Nguyễn May
Well-known member
Sau hơn 10 năm gây tiếng vang qua tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ, nhà văn nữ Hàn Quốc Shin Kyung Sook vừa trở lại với độc giả Việt Nam với tác phẩm Hãy về với cha.
Bìa cuốn sách Hãy về với cha của nhà văn nổi tiếng Hàn Quốc Shin Kyung Sook
Năm 2012, bản dịch cuốn tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook được giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Ngay lập tức, cuốn tiểu thuyết được rất nhiều người tìm đọc, và được tái bản nhiều lần. Cho đến nay, Hãy chăm sóc mẹ vẫn là tác phẩm gây được tiếng vang lớn của nữ nhà văn Hàn Quốc.
Hơn mười năm sau, vẫn là mạch chuyện xoay quanh đời sống tình cảm trong gia đình, Shin Kyung Sook quay trở lại với Hãy về với cha, tiếp nối những khắc khoải, day dứt về những con người đã ở bên kia con dốc của cuộc đời, với những nỗi cô đơn không thể gọi thành tên.
Trong Hãy về với cha, vẫn là giọng văn đượm buồn, chậm rãi và đậm chất hồi tưởng, Shin Kyung Sook dẫn dắt người đọc đi dần vào câu chuyện của nhân vật chính trong tiểu thuyết - một nữ nhà văn thu hẹp đời sống của mình lại trong nỗi cô đơn sau cái chết của con gái, đoạn tuyệt với mọi thứ, kể cả gia đình mình.
Nhưng rồi, đến một ngày, nữ nhà văn quyết định quay trở về quê hương để sống cùng cha mình, ở nơi mà cô đã sinh ra và lớn lên.
Câu chuyện chậm rãi trôi đi, giữa quá khứ và hiện tại, giữa những tháng ngày thơ ấu trong trẻo và thực tại với những đấng sinh thành đang đi đến quãng cuối của cuộc đời.
Tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương và sự xoa dịu. Sự xoa dịu ấy dành cho những đứa con đã khôn lớn, trưởng thành với vô số lo toan mà đôi khi quên mất đi việc quan tâm, chăm sóc cha mẹ của mình, để rồi đến một ngày, khi đổ vỡ, dằn vặt của cuộc đời phủ trùm lên, họ mới nhận ra được đâu là nơi mình có thể tựa vào.
Và rồi, cuối cùng, cũng như nhan đề của tác phẩm, cuộc sống cần những điều rất đơn giản - "Hãy chăm sóc mẹ", hoặc "Hãy về với cha", nhưng hóa ra không dễ thực hiện với những phận đời đang mải mê tất bật.
Văn chương của Shin Kyung Sook đượm buồn, nỗi buồn rất con người. Có lẽ, lần hiếm hoi cô và bạn đọc được một lần… vui là với những truyện ngắn trong Chuyện kể trăng nghe. Nhưng thật may, cái buồn của Shin Kyung Sook không bi lụy, không yếm thế cũng không khiến ta phải quay quắt, xót xa.
Nỗi buồn đó, ta có thể ví nó như một dòng nước thấm chậm vào đất khô.
Gần 500 trang sách Hãy về với cha man mác đi qua, để rồi khi gấp sách lại, trong tâm trí ta hiện lên những hình ảnh thật quen. Có thể đó là một góc hiên nhà yên ắng nhìn ra cánh đồng, khu vườn, cũng có thể là một phòng khách vắng lặng trong căn nhà thành phố. Ở đó, có bóng hình một người đàn ông lặng yên ngồi dõi mắt ra xa và chờ đợi…
Bìa cuốn sách Hãy về với cha của nhà văn nổi tiếng Hàn Quốc Shin Kyung Sook
Năm 2012, bản dịch cuốn tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook được giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Ngay lập tức, cuốn tiểu thuyết được rất nhiều người tìm đọc, và được tái bản nhiều lần. Cho đến nay, Hãy chăm sóc mẹ vẫn là tác phẩm gây được tiếng vang lớn của nữ nhà văn Hàn Quốc.
Hơn mười năm sau, vẫn là mạch chuyện xoay quanh đời sống tình cảm trong gia đình, Shin Kyung Sook quay trở lại với Hãy về với cha, tiếp nối những khắc khoải, day dứt về những con người đã ở bên kia con dốc của cuộc đời, với những nỗi cô đơn không thể gọi thành tên.
Trong Hãy về với cha, vẫn là giọng văn đượm buồn, chậm rãi và đậm chất hồi tưởng, Shin Kyung Sook dẫn dắt người đọc đi dần vào câu chuyện của nhân vật chính trong tiểu thuyết - một nữ nhà văn thu hẹp đời sống của mình lại trong nỗi cô đơn sau cái chết của con gái, đoạn tuyệt với mọi thứ, kể cả gia đình mình.
Nhưng rồi, đến một ngày, nữ nhà văn quyết định quay trở về quê hương để sống cùng cha mình, ở nơi mà cô đã sinh ra và lớn lên.
Câu chuyện chậm rãi trôi đi, giữa quá khứ và hiện tại, giữa những tháng ngày thơ ấu trong trẻo và thực tại với những đấng sinh thành đang đi đến quãng cuối của cuộc đời.
Tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương và sự xoa dịu. Sự xoa dịu ấy dành cho những đứa con đã khôn lớn, trưởng thành với vô số lo toan mà đôi khi quên mất đi việc quan tâm, chăm sóc cha mẹ của mình, để rồi đến một ngày, khi đổ vỡ, dằn vặt của cuộc đời phủ trùm lên, họ mới nhận ra được đâu là nơi mình có thể tựa vào.
Và rồi, cuối cùng, cũng như nhan đề của tác phẩm, cuộc sống cần những điều rất đơn giản - "Hãy chăm sóc mẹ", hoặc "Hãy về với cha", nhưng hóa ra không dễ thực hiện với những phận đời đang mải mê tất bật.
Văn chương của Shin Kyung Sook đượm buồn, nỗi buồn rất con người. Có lẽ, lần hiếm hoi cô và bạn đọc được một lần… vui là với những truyện ngắn trong Chuyện kể trăng nghe. Nhưng thật may, cái buồn của Shin Kyung Sook không bi lụy, không yếm thế cũng không khiến ta phải quay quắt, xót xa.
Nỗi buồn đó, ta có thể ví nó như một dòng nước thấm chậm vào đất khô.
Gần 500 trang sách Hãy về với cha man mác đi qua, để rồi khi gấp sách lại, trong tâm trí ta hiện lên những hình ảnh thật quen. Có thể đó là một góc hiên nhà yên ắng nhìn ra cánh đồng, khu vườn, cũng có thể là một phòng khách vắng lặng trong căn nhà thành phố. Ở đó, có bóng hình một người đàn ông lặng yên ngồi dõi mắt ra xa và chờ đợi…