Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tổng thu du lịch Việt 6 tháng đầu năm đạt gần 343.000 tỷ đồng, tăng 1,45% so cùng kỳ 2019, trước khi Covid-19 bùng phát.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch hôm 28/6, Việt Nam đón gần 70 triệu lượt khách 6 tháng đầu năm, trong đó có 5,6 triệu lượt khách quốc tế và gần 64 triệu lượt nội địa. Lượt khách quốc tế bằng 66% so với cùng kỳ 2019, trong khi lượt khách nội địa tăng gấp 1,4 lần. Tổng thu từ du lịch ước đạt 343.100 tỷ đồng, tăng 1,45% so cùng kỳ 2019 là 338.200 tỷ đồng.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê sáng nay chỉ ra chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Dịch vụ lưu trú, ăn uống là một trong những lĩnh vực nằm ở mức tăng trưởng cao, với hơn 15% so cùng kỳ năm ngoái.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel Huỳnh Phan Phương Hoàng, tổng thu từ du lịch tăng 4.900 tỷ đồng so trước dịch một phần do trượt giá. "Khách phải bỏ hầu bao nhiêu hơn cho các chuyến đi trong năm 2023. Dịch vụ tăng do xăng dầu, chiến tranh, dịch bệnh góp phần đẩy giá thành cao lên", bà Hoàng nói.
Tuy nhiên cũng theo bà Hoàng, nhu cầu về du lịch Việt Nam "đang phục hồi rất nhanh", "tốc độ cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực". Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google chỉ ra từ đầu năm tới nay lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng, từ vị trí thứ 11 lên 6 và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất nằm trong top này. Các nước còn lại xếp ở vị trí thấp hơn khá nhiều: Indonesia (18), Thái Lan (19), Malaysia (21), Philippines (23), Singapore (30). Việt Nam có mức tăng trưởng ở nhóm 10-25%, cao hơn nhiều so với mức tăng chung của khu vực (-10% - 10%).
Bãi biển ở Vũng Tàu đông người chiều 30/4. Ảnh: Đăng Khoa
Khảo sát từ Tổng cục Du lịch chỉ ra mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu ở việc thuê phòng, ăn uống (chiếm 56-60%). Mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%, còn lại là chi phí khác. Nếu chỉ tính tham quan kèm vui chơi, chi phí bỏ ra chỉ bằng 7-19% tổng chuyến đi. Trong khi đó tại Malaysia, Thái Lan, con số là 40-50%, thậm chí là 70%. "Khách quốc tế và nội địa không chi cho hoạt động vui chơi tại Việt Nam không phải do họ không muốn mà có lẽ vì nước ta chưa có nhiều điểm giải trí thú vị", bà Hoàng nói. Còn theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thiếu khu vui chơi đẳng cấp quốc tế đang là lỗ hổng lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Theo bà Hoàng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến toàn cầu sau dịch. "Chúng ta cần cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn điểm đến, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, cần thêm nhiều cơ chế mới cho kinh tế đêm, mở đường bay mới để có thể hút khách và khiến họ mở hầu bao, chi tiêu nhiều hơn", bà Hoàng cho hay.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Du lịch hôm 28/6, Việt Nam đón gần 70 triệu lượt khách 6 tháng đầu năm, trong đó có 5,6 triệu lượt khách quốc tế và gần 64 triệu lượt nội địa. Lượt khách quốc tế bằng 66% so với cùng kỳ 2019, trong khi lượt khách nội địa tăng gấp 1,4 lần. Tổng thu từ du lịch ước đạt 343.100 tỷ đồng, tăng 1,45% so cùng kỳ 2019 là 338.200 tỷ đồng.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê sáng nay chỉ ra chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh góp phần duy trì tăng trưởng của khu vực dịch vụ. Dịch vụ lưu trú, ăn uống là một trong những lĩnh vực nằm ở mức tăng trưởng cao, với hơn 15% so cùng kỳ năm ngoái.
Theo Phó Tổng giám đốc Công ty Du lịch Vietravel Huỳnh Phan Phương Hoàng, tổng thu từ du lịch tăng 4.900 tỷ đồng so trước dịch một phần do trượt giá. "Khách phải bỏ hầu bao nhiêu hơn cho các chuyến đi trong năm 2023. Dịch vụ tăng do xăng dầu, chiến tranh, dịch bệnh góp phần đẩy giá thành cao lên", bà Hoàng nói.
Tuy nhiên cũng theo bà Hoàng, nhu cầu về du lịch Việt Nam "đang phục hồi rất nhanh", "tốc độ cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực". Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google chỉ ra từ đầu năm tới nay lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng, từ vị trí thứ 11 lên 6 và là quốc gia Đông Nam Á duy nhất nằm trong top này. Các nước còn lại xếp ở vị trí thấp hơn khá nhiều: Indonesia (18), Thái Lan (19), Malaysia (21), Philippines (23), Singapore (30). Việt Nam có mức tăng trưởng ở nhóm 10-25%, cao hơn nhiều so với mức tăng chung của khu vực (-10% - 10%).
Bãi biển ở Vũng Tàu đông người chiều 30/4. Ảnh: Đăng Khoa
Khảo sát từ Tổng cục Du lịch chỉ ra mức chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu ở việc thuê phòng, ăn uống (chiếm 56-60%). Mua hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, vui chơi, giải trí chỉ chiếm 20%, còn lại là chi phí khác. Nếu chỉ tính tham quan kèm vui chơi, chi phí bỏ ra chỉ bằng 7-19% tổng chuyến đi. Trong khi đó tại Malaysia, Thái Lan, con số là 40-50%, thậm chí là 70%. "Khách quốc tế và nội địa không chi cho hoạt động vui chơi tại Việt Nam không phải do họ không muốn mà có lẽ vì nước ta chưa có nhiều điểm giải trí thú vị", bà Hoàng nói. Còn theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thiếu khu vui chơi đẳng cấp quốc tế đang là lỗ hổng lớn cho ngành du lịch Việt Nam.
Theo bà Hoàng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia và điểm đến toàn cầu sau dịch. "Chúng ta cần cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao sức hấp dẫn điểm đến, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, cần thêm nhiều cơ chế mới cho kinh tế đêm, mở đường bay mới để có thể hút khách và khiến họ mở hầu bao, chi tiêu nhiều hơn", bà Hoàng cho hay.