Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Được xây dựng năm 1461 dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình Trà Cổ vừa được công nhận di tích quốc gia đặc biệt về giá trị kiến trúc nghệ thuật.
Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.
Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.
Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Đình Trà Cổ có mặt chính quay ra biển (hướng nam), cách bờ biển 150 m.
Năm 1974, đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia bởi có bề dày lịch sử, văn hóa, giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2014, di tích được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là một trong 15 điểm tham quan du lịch của TP Móng Cái.
Ngày 24/10/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận đình Trà Cổ là di tích quốc gia đặc biệt.
Ngôi đình hiện có diện tích khuôn viên khoảng 1.200 m2, gồm các hạng mục: Cổng, đình, sân vườn, nhà thủ từ, am hóa sớ, nhà vệ sinh, tường bao.
Theo Phòng Văn hóa thông tin TP Móng Cái, đình Trà Cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, song vị trí và kiến trúc vẫn giữ nguyên. Năm 1921, đình được thay ván xung quanh bằng tường gạch, thay ngói mũi vảy bằng ngói mũi bằng, thay một số hoành, cột. Năm 1964, một số hoành, cột, cánh cửa của đình được tu sửa.
Mái đình theo lối chữ "đinh", lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như con thuyền rẽ sóng.
Trong lần trùng tu gần nhất năm 2012, đình được nâng cốt nền, gia công phục chế, thay thế cấu kiện gỗ bị hư hỏng, phục chế các con rồng, hoa văn trên mái; ngâm tẩm hóa chất chống mối mọt tất cả cấu kiện gỗ; tu bổ nhà thủ từ, xây mới nhà vệ sinh và một số công trình phụ trợ...
Đình có 48 cột gỗ lim đặt trên đá xanh, các cột được giằng đan bởi xà ngang dọc, đầu xà gồ chạm rồng. Sàn đình lát ván có tác dụng giữ bộ khung không bị xiêu vẹo.
Xà ngang, cột, kèo trong đình được trạm trổ công phu, sinh động với hình long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng, long mã, hổ phù...
Tiền đường gồm 5 gian, 2 chái bái đường, 3 gian hậu cung thờ Linh ứng Quảng trạch Đại vương tôn thần, Ngọc Sơn trấn hải Đại vương tôn thần, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Giác Hải cùng sáu tiên công có công mở đất.
Đình có nhiều câu đối ghi lời dạy con cháu. Trong đó có câu "Đồ Sơn ngật nhĩ hình hương địa. Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ", với ý nghĩa Đồ Sơn là đất cố hương, người Trà Cổ làm đình tưởng nhớ về nơi ấy.
Hiện nay, đình lưu giữ những hiện vật cổ như ba đỉnh hương đồng, hai hạc cưỡi đầu rồng sơn son thiếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ từ thời Nguyễn, 12 sắc phong chất liệu giấy.
Mỗi năm, đình Trà Cổ đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan, đặc biệt vào dịp lễ hội diễn ra từ ngày 29/5 đến 3/6 âm lịch. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Thông tin TP Móng Cái
Đình Trà Cổ nằm ở phía đông nam phường Trà Cổ, TP Móng Cái, giữa khu dân cư đông đúc sống bằng nghề chài lưới.
Năm 1461, dưới triều vua Lê Thánh Tông, đình bắt đầu được xây dựng để thờ 6 vị tiên công đã có công khai khẩn, lập làng ở vùng biên giới giáp với Trung Quốc. Đây cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi quan triều đình nghỉ ngơi khi đi du ngoạn.
Ngôi đình được ví như "cột mốc văn hóa vùng biên ải" bởi quá trình hình thành và tồn tại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của con người, vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Đình Trà Cổ có mặt chính quay ra biển (hướng nam), cách bờ biển 150 m.
Năm 1974, đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia bởi có bề dày lịch sử, văn hóa, giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2014, di tích được UBND tỉnh Quảng Ninh công nhận là một trong 15 điểm tham quan du lịch của TP Móng Cái.
Ngày 24/10/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận đình Trà Cổ là di tích quốc gia đặc biệt.
Ngôi đình hiện có diện tích khuôn viên khoảng 1.200 m2, gồm các hạng mục: Cổng, đình, sân vườn, nhà thủ từ, am hóa sớ, nhà vệ sinh, tường bao.
Theo Phòng Văn hóa thông tin TP Móng Cái, đình Trà Cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, song vị trí và kiến trúc vẫn giữ nguyên. Năm 1921, đình được thay ván xung quanh bằng tường gạch, thay ngói mũi vảy bằng ngói mũi bằng, thay một số hoành, cột. Năm 1964, một số hoành, cột, cánh cửa của đình được tu sửa.
Mái đình theo lối chữ "đinh", lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như con thuyền rẽ sóng.
Trong lần trùng tu gần nhất năm 2012, đình được nâng cốt nền, gia công phục chế, thay thế cấu kiện gỗ bị hư hỏng, phục chế các con rồng, hoa văn trên mái; ngâm tẩm hóa chất chống mối mọt tất cả cấu kiện gỗ; tu bổ nhà thủ từ, xây mới nhà vệ sinh và một số công trình phụ trợ...
Đình có 48 cột gỗ lim đặt trên đá xanh, các cột được giằng đan bởi xà ngang dọc, đầu xà gồ chạm rồng. Sàn đình lát ván có tác dụng giữ bộ khung không bị xiêu vẹo.
Xà ngang, cột, kèo trong đình được trạm trổ công phu, sinh động với hình long, ly, quy, phượng, lưỡng long chầu nguyệt, cá chép hóa rồng, long mã, hổ phù...
Tiền đường gồm 5 gian, 2 chái bái đường, 3 gian hậu cung thờ Linh ứng Quảng trạch Đại vương tôn thần, Ngọc Sơn trấn hải Đại vương tôn thần, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Giác Hải cùng sáu tiên công có công mở đất.
Đình có nhiều câu đối ghi lời dạy con cháu. Trong đó có câu "Đồ Sơn ngật nhĩ hình hương địa. Trà Cổ nguy nhiên kỷ niệm từ", với ý nghĩa Đồ Sơn là đất cố hương, người Trà Cổ làm đình tưởng nhớ về nơi ấy.
Hiện nay, đình lưu giữ những hiện vật cổ như ba đỉnh hương đồng, hai hạc cưỡi đầu rồng sơn son thiếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ từ thời Nguyễn, 12 sắc phong chất liệu giấy.
Mỗi năm, đình Trà Cổ đón khoảng 20.000 lượt khách đến tham quan, đặc biệt vào dịp lễ hội diễn ra từ ngày 29/5 đến 3/6 âm lịch. Ảnh: Trung tâm Văn hóa Thông tin TP Móng Cái