Võ Xuân Trường
Well-known member
Độc đáo kem in hình danh lam thắng cảnh Hà Nội
Kem tạo hình danh lam thắng cảnh không còn xa lạ và sản phẩm này đang thu hút thực khách tại Hà Nội.
Kem in hình các địa danh nổi tiếng tại Hà Nội được giới trẻ đón nhận. Ảnh: NVCC
Anh Lý Hải Hoàng Tân (33 tuổi) từng bắt gặp những cây kem tạo hình nhiều địa danh nổi tiếng tại Trung Quốc, Thái Lan. Cảm thấy đây là sản phẩm có ý nghĩa với khách du lịch cả trong và ngoài nước, anh ấp ủ ý tưởng kinh doanh loại kem này ở Việt Nam.
“Tôi thấy ở Hà Nội có nhiều địa danh đẹp như Tháp Rùa, Nhà hát lớn, Chùa Một Cột... Từ đó, tôi nghiên cứu và sản xuất loại kem này”, anh chia sẻ.
Trước đây, chủ tiệm kem này đã kinh doanh các loại kem tạo hình động vật, nên tận dụng kinh nghiệm để làm nên các loại kem mang dấu ấn văn hóa, kiến trúc đặc trưng của Hà Nội.
Đầu tiên, anh Tân đến các địa danh nổi tiếng chụp ảnh, sau đó phân tích từng chi tiết để đưa lên bản vẽ. Anh Tân thừa nhận, có những chi tiết quá nhỏ sẽ phải cắt bỏ nhưng luôn cố gắng để đường nét đặc trưng nhất vẫn thể hiện rõ trên kem.
“Chi tiết quá nhỏ sẽ dễ gãy hoặc không ra được tạo hình giống thật” - anh Tân chia sẻ.
Hỗn hợp được đổ vào khuôn cẩn thận để kem được mịn, không bị rỗ. Ảnh: Nhật Minh
Sau khi có bản vẽ, anh Tân đúc khuôn và đổ kem vào làm thử. Những lần đầu, khi chưa có thành phẩm giống hình ảnh thực tế, anh Tân phác lại bản vẽ cho hợp lý, đúc khuôn và làm lại.
Sau một tháng, anh đã cho "ra lò" những chiếc kem ưng ý nhất. Nói về công đoạn để tạo ra kem, anh Tân cho biết, đầu tiên thợ sẽ cho sữa, bột, đường và nước vào máy để trộn đều. Tất cả nguyên liệu làm đều được nhập khẩu để có loại kem đẹp, dễ ăn nhất. Sau khi có hỗn hợp đạt chuẩn, người làm sẽ đổ vào khuôn đã được tạo sẵn theo mẫu.
Tiếp đến, khuôn được xếp vào tủ đông -40 độ C trong 4 tiếng. Cuối cùng tách kem ra khỏi khuôn, đóng hộp và bảo quản với nhiệt độ -30 độ C. Những cây kem như vậy sẽ bảo quản được trong vòng nửa năm.
Cuối cùng, kem được “ra lò” và tách khỏi khuôn cẩn thận. Ảnh: Nhật Minh
Đến nay, anh Tân đã tạo ra kem in hình 7 địa danh khác nhau của Hà Nội gồm: Chùa Một Cột, Ô Quan Chưởng, Tháp Rùa, Chợ Đồng Xuân, Nhà thờ lớn và Nhà hát lớn. Anh tiết lộ, sắp tới sẽ làm thêm kem in hình Hoàng thành Thăng Long.
Mỗi địa danh lại có những hương vị kem khác nhau như vani, dâu, chocolate, dừa, phô mai... để phù hợp với khẩu vị nhiều thực khách.
Nguyễn Mai Lam (25 tuổi, Hà Nội) ấn tượng khi có dịp thưởng thức loại kem này tại Lễ hội Quà tặng du lịch 2023. Lam. Cô cho biết mình luôn ủng hộ những sản phẩm mang dấu ấn Hà Nội.
“Mình thấy đây là một sản phẩm giúp bạn bè quốc tế hay khách du lịch biết tới nét đẹp của nước ta nhiều hơn” - Lam nói.
Kem tạo hình danh lam thắng cảnh không còn xa lạ và sản phẩm này đang thu hút thực khách tại Hà Nội.
Anh Lý Hải Hoàng Tân (33 tuổi) từng bắt gặp những cây kem tạo hình nhiều địa danh nổi tiếng tại Trung Quốc, Thái Lan. Cảm thấy đây là sản phẩm có ý nghĩa với khách du lịch cả trong và ngoài nước, anh ấp ủ ý tưởng kinh doanh loại kem này ở Việt Nam.
“Tôi thấy ở Hà Nội có nhiều địa danh đẹp như Tháp Rùa, Nhà hát lớn, Chùa Một Cột... Từ đó, tôi nghiên cứu và sản xuất loại kem này”, anh chia sẻ.
Trước đây, chủ tiệm kem này đã kinh doanh các loại kem tạo hình động vật, nên tận dụng kinh nghiệm để làm nên các loại kem mang dấu ấn văn hóa, kiến trúc đặc trưng của Hà Nội.
Đầu tiên, anh Tân đến các địa danh nổi tiếng chụp ảnh, sau đó phân tích từng chi tiết để đưa lên bản vẽ. Anh Tân thừa nhận, có những chi tiết quá nhỏ sẽ phải cắt bỏ nhưng luôn cố gắng để đường nét đặc trưng nhất vẫn thể hiện rõ trên kem.
“Chi tiết quá nhỏ sẽ dễ gãy hoặc không ra được tạo hình giống thật” - anh Tân chia sẻ.
Sau khi có bản vẽ, anh Tân đúc khuôn và đổ kem vào làm thử. Những lần đầu, khi chưa có thành phẩm giống hình ảnh thực tế, anh Tân phác lại bản vẽ cho hợp lý, đúc khuôn và làm lại.
Sau một tháng, anh đã cho "ra lò" những chiếc kem ưng ý nhất. Nói về công đoạn để tạo ra kem, anh Tân cho biết, đầu tiên thợ sẽ cho sữa, bột, đường và nước vào máy để trộn đều. Tất cả nguyên liệu làm đều được nhập khẩu để có loại kem đẹp, dễ ăn nhất. Sau khi có hỗn hợp đạt chuẩn, người làm sẽ đổ vào khuôn đã được tạo sẵn theo mẫu.
Tiếp đến, khuôn được xếp vào tủ đông -40 độ C trong 4 tiếng. Cuối cùng tách kem ra khỏi khuôn, đóng hộp và bảo quản với nhiệt độ -30 độ C. Những cây kem như vậy sẽ bảo quản được trong vòng nửa năm.
Đến nay, anh Tân đã tạo ra kem in hình 7 địa danh khác nhau của Hà Nội gồm: Chùa Một Cột, Ô Quan Chưởng, Tháp Rùa, Chợ Đồng Xuân, Nhà thờ lớn và Nhà hát lớn. Anh tiết lộ, sắp tới sẽ làm thêm kem in hình Hoàng thành Thăng Long.
Mỗi địa danh lại có những hương vị kem khác nhau như vani, dâu, chocolate, dừa, phô mai... để phù hợp với khẩu vị nhiều thực khách.
Nguyễn Mai Lam (25 tuổi, Hà Nội) ấn tượng khi có dịp thưởng thức loại kem này tại Lễ hội Quà tặng du lịch 2023. Lam. Cô cho biết mình luôn ủng hộ những sản phẩm mang dấu ấn Hà Nội.
“Mình thấy đây là một sản phẩm giúp bạn bè quốc tế hay khách du lịch biết tới nét đẹp của nước ta nhiều hơn” - Lam nói.