đoạn đường đồi, núi, xuyên rừng khoảng gần 8km sẽ lên đến đỉnh Tà Chì Nhù.
Cùng tham gia hành trình chinh phục với đoàn du khách có các porter chủ yếu là người Mông địa phương. Porter là người dẫn đường, khuân vác, vận chuyển đồ dùng, balo, phục vụ ăn, uống cho đoàn. Trung bình 3 du khách sẽ có một porter hỗ trợ.
Là một trong những porter thạo việc, có sức khỏe, chăm chỉ và thân thiện, anh Kháng A Dệnh, bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, chia sẻ gần đây, đỉnh núi Tà Chì Nhù thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó giúp anh và bà con có thêm việc làm, thu nhập. Anh mong muốn các cấp, ngành quan tâm tổ chức lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tập huấn du lịch, sơ cứu… để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Cung đường Nậm Nghẹp - đỉnh Tà Chì Nhù không quá khó để chinh phục. Người leo núi có thể lực tốt, bền bỉ, dẻo dai dễ dàng chinh phục. Địa hình leo núi chủ yếu là đường mòn độc đạo, ít lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo nên khá an toàn cho du khách, kể cả trẻ em nếu thời tiết thuận lợi. Vào ngày mưa, đường đất trơn trượt rất khó đi, do vậy, thời điểm lý tưởng nhất để chinh phục Tà Chì Nhù là những ngày nắng ráo hoặc vào mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng Tư năm sau.
Tùy thời tiết, nhu cầu, sức khỏe, thời gian, du khách có thể đi về trong ngày. Thông thường cuộc hành trình kéo dài 2 ngày, một đêm để đảm bảo phù hợp sức khỏe của các lứa tuổi du khách và có chuyến tham quan, trải nghiệm tốt nhất.
Những ngày cuối tuần, du khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù rất đông, nhiều lứa tuổi khác nhau, có cả trẻ em. Cảnh quan nơi đây rất hoang sơ, hùng vĩ, với vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, gốc cây cổ thụ to. Đặc biệt, thời gian khoảng từ tháng Ba đến tháng Tư Dương lịch, du khách được “Trekking” qua rừng hoa đỗ quyên cổ thụ, rêu phong bao phủ, cao từ 5-10m đang bung sắc hoa đỏ, hồng, tím rực rỡ, thơ mộng và hoa sơn tra nở trắng khắp núi rừng…
Mây và hoa chi pâu trên triền núi Tà Chì Nhù, tỉnh Sơn La. (Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
Nằm ở độ cao 2.979m so với mực nước biển nhưng khu vực đỉnh Tà Chì Nhù khá bằng phẳng và rộng, phong cảnh hoang sơ, núi non hùng vĩ, tạo cảm giác tự do, tự tại, đĩnh đạc, sảng khoái, hân hoan cho bất cứ ai từng đặt chân đến đây.
Anh Trần Hồng Nhị, du khách đến từ Hà Nội, phấn khởi chia sẻ đoàn leo núi của anh có 8 thành viên, trong đó, thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi. Đây là lần thứ hai anh Nhị chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, lần này, anh chọn di chuyển từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Theo anh Nhị, cung đường này cảnh đẹp, mát, tham gia trải nghiệm leo núi giúp anh rèn luyện tính kiên trì, sức khỏe. Quan trọng nhất là tinh thần không bỏ cuộc trước mọi khó khăn, vất vả. Có thời gian, anh Nhị cùng bạn bè, người thân chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù thêm một vài lần nữa.
Còn chị Laura Slooter, du khách đến từ Hà Lan, cho hay, chặng đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù chị cảm thấy hơi mệt nhưng rất tự hào khi cùng bạn vượt qua bản thân để leo lên đến đỉnh núi. Đất nước Việt Nam rất tươi đẹp. Do đó, chị muốn đi tham quan du lịch, khám phá thêm nhiều nơi và sẽ chia sẻ cùng gia đình, bạn bè biết nhiều hơn đến phong cảnh, đất nước, con người Việt Nam.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường La Nguyễn Văn Tâm cho biết thực hiện liên kết vùng trong phát triển kinh tế-xã hội với các huyện giáp ranh, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo phối hợp liên kết với một số huyện của tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong đó, tour du lịch trải nghiệm Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến - đỉnh Tà Chì Nhù mới đưa vào khai thác nhưng đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Do đó, huyện đã, đang khảo sát, xây dựng kế hoạch phối hợp với huyện Trạm Tấu tạo thuận lợi cho các du khách tham quan du lịch, trải nghiệm. Đối với xã Ngọc Chiến, các Hợp tác xã du lịch, tổ xe ôm, tổ porter phục vụ du khách đã được thành lập. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương từ phát triển du lịch.
Với chuyến hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù theo hướng từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên để có trải nghiệm tuyệt vời, mới lạ, độc đáo. Du khách được ngắm các loài hoa nở theo mùa, săn mây, đón ánh bình minh trên đỉnh núi và hiểu hơn cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.
Du khách đón chờ bình minh trên đỉnh núi Tà Chì Nhù. (Nguồn: Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam)
Tà Chì Nhù là đỉnh núi đứng thứ 7 trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam.
Để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, ngoài di chuyển từ huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, rất đông du khách lựa chọn đi từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Cung đường này có chiều dài khoảng hơn 16km.
Xuất phát từ sân vận động bản Nậm Nghẹp, du khách di chuyển khoảng 8km bằng xe máy (tự lái, hoặc thuê người chở), có người lựa chọn đi bộ, với cung đường dốc, quanh co, đất đồi dày tới điểm tập kết. Tiếp đó, du khách chinh phục đoạn đường đồi, núi, xuyên rừng khoảng gần 8km sẽ lên đến đỉnh Tà Chì Nhù.
Cùng tham gia hành trình chinh phục với đoàn du khách có các porter chủ yếu là người Mông địa phương. Porter là người dẫn đường, khuân vác, vận chuyển đồ dùng, balo, phục vụ ăn, uống cho đoàn. Trung bình 3 du khách sẽ có một porter hỗ trợ.
Là một trong những porter thạo việc, có sức khỏe, chăm chỉ và thân thiện, anh Kháng A Dệnh, bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, chia sẻ gần đây, đỉnh núi Tà Chì Nhù thu hút đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó giúp anh và bà con có thêm việc làm, thu nhập. Anh mong muốn các cấp, ngành quan tâm tổ chức lớp bồi dưỡng về ngoại ngữ, tập huấn du lịch, sơ cứu… để nâng cao chất lượng phục vụ du khách.
Cung đường Nậm Nghẹp - đỉnh Tà Chì Nhù không quá khó để chinh phục. Người leo núi có thể lực tốt, bền bỉ, dẻo dai dễ dàng chinh phục. Địa hình leo núi chủ yếu là đường mòn độc đạo, ít lối rẽ ngang, không có nhiều hẻm vực, vách núi cheo leo nên khá an toàn cho du khách, kể cả trẻ em nếu thời tiết thuận lợi. Vào ngày mưa, đường đất trơn trượt rất khó đi, do vậy, thời điểm lý tưởng nhất để chinh phục Tà Chì Nhù là những ngày nắng ráo hoặc vào mùa khô, từ tháng 11 năm trước đến tháng Tư năm sau.
Tùy thời tiết, nhu cầu, sức khỏe, thời gian, du khách có thể đi về trong ngày. Thông thường cuộc hành trình kéo dài 2 ngày, một đêm để đảm bảo phù hợp sức khỏe của các lứa tuổi du khách và có chuyến tham quan, trải nghiệm tốt nhất.
Những ngày cuối tuần, du khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù rất đông, nhiều lứa tuổi khác nhau, có cả trẻ em. Cảnh quan nơi đây rất hoang sơ, hùng vĩ, với vẻ đẹp của những cánh rừng nguyên sinh, gốc cây cổ thụ to. Đặc biệt, thời gian khoảng từ tháng Ba đến tháng Tư Dương lịch, du khách được “Trekking” qua rừng hoa đỗ quyên cổ thụ, rêu phong bao phủ, cao từ 5-10m đang bung sắc hoa đỏ, hồng, tím rực rỡ, thơ mộng và hoa sơn tra nở trắng khắp núi rừng…
Nằm ở độ cao 2.979m so với mực nước biển nhưng khu vực đỉnh Tà Chì Nhù khá bằng phẳng và rộng, phong cảnh hoang sơ, núi non hùng vĩ, tạo cảm giác tự do, tự tại, đĩnh đạc, sảng khoái, hân hoan cho bất cứ ai từng đặt chân đến đây.
Anh Trần Hồng Nhị, du khách đến từ Hà Nội, phấn khởi chia sẻ đoàn leo núi của anh có 8 thành viên, trong đó, thành viên nhỏ tuổi nhất mới 7 tuổi. Đây là lần thứ hai anh Nhị chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù, lần này, anh chọn di chuyển từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La.
Theo anh Nhị, cung đường này cảnh đẹp, mát, tham gia trải nghiệm leo núi giúp anh rèn luyện tính kiên trì, sức khỏe. Quan trọng nhất là tinh thần không bỏ cuộc trước mọi khó khăn, vất vả. Có thời gian, anh Nhị cùng bạn bè, người thân chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù thêm một vài lần nữa.
Còn chị Laura Slooter, du khách đến từ Hà Lan, cho hay, chặng đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù chị cảm thấy hơi mệt nhưng rất tự hào khi cùng bạn vượt qua bản thân để leo lên đến đỉnh núi. Đất nước Việt Nam rất tươi đẹp. Do đó, chị muốn đi tham quan du lịch, khám phá thêm nhiều nơi và sẽ chia sẻ cùng gia đình, bạn bè biết nhiều hơn đến phong cảnh, đất nước, con người Việt Nam.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Mường La Nguyễn Văn Tâm cho biết thực hiện liên kết vùng trong phát triển kinh tế-xã hội với các huyện giáp ranh, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo phối hợp liên kết với một số huyện của tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Trong đó, tour du lịch trải nghiệm Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến - đỉnh Tà Chì Nhù mới đưa vào khai thác nhưng đã thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.
Do đó, huyện đã, đang khảo sát, xây dựng kế hoạch phối hợp với huyện Trạm Tấu tạo thuận lợi cho các du khách tham quan du lịch, trải nghiệm. Đối với xã Ngọc Chiến, các Hợp tác xã du lịch, tổ xe ôm, tổ porter phục vụ du khách đã được thành lập. Qua đó, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân địa phương từ phát triển du lịch.
Với chuyến hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù theo hướng từ bản Nậm Nghẹp, xã Ngọc Chiến, du khách được hòa mình cùng thiên nhiên để có trải nghiệm tuyệt vời, mới lạ, độc đáo. Du khách được ngắm các loài hoa nở theo mùa, săn mây, đón ánh bình minh trên đỉnh núi và hiểu hơn cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc nơi đây.