Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Tôi không hiểu nhiều người lái xe có biết quy tắc nhường đường cho người đi bộ sang đường hay không?
Tôi rất đồng cảm với nỗi bức xúc của tác giả bài viết "Nhiều tài xế không dừng nổi 3 giây chờ người đi bộ sang đường". Bất cứ ai từng tham gia giao thông ở Việt Nam trong vị trí người đi bộ hẳn không dưới một lần rơi vào cảm giác yếu ớt, lạc lõng, lo lắng, sợ hãi khi phải đối mặt với làn xe cộ lao đi không ngừng nghỉ.
Và cậu bé học sinh tiểu học trong đoạn video mà tôi mới xem được trên Facebook có lẽ cũng đã trải qua những cảm xúc ấy. Tự qua đường để đến trường trên vạch dành cho người đi bộ, có hành động xin đường, nhưng chẳng xe nào chịu dừng lại nhường đường cho cậu bé cả. Thậm chí tài xế ôtô còn cố chèn qua trước mặt em để vượt qua.
Dòng xe cộ ngó lơ bé trai giơ tay xin qua đường. Video: Phạm Thanh (OFFB)
Trong các thành phần tham gia giao thông, người đi bộ có thể được xem là lực lượng yếu thế nhất so với các phương tiện khác trên đường. Và ở quốc gia nào cũng vậy, luật pháp luôn có những quy định nhằm ưu tiên và bảo vệ người đi bộ. Theo khoản 4 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 ở Việt Nam quy định: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Thế nhưng, có vẻ như, một bộ phận không nhỏ người lái xe ở Việt Nam không biết, không hiểu, hoặc cố tình không làm theo quy định này. Tại sao vậy? Chẳng lẽ việc chậm lại 2-3 giây để nhường cho một em bé đi bộ qua đường trước lại khó đến vậy sao? Mà thực tế cũng chẳng phải là "nhường", bởi Luật giao thông đã quy định tài xế "phải" giảm tốc độ và dừng lại chờ cho người đi bộ qua đường trước kia mà. Tức là những người lái xe kia đang vi phạm pháp luật. Đó là vấn đề thuộc về ý thức chứ không phải văn hóa, hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Nhường nhịn trong tham gia giao thông, nghe thì rất hay, rất văn minh, rất nên làm, nhưng để thực hiện nó trong thực tế đời sống lại rất khó. Câu hỏi là: ai nhường ai? "Nhường" có nghĩa là bạn có thể thực hiện hoặc không, tùy theo ý muốn cá nhân? Nhưng điều này không đúng với bản chất của Luật giao thông nhằm tránh các xung đột gây nguy hiểm cho người đi trên đường. Đã đến lúc, chúng ta phải bỏ khái niệm "nhường đường" và thay bằng "thứ tự ưu tiên" khi tham gia giao thông.
Chỉ khi nào người đi ôtô, xe máy ở Việt Nam, mỗi khi gặp người đi bộ qua đường, lập tức phải giảm tốc độ, thậm chí dừng hẳn lại để ưu tiên cho họ đi trước, thì khi đó mới đúng với tinh thần của Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ ở Việt Nam không thể cứ mãi phải ra đường với tâm lý "xin - cho" để rồi lúc nào cũng nơm nớp, sợ hãi giữa làn xe cộ. Cái gì là luật thì phải được thực thi một cách nghiêm túc, không nhân nhượng.
Mong rằng lực lược CSGT tăng cường phát hiện, xử phạt (có thể phạt nguội thông qua camera giao thông hoặc hình ảnh người dân gửi về) để nghiêm trị những hành động tương tự trong tương lai. Ý thức không tự nhiên mà có, nó phải được rèn rũa, thấm nhuần bằng giáo dục và cả sự răn đe của pháp luật. Làm được thế, giao thông Việt sẽ dần tốt lên.
Tôi rất đồng cảm với nỗi bức xúc của tác giả bài viết "Nhiều tài xế không dừng nổi 3 giây chờ người đi bộ sang đường". Bất cứ ai từng tham gia giao thông ở Việt Nam trong vị trí người đi bộ hẳn không dưới một lần rơi vào cảm giác yếu ớt, lạc lõng, lo lắng, sợ hãi khi phải đối mặt với làn xe cộ lao đi không ngừng nghỉ.
Và cậu bé học sinh tiểu học trong đoạn video mà tôi mới xem được trên Facebook có lẽ cũng đã trải qua những cảm xúc ấy. Tự qua đường để đến trường trên vạch dành cho người đi bộ, có hành động xin đường, nhưng chẳng xe nào chịu dừng lại nhường đường cho cậu bé cả. Thậm chí tài xế ôtô còn cố chèn qua trước mặt em để vượt qua.
Dòng xe cộ ngó lơ bé trai giơ tay xin qua đường. Video: Phạm Thanh (OFFB)
Trong các thành phần tham gia giao thông, người đi bộ có thể được xem là lực lượng yếu thế nhất so với các phương tiện khác trên đường. Và ở quốc gia nào cũng vậy, luật pháp luôn có những quy định nhằm ưu tiên và bảo vệ người đi bộ. Theo khoản 4 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 ở Việt Nam quy định: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.
Thế nhưng, có vẻ như, một bộ phận không nhỏ người lái xe ở Việt Nam không biết, không hiểu, hoặc cố tình không làm theo quy định này. Tại sao vậy? Chẳng lẽ việc chậm lại 2-3 giây để nhường cho một em bé đi bộ qua đường trước lại khó đến vậy sao? Mà thực tế cũng chẳng phải là "nhường", bởi Luật giao thông đã quy định tài xế "phải" giảm tốc độ và dừng lại chờ cho người đi bộ qua đường trước kia mà. Tức là những người lái xe kia đang vi phạm pháp luật. Đó là vấn đề thuộc về ý thức chứ không phải văn hóa, hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Nhường nhịn trong tham gia giao thông, nghe thì rất hay, rất văn minh, rất nên làm, nhưng để thực hiện nó trong thực tế đời sống lại rất khó. Câu hỏi là: ai nhường ai? "Nhường" có nghĩa là bạn có thể thực hiện hoặc không, tùy theo ý muốn cá nhân? Nhưng điều này không đúng với bản chất của Luật giao thông nhằm tránh các xung đột gây nguy hiểm cho người đi trên đường. Đã đến lúc, chúng ta phải bỏ khái niệm "nhường đường" và thay bằng "thứ tự ưu tiên" khi tham gia giao thông.
Chỉ khi nào người đi ôtô, xe máy ở Việt Nam, mỗi khi gặp người đi bộ qua đường, lập tức phải giảm tốc độ, thậm chí dừng hẳn lại để ưu tiên cho họ đi trước, thì khi đó mới đúng với tinh thần của Luật giao thông đường bộ. Người đi bộ ở Việt Nam không thể cứ mãi phải ra đường với tâm lý "xin - cho" để rồi lúc nào cũng nơm nớp, sợ hãi giữa làn xe cộ. Cái gì là luật thì phải được thực thi một cách nghiêm túc, không nhân nhượng.
Mong rằng lực lược CSGT tăng cường phát hiện, xử phạt (có thể phạt nguội thông qua camera giao thông hoặc hình ảnh người dân gửi về) để nghiêm trị những hành động tương tự trong tương lai. Ý thức không tự nhiên mà có, nó phải được rèn rũa, thấm nhuần bằng giáo dục và cả sự răn đe của pháp luật. Làm được thế, giao thông Việt sẽ dần tốt lên.