Dự báo qua dữ liệu tìm kiếm

Nguyệt Phan

Well-known member
Hẳn có nhiều người còn nhớ dự án "Google Flu Trends" năm 2008 được Google triển khai nhằm sử dụng dữ liệu tìm kiếm để dự đoán và theo dõi tình hình cúm.

Google giả thuyết nếu có nhiều người cùng tìm những triệu chứng cúm (ví dụ như "sốt", "hắt hơi"…) thì có thể sắp có một đợt bùng phát cúm trong cộng đồng.
Dự án này thất bại và dừng vào năm 2015 vì nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do hành vi tìm kiếm mỗi người, mỗi cộng đồng là khác nhau. Tuy nhiên, nó đã đặt ra nhiều vấn đề lớn về vai trò thông tin, dữ liệu và góp phần quan trọng cho việc phát triển nghiên cứu, dự đoán, giám sát tình hình sức khỏe của cộng đồng dựa trên dữ liệu tìm kiếm trực tuyến.
Điều đó khẳng định vai trò của việc theo dõi dữ liệu hay mối quan tâm của người dân trong thời đại số. Hiện nay, lĩnh vực thương mại - dịch vụ tận dụng rất tốt xu hướng tìm kiếm của người dùng (rồi sau đó cá nhân hóa) để tối ưu, phát triển thị trường. Nhưng không nên dừng ở thương mại - dịch vụ, các lĩnh vực khác như y tế, giao thông, quản lý đô thị, lao động… cần ứng dụng dữ liệu trực tuyến để đưa ra những dự báo chung.
Một ngày nọ, tôi dùng Google Trends để phân tích thông tin tìm kiếm trong lĩnh vực lao động, thấy số lượng người tìm "đột phá" về bảo hiểm xã hội (BHXH) H.Hóc Môn (TP.HCM) và BHXH 1 lần. Lúc đó, tại đơn vị này có tình trạng người dân xuyên đêm chờ nộp hồ sơ rút BHXH 1 lần.
Hay từ cuối năm ngoái, tôi nắm được thông tin về việc cắt giảm lao động, doanh nghiệp thiếu đơn hàng và có nhiều góp ý cho cơ quan nhà nước. Song nhiều đơn vị vẫn cho rằng thị trường đang bình ổn cho tới khi họ thống kê được (dựa trên những cơ sở dữ liệu truyền thống) tỷ lệ thất nghiệp, số lao động mất việc vì doanh nghiệp thiếu đơn hàng.
Trong lĩnh vực lao động - việc làm, tôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng cơ sở dữ liệu truyền thống để nắm số lao động, thị trường việc làm, xu hướng ngành nghề, tỷ lệ thất nghiệp và các chính sách liên quan…
 
Bên trên