Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Đắk Nông sở hữu hệ thống hang động núi lửa dài và kỳ vĩ bậc nhất Đông Nam Á. Hệ thống núi lửa thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.
Ngày 26/12 tới, tỉnh Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2. Trước đó, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020.
Sự kiện khẳng định sự ghi nhận nỗ lực, ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển công viên địa chất toàn cầu, góp phần định vị du lịch tỉnh nhà trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Miệng núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Theo các nhà khoa học, Công viên địa chất Đắk Nông được trải dài trên diện tích 4.760 km 2 , bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và TP Gia Nghĩa; có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước…
Đặc biệt, trong hệ thống hang động của tỉnh Đắk Nông có hang C7. Hang động núi lửa này được xác định dài nhất Đông Nam Á, với chiều dài khoảng 1.242m.
Các hang động ở Đắk Nông được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa, cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích của hoạt động núi lửa là những khối đá bazan đen bóng và những hình thù kỳ lạ. Phía trong miệng hang động còn có các cây cổ thụ, dây leo phong phú, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Càng tiến vào bên trong ánh sáng càng yếu dần, thi thoảng, tia sáng lọt qua những khe hở tạo ra những hiệu ứng ánh sáng huyền ảo, tạo nên cảm giác bí ẩn đầy ma mị…
Du khách đắm say trước vẻ đẹp cuốn hút của hang động núi lửa. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Khung cảnh kỳ vĩ bên trong hang động. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vòm đá đen sẫm mang sắc màu huyền bí. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vẻ đẹp của tạo hoá khiến người chiêm ngưỡng ngất ngây. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Các chuyên gia khảo sát hang động núi lửa Đắk Nông. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Càng vào bên trong, vẻ đẹp của hang động thêm độc đáo, bí ẩn. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Ngày 26/12 tới, tỉnh Đắk Nông đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2. Trước đó, Công viên địa chất Đắk Nông được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 7/2020.
Sự kiện khẳng định sự ghi nhận nỗ lực, ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương trong việc xây dựng, phát triển công viên địa chất toàn cầu, góp phần định vị du lịch tỉnh nhà trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.
Miệng núi lửa Nâm Kar. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Theo các nhà khoa học, Công viên địa chất Đắk Nông được trải dài trên diện tích 4.760 km 2 , bao gồm các huyện Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’long và TP Gia Nghĩa; có khoảng 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước…
Đặc biệt, trong hệ thống hang động của tỉnh Đắk Nông có hang C7. Hang động núi lửa này được xác định dài nhất Đông Nam Á, với chiều dài khoảng 1.242m.
Các hang động ở Đắk Nông được hình thành từ hoạt động phun trào núi lửa, cách đây hàng trăm triệu năm. Dấu tích của hoạt động núi lửa là những khối đá bazan đen bóng và những hình thù kỳ lạ. Phía trong miệng hang động còn có các cây cổ thụ, dây leo phong phú, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Càng tiến vào bên trong ánh sáng càng yếu dần, thi thoảng, tia sáng lọt qua những khe hở tạo ra những hiệu ứng ánh sáng huyền ảo, tạo nên cảm giác bí ẩn đầy ma mị…
Du khách đắm say trước vẻ đẹp cuốn hút của hang động núi lửa. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Khung cảnh kỳ vĩ bên trong hang động. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vòm đá đen sẫm mang sắc màu huyền bí. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Vẻ đẹp của tạo hoá khiến người chiêm ngưỡng ngất ngây. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Các chuyên gia khảo sát hang động núi lửa Đắk Nông. Ảnh: Ngô Minh Phương.
Càng vào bên trong, vẻ đẹp của hang động thêm độc đáo, bí ẩn. Ảnh: Ngô Minh Phương.