1. Đọc nhiều để làm gì?
“Để làm gì" là một câu hỏi về mục đích. Mục đích của việc đọc lại phụ thuộc vào thể loại mà bạn đang đọc và nhu cầu đọc của mỗi người.
Ví dụ: bạn đọc nhiều sách fiction, tiểu thuyết, văn học để giải trí, hay bạn thích đọc selfhelp, non-fic để nâng cao kiến thức, kĩ năng…Hiện tại, mình đang đọc cân bằng giữa cả hai thể loại này. Đọc fiction vào thời gian rảnh, đọc non-fic vì muốn nâng cao kiến thức, trau dồi chuyên môn,...
Tóm lại, mình đọc để phát triển bản thân. Mình theo đuổi sự tiến bộ. Luôn luôn tốt hơn dù chỉ 1% mỗi ngày.
2. Đọc sách là để thể hiện mình th.ượng đ.ẳng hơn người khác?
Mình nghĩ, đọc sách không phải là để chứng tỏ mình th.ượng đ.ẳng hay thông minh hơn người khác. Ngược lại, khi đã đọc đủ nhiều và sâu, mình lại càng ý thức rõ ràng hơn về sự ng.u ng.ốc và thiếu hụt của bản thân, để biết “À, hóa ra những gì mình biết chỉ là hạt cát”. Hành trình tự nhận thức ấy cũng chính là động lực thúc đẩy mình đọc mỗi ngày.
3. Em chỉ thích mua sách chứ không thích đọc sách?
“Mua sách" và “Đọc sách" là hai hành động hoàn toàn khác nhau. Mấu chốt ở đây là em đang ng.hiện cảm giác sở hữu vật chất (là quyển sách) chứ không phải vì em muốn đọc sách mà mua. Chị thấy có rất nhiều bạn bị mắc phải tình trạng này: mua sắm không kiểm soát, thấy cuốn nào hot là mua,...các bạn ấy đã bỏ qua việc xem xét nhu cầu đọc thực sự của mình là gì?
Giải pháp ở đây là: Xem xét nhu cầu đọc của bản thân >> lựa chọn đầu sách phù hợp >> giới hạn ngân quỹ dành cho việc mua sách (VD: mỗi tháng chỉ dành khoảng 500k)
4. Làm sao để duy trì động lực đọc mỗi ngày ạ?
“Động lực” có thể giúp em vượt qua giai đoạn đầu, còn muốn đi dài lâu em phải đồng hành với “kỉ luật". Tức là em phải lặp đi lặp lại hành vi đọc cho đến khi việc đó trở thành thói quen. Khi em biến việc đọc trở thành thói quen, em sẽ tự động đọc mỗi ngày mà không cần bất kì sự thúc ép nào cả.
Hãy bắt đầu bằng việc đọc 1 trang mỗi ngày và nâng dần mục tiêu lên qua mỗi tuần. Để tìm hiểu kĩ hơn về thói quen, em có thể tìm đọc cuốn “Atomic Habits" của James Clear nhé!
5. Em thấy chị có tập gym, có điểm chung nào giữa tập gym và đọc sách không ạ?
Đáp án của câu hỏi này đã được viết thành một cuốn sách với tựa đề “Tôi nói gì khi nói về chạy bộ” của bác Haruki Murakami. Trong hồi kí, Murakami đã phân tích rất rõ điểm giống nhau giữa việc chạy bộ và viết tiểu thuyết. Cả hai đều là quá trình rèn luyện gian khổ, cô độc, vắt kiệt từng giọt ý chí nhưng cũng đem lại cho Haruki những thành quả tuyệt vời.
Trở lại với việc đọc, cá nhân chị thấy, đọc sách cũng giống như tập gym (hay bất kì một bộ môn rèn luyện thể chất nào khác). Não bộ cũng giống như cơ bắp. Nếu em không rèn luyện mỗi ngày, cơ bắp sẽ dần mất đi. Sự săn chắc của cơ bắp và sự tinh thông của tâm trí đều được tích luỹ qua quá trình. Chúng đến và đi tuỳ thuộc vào sự duy trì và tính kỉ luật.
Cả hai quá trình này đều đòi hỏi sự nâng cấp từ từ của nhận thức và sức mạnh cơ bắp. Ví dụ như khi mới tập gym, em chưa thể nâng tạ ngay mà nên bắt đầu với những bài bodyweight để cơ thể bắt đầu thích nghi với trạng thái tập luyện, sau đó mới bắt đầu dùng đến tạ, từ tạ nhẹ, nâng dần đến tạ nặng.
Đọc sách cũng vậy. Khi mới bắt đầu đọc, em đừng quá hi vọng mình sẽ đọc hết một cuốn sách về triết học lịch sử dày 600 trang. Hãy bắt đầu với một cuốn sách mỏng 200 trang, cuốn sách ấy nên viết về một trong những chủ đề mà em quan tâm hoặc yêu thích. Bắt đầu với 1 trang mỗi ngày, 2 trang vào tuần sau, 3 trang cho tuần sau nữa…
-----
Bài viết được tổng hợp từ mục QandA mà các bạn độc giả gửi đến cho mình qua inbox.