Thanh Tuấn
Well-known member
Cảnh người dân thu hoạch mía, bữa cơm gia đình miền Nam đầu thế kỷ 20 được họa sĩ trường Mỹ thuật Gia Định vẽ 100 năm trước.
1
Bức họa một nhóm thợ rèn được giới thiệu trong sách Đời sống thường nhật ở Nam kỳ, NXB Phụ nữ Việt Nam in bằng ba ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh, phát hành trong tháng 11. Sách tuyển chọn 99 tranh từ cuốn Chuyên khảo vẽ về Đông Dương (Monographie dessinée de l’Indochine) - ấn bản của trường Mỹ thuật Gia Định, xuất bản bằng tiếng Pháp ở Paris năm 1935 và 1938.
Chân dung một nhạc công mù. Tác giả Nguyễn Quang Diệu - người biên soạn sách - cho biết sách nhằm giới thiệu đời sống, phong tục, tập quán của miền Nam xưa. Loạt tranh được chọn từ phần Cochinchine (Nam kỳ, dài sáu tập) của bộ sách gốc, mang phong cách hội họa "hương xa" (exoticism).
Người dân cấy lúa. Các cây cọ thực hiện loạt ký họa bao gồm Jules Gustave Besson - từng điều hành trường Mỹ thuật Gia Định - và các cộng sự, học viên của ông.
Trường vẽ Gia Định được thành lập năm 1913, là cái nôi ra đời của nhiều tên tuổi lớn nền mỹ thuật nước nhà. Trường thường đưa sinh viên đi thực tế, quan sát cuộc sống của người dân lao động để đưa vào tác phẩm. Sau nhiều lần đổi tên và nâng quy mô đào tạo, năm 1981, trường có tên Đại Học Mỹ Thuật TP HCM.
Một xưởng chế tác đồ thủy tinh.
Một người dân miền Nam dùng cơm sau một ngày lao động.
Bức Bữa cơm An Nam. Tác giả sách chọn đề tài về đời sống thị dân vì muốn ấn phẩm được tiếp cận với đông đảo du khách quốc tế.
Người dân câu cá bên nhà lợp mái tranh.
Bón phân cho ruộng mía.
Người lao động thu hoạch mía.
Cảnh người dân bán chuối ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh ngày nay).
Khung cảnh đông đúc của một nhà hàng người Hoa.
Bìa sách Đời sống thường nhật ở Nam Kỳ. Đọc sách, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - Nguyên giám đốc NXB Trẻ - đánh giá sách cung cấp nhiều góc nhìn thú vị về cuộc sống một thời của người miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng, như cảnh buôn bán ở cầu Ông Lãnh, chợ Bình Tây, Bà Chiểu, nghi thức cúng bái trước bàn thờ tổ tiên. "Theo tôi, sách sẽ là nguồn tài liệu quý báu với độc giá trẻ, góp phần lưu giữ những giá trị di sản văn hóa của mảnh đất Nam bộ", bà nói.
1
Bức họa một nhóm thợ rèn được giới thiệu trong sách Đời sống thường nhật ở Nam kỳ, NXB Phụ nữ Việt Nam in bằng ba ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh, phát hành trong tháng 11. Sách tuyển chọn 99 tranh từ cuốn Chuyên khảo vẽ về Đông Dương (Monographie dessinée de l’Indochine) - ấn bản của trường Mỹ thuật Gia Định, xuất bản bằng tiếng Pháp ở Paris năm 1935 và 1938.
Chân dung một nhạc công mù. Tác giả Nguyễn Quang Diệu - người biên soạn sách - cho biết sách nhằm giới thiệu đời sống, phong tục, tập quán của miền Nam xưa. Loạt tranh được chọn từ phần Cochinchine (Nam kỳ, dài sáu tập) của bộ sách gốc, mang phong cách hội họa "hương xa" (exoticism).
Người dân cấy lúa. Các cây cọ thực hiện loạt ký họa bao gồm Jules Gustave Besson - từng điều hành trường Mỹ thuật Gia Định - và các cộng sự, học viên của ông.
Trường vẽ Gia Định được thành lập năm 1913, là cái nôi ra đời của nhiều tên tuổi lớn nền mỹ thuật nước nhà. Trường thường đưa sinh viên đi thực tế, quan sát cuộc sống của người dân lao động để đưa vào tác phẩm. Sau nhiều lần đổi tên và nâng quy mô đào tạo, năm 1981, trường có tên Đại Học Mỹ Thuật TP HCM.
Một xưởng chế tác đồ thủy tinh.
Một người dân miền Nam dùng cơm sau một ngày lao động.
Bức Bữa cơm An Nam. Tác giả sách chọn đề tài về đời sống thị dân vì muốn ấn phẩm được tiếp cận với đông đảo du khách quốc tế.
Người dân câu cá bên nhà lợp mái tranh.
Bón phân cho ruộng mía.
Người lao động thu hoạch mía.
Cảnh người dân bán chuối ở chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh ngày nay).
Khung cảnh đông đúc của một nhà hàng người Hoa.
Bìa sách Đời sống thường nhật ở Nam Kỳ. Đọc sách, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt - Nguyên giám đốc NXB Trẻ - đánh giá sách cung cấp nhiều góc nhìn thú vị về cuộc sống một thời của người miền Nam nói chung và người Sài Gòn nói riêng, như cảnh buôn bán ở cầu Ông Lãnh, chợ Bình Tây, Bà Chiểu, nghi thức cúng bái trước bàn thờ tổ tiên. "Theo tôi, sách sẽ là nguồn tài liệu quý báu với độc giá trẻ, góp phần lưu giữ những giá trị di sản văn hóa của mảnh đất Nam bộ", bà nói.