Du khách gây phẫn nộ vì đu xà ở đền thiêng Nhật Bản

Thanh Tuấn

Well-known member
Hai du khách người Chile gây phẫn nộ sau khi quay video đu xà trên cổng Torii tại ngôi đền thiêng ở Sapporo, Nhật Bản.

Giữa tháng 10, mạng xã hội Nhật Bản dậy sóng với đoạn video ghi lại cảnh hai nữ du khách tập những động tác thể dục dụng cụ trước cổng đền ở Sapporo. Một người đu mình lắc lư trên cổng Torii. Người còn lại trồng cây chuối, đi bằng tay tại khu vực bậc thềm trước đền.

Giới chức địa phương xác định hai du khách là cựu vận động viên thể dục dụng cụ ở Chile, có ảnh hưởng trên mạng xã hội Instagram với hơn 130.000 người theo dõi.

Hình ảnh hai nữ du khách đu xà, trồng cây chuối tại cổng ngôi đền ở Sapporo, giữa tháng 10. Ảnh: FNN
Hình ảnh hai nữ du khách đu xà, trồng cây chuối tại cổng ngôi đền ở Sapporo, giữa tháng 10. Ảnh: FNN

Hình ảnh hai nữ du khách đu xà, trồng cây chuối tại cổng ngôi đền ở Sapporo, giữa tháng 10. Ảnh: FNN

Đây không phải lần đầu hai du khách này có những hành động phản cảm khi đi du lịch Nhật Bản. Trước đó, họ từng đăng tải nhiều video cảnh đu người, làm những động tác không phù hợp tại các ngôi chùa yêu cầu sự trang nghiêm ở Nhật Bản.

Hành động của hai du khách nhận chỉ trích không chỉ ở Nhật mà cả tại quê nhà Chile khi truyền thông đưa tin với những tiêu đề như "Phẫn nộ vì người phụ nữ Chile tập hít xà đơn tại cổng Torii của Nhật Bản". Du khách nước ngoài xem video đã phản hồi bằng những bình luận như: "Tôi không nghĩ việc hạ thấp văn hóa là tốt", "Tôi yêu văn hóa Nhật Bản, hành động này thật thô lỗ, có thể khiến người địa phương tức giận". Một du khách bình luận: "Tôi đã đến Kyoto và được biết mọi người phải cúi chào trước khi vào cổng Torii. Đền thờ không phải là nơi để chơi thể thao".

Người dân địa phương cũng thể hiện sự tức giận trước cách hành xử thô lỗ của hai vị khách nước ngoài ở nơi linh thiêng. "Đền thờ là nơi linh thiêng, nơi những người thờ cúng phải cúi đầu trước khi bước vào cổng Torii và sau đó đi dọc theo một bên đường, vì phần giữa là con đường dành cho các vị thần", một người dân lên tiếng.

Các chuyên gia về đền thờ và chùa ở Nhật cho rằng việc treo mình trên cổng Torii là hành vi thiếu lịch sự. Hiroyasu Sakahara, chuyên gia về đền thờ và chùa, cho biết cổng Torii không được thiết kế để mọi người có thể đu người lên, vì thế đây là hành động nguy hiểm. Trong văn hóa Nhật Bản, cổng Torii đóng vai trò như một ranh giới, phân chia chốn trần tục với nơi ở của các vị thần.

"Hành động này còn là một sự xúc phạm tôn giáo, không nên thực hiện ở bất kỳ ngôi đền, chùa nào", Hiroyasu Sakahara nói.

Cổng Torii tại một ngôi đền ở Nhật. Ảnh: hoteltavinos
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.891px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cổng Torii tại một ngôi đền ở Nhật. Ảnh: hoteltavinos

Cổng Torii tại một ngôi đền ở Nhật. Ảnh: hoteltavinos

Chuyên gia cho biết các đền, chùa ở Nhật Bản luôn gắn bảng quy tắc ứng xử cho du khách tìm hiểu. Nước này cũng đề ra những luật với chế tài nghiêm khắc cho người không tuân thủ chuẩn mực ở nơi linh thiêng.

Theo điều 188 của Bộ luật Hình sự Nhật Bản, người nào công khai làm ô uế đền thờ, chùa, nghĩa trang hoặc bất kỳ nơi thờ cúng nào sẽ bị phạt tù không quá sáu tháng hoặc phạt tiền không quá 100.000 yen (17 triệu đồng).

Người nào cản trở bài giảng, nghi lễ thờ cúng hoặc tang lễ sẽ bị phạt tù không quá một năm hoặc phạt tiền không quá 100.000 yen.

Theo SoraNews24, cảnh sát địa phương hiện chưa điều tra vụ việc, nhưng cộng đồng mạng đã gây sức ép với hai nữ du khách bằng những tin nhắn, bình luận chỉ trích trên trang cá nhân khiến họ phải lên tiếng xin lỗi vào hôm 16/10.

Trong video xin lỗi của nữ du khách, có phiên âm bằng tiếng Nhật, cô nói rằng không có ý thô lỗ và đã thực hiện động tác kéo xà mà hề không suy nghĩ đến hậu quả. Cô cũng mong muốn mọi người ngừng gửi tin nhắn xúc phạm và chỉ trích. Video gây khó chịu đã được chính chủ xóa khỏi các nền tảng mạng xã hội.

8 tháng đầu năm, Nhật Bản chứng kiến làn sóng du khách quốc tế đổ đến du lịch. Tổng lượt khách trong giai đoạn này đã đạt khoảng 20 triệu, với kỷ lục mới được ghi nhận vào tháng 8 là 2,93 triệu lượt, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2023. Xu hướng tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc Nhật Bản đã mở cửa hoàn toàn sau đại dịch, cũng như các sự kiện du lịch quốc tế thu hút lượng lớn du khách.

Số lượng du khách nước ngoài bị phát hiện có hành vi không tốt trong chuyến đi cũng tăng theo. Truyền thông Nhật Bản thậm chí còn đặt ra thuật ngữ "meiwaku gaikokujin" dành riêng cho những khách là "người nước ngoài gây phiền nhiễu".
 
Bên trên