Nguyễn May
Well-known member
Xôi ngũ sắc là một món ăn bình dân của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Món ăn thể hiện nét đẹp đặc trưng trong văn hoá ẩm thực của người dân bản địa.
Anh Naqib Abasi (24 tuổi) là khách du lịch đến từ đất nước Afghanistan. Đây là lần đầu tiên anh đến Việt Nam, qua tìm hiểu trên mạng xã hội anh Naqib Abasi đã đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm làm xôi ngũ sắc cùng với gia đình bà Đào Thị Tâm dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Anh Naqib Abasi (đến từ Afghanistan) trải nghiệm cách làm xôi ngũ sắc cùng gia đình bà Đào Thị Tâm dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ).
Anh Naqib Abasi chia sẻ: "Đây là một món ăn rất ngon, hạt gạo khi được nấu thành xôi có độ dẻo vừa phải, khi ăn có mùi thơm của các loại thảo mộc. Tôi cảm thấy rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến cách người dân ở đây chế biến món xôi ngũ sắc, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, sẵn có từ thiên nhiên mà có thể làm ra một món ăn vô cùng độc đáo, đẹp mắt".
Nói đến xôi ngũ sắc ở vùng Đất Tổ, người ta thường nhắc đến xôi nếp nương của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Món ăn bình dân nhưng thể hiện nét đẹp về văn hoá ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường (Tân Sơn) nói riêng và đồng bào các dân tộc anh em sinh sống ở tỉnh Phú Thọ nói chung. Qua món xôi ngũ sắc, người phụ nữ dân tộc Mường đã thể hiện được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, năm màu sắc của món xôi tượng trưng cho quan niệm về "ngũ hành", cho tình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Mường và cộng đồng các dân tộc anh em.
5 màu sắc tạo nên xôi ngũ sắc thể hiện quan niệm "ngũ hành" trong tự nhiên và tình đoàn kết của các dân tộc anh em.
Người dân tộc Mường ở Tân Sơn sử dụng loại gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương, được những người nông dân chăm chỉ, cần cù chăm sóc, tạo ra thành phẩm là những hạt xôi bóng, dẻo và thơm.
Để có được màu sắc bắt mắt, người Mường sử dụng những loại lá cây có sẵn trong vườn nhà để tạo màu cho xôi. Ngoài màu trắng là màu nguyên thủy của gạo nếp thì màu đỏ được tạo nên từ lá cây cơm đỏ, màu tím từ lá cơm đen, màu xanh từ lá cây riềng hoặc lá gừng, màu vàng là màu của nghệ tươi. Để đảm bảo màu sắc không bị trộn lẫn, từ khâu hái lá, giã lá, củ để lấy nước màu trộn vào gạo đều phải làm tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Gạo nếp cái sau khi rửa sạch sẽ được trộn với từng loại nước màu rồi ngâm qua đêm để màu ngấm vào từng hạt gạo. Bà Tâm cho biết.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, khâu quan trọng cuối cùng là đồ xôi. Người Mường ở Tân Sơn sử dụng một loại nồi chuyên dụng đề nấu xôi hay còn gọi là "chõ đồ xôi". Để xôi không bị lẫn các màu sắc với nhau, khi nấu phải dải từng lớp gạo vào chõ. Gạo có màu rực rỡ như đỏ, tím sẽ được dải xuống phía dưới, sau đó là các lớp gạo có màu nhẹ hơn như xanh, vàng rồi cuối cùng là lớp gạo màu trắng nguyên bản.
Người Mường nấu xôi ngũ sắc bằng loại nồi chuyên dụng hay còn gọi là "chõ đồ xôi"
Các loại gạo có màu sắc rực rỡ sẽ được dải xuống phía dưới, để các lớp xôi không bị lẫn màu với nhau.
Cá suối nướng bếp lửa là món ăn kèm đặc trưng cùng với xôi ngũ sắc của dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ).
Anh Naqib đã có những trải nghiệm vô cùng khó quên, anh rất thích thú khi được ăn cá suối nướng cùng với xôi ngũ sắc.
"Cá suối nướng có thịt rất thơm và ngọt, ăn cùng với miếng xôi dẻo, thơm mùi lúa nếp làm cho người thưởng thức cảm nhận rõ hương vị của núi rừng nơi đây. Những người dân ở đây rất mến khách, tôi cảm thấy họ tiếp đón tôi như những người thân trong gia đình. Tôi rất muốn ở lại đây lâu hơn để có thể tìm hiểu rõ hơn về bản sắc của người dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ) nói riêng và được trải nghiệm, khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Việt Nam nói chung" - Anh Naqib Abasi cho biết.
Anh Naqib Abasi (24 tuổi) là khách du lịch đến từ đất nước Afghanistan. Đây là lần đầu tiên anh đến Việt Nam, qua tìm hiểu trên mạng xã hội anh Naqib Abasi đã đến tham quan, trực tiếp trải nghiệm làm xôi ngũ sắc cùng với gia đình bà Đào Thị Tâm dân tộc Mường ở xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Anh Naqib Abasi (đến từ Afghanistan) trải nghiệm cách làm xôi ngũ sắc cùng gia đình bà Đào Thị Tâm dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ).
Anh Naqib Abasi chia sẻ: "Đây là một món ăn rất ngon, hạt gạo khi được nấu thành xôi có độ dẻo vừa phải, khi ăn có mùi thơm của các loại thảo mộc. Tôi cảm thấy rất thích thú khi được tận mắt chứng kiến cách người dân ở đây chế biến món xôi ngũ sắc, chỉ với những nguyên liệu đơn giản, sẵn có từ thiên nhiên mà có thể làm ra một món ăn vô cùng độc đáo, đẹp mắt".
Nói đến xôi ngũ sắc ở vùng Đất Tổ, người ta thường nhắc đến xôi nếp nương của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Món ăn bình dân nhưng thể hiện nét đẹp về văn hoá ẩm thực của đồng bào dân tộc Mường (Tân Sơn) nói riêng và đồng bào các dân tộc anh em sinh sống ở tỉnh Phú Thọ nói chung. Qua món xôi ngũ sắc, người phụ nữ dân tộc Mường đã thể hiện được sự kết nối giữa con người với thiên nhiên, năm màu sắc của món xôi tượng trưng cho quan niệm về "ngũ hành", cho tình đoàn kết của cộng đồng dân tộc Mường và cộng đồng các dân tộc anh em.
5 màu sắc tạo nên xôi ngũ sắc thể hiện quan niệm "ngũ hành" trong tự nhiên và tình đoàn kết của các dân tộc anh em.
Người dân tộc Mường ở Tân Sơn sử dụng loại gạo nếp cái hoa vàng được trồng trên nương, được những người nông dân chăm chỉ, cần cù chăm sóc, tạo ra thành phẩm là những hạt xôi bóng, dẻo và thơm.
Để có được màu sắc bắt mắt, người Mường sử dụng những loại lá cây có sẵn trong vườn nhà để tạo màu cho xôi. Ngoài màu trắng là màu nguyên thủy của gạo nếp thì màu đỏ được tạo nên từ lá cây cơm đỏ, màu tím từ lá cơm đen, màu xanh từ lá cây riềng hoặc lá gừng, màu vàng là màu của nghệ tươi. Để đảm bảo màu sắc không bị trộn lẫn, từ khâu hái lá, giã lá, củ để lấy nước màu trộn vào gạo đều phải làm tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Gạo nếp cái sau khi rửa sạch sẽ được trộn với từng loại nước màu rồi ngâm qua đêm để màu ngấm vào từng hạt gạo. Bà Tâm cho biết.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu, khâu quan trọng cuối cùng là đồ xôi. Người Mường ở Tân Sơn sử dụng một loại nồi chuyên dụng đề nấu xôi hay còn gọi là "chõ đồ xôi". Để xôi không bị lẫn các màu sắc với nhau, khi nấu phải dải từng lớp gạo vào chõ. Gạo có màu rực rỡ như đỏ, tím sẽ được dải xuống phía dưới, sau đó là các lớp gạo có màu nhẹ hơn như xanh, vàng rồi cuối cùng là lớp gạo màu trắng nguyên bản.
Người Mường nấu xôi ngũ sắc bằng loại nồi chuyên dụng hay còn gọi là "chõ đồ xôi"
Các loại gạo có màu sắc rực rỡ sẽ được dải xuống phía dưới, để các lớp xôi không bị lẫn màu với nhau.
Cá suối nướng bếp lửa là món ăn kèm đặc trưng cùng với xôi ngũ sắc của dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ).
Anh Naqib đã có những trải nghiệm vô cùng khó quên, anh rất thích thú khi được ăn cá suối nướng cùng với xôi ngũ sắc.
"Cá suối nướng có thịt rất thơm và ngọt, ăn cùng với miếng xôi dẻo, thơm mùi lúa nếp làm cho người thưởng thức cảm nhận rõ hương vị của núi rừng nơi đây. Những người dân ở đây rất mến khách, tôi cảm thấy họ tiếp đón tôi như những người thân trong gia đình. Tôi rất muốn ở lại đây lâu hơn để có thể tìm hiểu rõ hơn về bản sắc của người dân tộc Mường (Tân Sơn - Phú Thọ) nói riêng và được trải nghiệm, khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Việt Nam nói chung" - Anh Naqib Abasi cho biết.