Thanh Tuấn
Well-known member
Đến Việt Nam giáp Tết, đoàn khách Ba Lan thích thú thưởng thức các món truyền thống dịp năm mới, nhận lì xì và tìm hiểu văn hóa Việt.
Tối 20/1, đoàn 100 du khách Ba Lan đến TP HCM và ghé một nhà hàng trong trung tâm để thưởng thức các món ăn ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, thịt kho, dưa kiệu và tìm hiểu phong tục đón Tết của người Việt.
Nhiều du khách trong đoàn bất ngờ và thích thú trước không khí sôi động, đậm nét truyền thống của ngày Tết cổ truyền.
Wojciech Pawelec thưởng thức bánh chưng. Ảnh: Minh Anh
Wojciech Pawelec thưởng thức bánh chưng. Ảnh: Minh Anh
Wojciech Pawelec, 36 tuổi, cho biết lần thứ hai được đến Việt Nam dịp Tết, anh "mê" các món Việt dịp này như bánh chưng, thịt kho. Anh sẽ quay lại Việt Nam cùng gia đình vào đúng Tết năm sau để thưởng thức thêm các món ăn truyền thống Việt.
Marta Sarzynska, 35 tuổi, nhận xét thời tiết ở Việt Nam dịp giáp Tết ấm áp, lý tưởng để dạo phố và họp mặt bạn bè, khắp nơi trang trí bắt mắt. Ở Ba Lan thời điểm này thời tiết lạnh và nhiều tuyết, nhiều hoạt động ngoài trời bị gián đoạn.
Marta Sarzynska chụp ảnh trong không gian trang trí Tết cổ truyền. Ảnh: Minh Anh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.184px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Marta Sarzynska chụp ảnh trong không gian trang trí Tết cổ truyền. Ảnh: Minh Anh
Hầu hết khách trong đoàn lần đầu biết đến phong tục lì xì vào năm mới của người Việt. Với họ, dịp Tết là cơ hội để hiểu sâu hơn về văn hóa, con người và truyền thống của đất nước được ghé thăm.
Ana Sanchez cho hay cô rất thích những phong bao màu đỏ và ấn tượng khi biết ý nghĩa "món quà nhỏ" là sự chúc phúc, hy vọng và may mắn trong năm mới.
"Những chi tiết nhỏ như vậy khiến tôi cảm thấy Tết Việt Nam thật đặc biệt và đầy tình cảm.", du khách 40 tuổi nói.
Đoàn khách Ba Lan nhận lì xì may mắn. Ảnh: Minh Anh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.333px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đoàn khách Ba Lan nhận lì xì may mắn. Ảnh: Minh Anh
Tại TP HCM, một số đơn vị lữ hành cũng thiết kế chương trình tour riêng phục vụ khách nước ngoài đến thành phố du lịch vào dịp Tết. Ông Trần Thế Dũng, tổng giám đốc Vietluxtour, cho biết đoàn 100 khách Ba Lan ghé TP HCM trải nghiệm chương trình "Tây ăn Tết ta", là một phần trong lịch trình tour dài 15 ngày qua Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
Ở Việt Nam, khách lưu lại TP HCM trải nghiệm Tết cổ truyền sớm, sau đó tham quan các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến Phan Thiết.
Theo ông Dũng, mùa cao điểm của thị trường khách Ba Lan nói riêng và châu Âu nói chung thường bắt đầu vào quý IV. Đa phần du khách tham gia các chương trình từ 8 đến 12 ngày tại Việt Nam, lịch trình trải dài ba miền và một số điểm liên tuyến Đông Dương như Lào, Campuchia, Thái Lan. Nhóm khách này ưu tiên dịch vụ tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
Ba Lan là một trong những thị trường khách được nhiều ưu đãi tại Việt Nam. Kể từ ngày 1/3 đến hết 31/12 Việt Nam miễn thị thực cho công dân Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, Liên bang Thụy Sĩ với thời hạn tạm trú 45 ngày, theo khuôn khổ chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Chính sách này được áp dụng từ ngày nhập cảnh với mục đích du lịch theo chương trình của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức, không phân biệt loại hộ chiếu, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
"Du khách Ba Lan chia sẻ thích sự độc đáo và khác biệt của văn hóa, ẩm thực ba miền Việt Nam và đặc biệt ưu tiên loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở các vùng biển đẹp như Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, Phú Quốc", ông Dũng nói.
Tối 20/1, đoàn 100 du khách Ba Lan đến TP HCM và ghé một nhà hàng trong trung tâm để thưởng thức các món ăn ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, thịt kho, dưa kiệu và tìm hiểu phong tục đón Tết của người Việt.
Nhiều du khách trong đoàn bất ngờ và thích thú trước không khí sôi động, đậm nét truyền thống của ngày Tết cổ truyền.
Wojciech Pawelec thưởng thức bánh chưng. Ảnh: Minh Anh
Wojciech Pawelec thưởng thức bánh chưng. Ảnh: Minh Anh
Wojciech Pawelec, 36 tuổi, cho biết lần thứ hai được đến Việt Nam dịp Tết, anh "mê" các món Việt dịp này như bánh chưng, thịt kho. Anh sẽ quay lại Việt Nam cùng gia đình vào đúng Tết năm sau để thưởng thức thêm các món ăn truyền thống Việt.
Marta Sarzynska, 35 tuổi, nhận xét thời tiết ở Việt Nam dịp giáp Tết ấm áp, lý tưởng để dạo phố và họp mặt bạn bè, khắp nơi trang trí bắt mắt. Ở Ba Lan thời điểm này thời tiết lạnh và nhiều tuyết, nhiều hoạt động ngoài trời bị gián đoạn.
Marta Sarzynska chụp ảnh trong không gian trang trí Tết cổ truyền. Ảnh: Minh Anh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.184px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Marta Sarzynska chụp ảnh trong không gian trang trí Tết cổ truyền. Ảnh: Minh Anh
Hầu hết khách trong đoàn lần đầu biết đến phong tục lì xì vào năm mới của người Việt. Với họ, dịp Tết là cơ hội để hiểu sâu hơn về văn hóa, con người và truyền thống của đất nước được ghé thăm.
Ana Sanchez cho hay cô rất thích những phong bao màu đỏ và ấn tượng khi biết ý nghĩa "món quà nhỏ" là sự chúc phúc, hy vọng và may mắn trong năm mới.
"Những chi tiết nhỏ như vậy khiến tôi cảm thấy Tết Việt Nam thật đặc biệt và đầy tình cảm.", du khách 40 tuổi nói.
Đoàn khách Ba Lan nhận lì xì may mắn. Ảnh: Minh Anh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 453.333px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đoàn khách Ba Lan nhận lì xì may mắn. Ảnh: Minh Anh
Tại TP HCM, một số đơn vị lữ hành cũng thiết kế chương trình tour riêng phục vụ khách nước ngoài đến thành phố du lịch vào dịp Tết. Ông Trần Thế Dũng, tổng giám đốc Vietluxtour, cho biết đoàn 100 khách Ba Lan ghé TP HCM trải nghiệm chương trình "Tây ăn Tết ta", là một phần trong lịch trình tour dài 15 ngày qua Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
Ở Việt Nam, khách lưu lại TP HCM trải nghiệm Tết cổ truyền sớm, sau đó tham quan các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đến Phan Thiết.
Theo ông Dũng, mùa cao điểm của thị trường khách Ba Lan nói riêng và châu Âu nói chung thường bắt đầu vào quý IV. Đa phần du khách tham gia các chương trình từ 8 đến 12 ngày tại Việt Nam, lịch trình trải dài ba miền và một số điểm liên tuyến Đông Dương như Lào, Campuchia, Thái Lan. Nhóm khách này ưu tiên dịch vụ tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
Ba Lan là một trong những thị trường khách được nhiều ưu đãi tại Việt Nam. Kể từ ngày 1/3 đến hết 31/12 Việt Nam miễn thị thực cho công dân Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, Liên bang Thụy Sĩ với thời hạn tạm trú 45 ngày, theo khuôn khổ chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Chính sách này được áp dụng từ ngày nhập cảnh với mục đích du lịch theo chương trình của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức, không phân biệt loại hộ chiếu, trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
"Du khách Ba Lan chia sẻ thích sự độc đáo và khác biệt của văn hóa, ẩm thực ba miền Việt Nam và đặc biệt ưu tiên loại hình du lịch nghỉ dưỡng ở các vùng biển đẹp như Đà Nẵng, vịnh Hạ Long, Phú Quốc", ông Dũng nói.