Quang Minh
Well-known member
Canh thời điểm trời chuyển rét, Lư Vĩ Siếu, đến từ Sài Gòn, ra Hà Nội những ngày lạnh đỉnh điểm tháng 12 trong lần đầu du lịch miền Bắc mùa đông.
Vừa có chuyến du lịch Hà Nội mùa thu vào tháng 10, Lư Vĩ Siếu, sống tại TP HCM, tiếp tục quay lại thủ đô chỉ sau hai tháng. Lần này là để tận hưởng không khí lạnh mà "ở Sài Gòn không bao giờ có được".
Siếu cho biết đã theo dõi thông tin thời tiết miền Bắc chuyển lạnh và canh vé máy bay chặng TP HCM - Hà Nội giảm giá để chuẩn bị cho chuyến du lịch miền Bắc mùa đông. Nam du khách săn được vé khứ hồi TP HCM - Hà Nội ngày 20-25/12 giá chưa đến 2 triệu đồng, rẻ hơn 40% so với thông thường.
Ngoài tận hưởng không khí lạnh, lịch trình ở Hà Nội của Siếu là đi dạo các quán cà phê gặp gỡ bạn bè, tham quan Hoàng Thành Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò. Nam du khách Sài Gòn chia sẻ cái lạnh ở Hà Nội buốt hơn Đà Lạt rất nhiều, nhưng trời tạnh ráo, không mưa.
Phố Hàng Mã, Hà Nội những ngày cuối năm
Du khách TP HCM check in Hà Nội
Món bún đậu mắm tôm đặc sản Hà Nội
Phố Hàng Mã, Hà Nội những ngày cuối năm
Du khách TP HCM check in Hà Nội
1 / 3
"Xuống sân bay Nội Bài trong đêm tôi bị sốc nhiệt nhẹ, gió thổi nhẹ đủ khiến tôi rùng mình", Sếu nói. Sếu thích không khí lạnh khô, phù hợp để nghỉ dưỡng, dạo chơi thong thả. Cái lạnh chưa sâu "tới mức không thể ra đường".
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chìm sâu trong rét đậm từ ngày 19/12, trung bình ngày từ 15 độ C trở xuống. Đêm Giáng sinh Thủ đô có thể rét 9 độ C, ban ngày 14 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa, Lào Cai, giảm còn 4-10 độ C những ngày đầu tuần qua. Đến cuối tuần, ban ngày giảm còn 8 độ, ban đêm 3 độ C.
Trong khi đó, theo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ từ đầu tháng 12 đến nay tại những tỉnh phía nam vượt các năm trước đây, phổ biến mức 34-35 độ C, ở TP HCM lên đến 36 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận ở các địa phương trong 10 năm qua.
Chị Lan Nhi, đang làm việc tại TP HCM, chia sẻ thời tiết oi bức ở Sài Gòn những ngày qua khiến chị khó cảm nhận không khí lễ hội dịp cuối năm. Bầu không khí ấm áp, quây quần dịp Giáng sinh và năm mới "hợp với thời tiết lạnh hơn". Nên ngay khi nghe tin thời tiết miền Bắc chuyển lạnh chị Nhi đã đặt vé máy bay ra Hà Nội cuối tháng 12 để hưởng cái lạnh và đón Tết Dương lịch cùng gia đình ngoài Bắc. Chị cho biết giá vé chặng bay Sài Gòn - Hà Nội không biến động quá nhiều vào dịp Tết Dương. Vé khứ hồi có giá 3,6 triệu đồng, đắt hơn ngày thường khoảng 500.000-700.000 đồng.
Chị Nhi cho biết sau khi đón năm mới ở Hà Nội, chị sẽ đi tàu lên Lào Cai. Chị hy vọng lúc đó nhiệt độ xuống thấp hơn hiện tại, có thể săn được tuyết trên đỉnh Fansipan mà đầu năm đã bỏ lỡ.
Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours cho hay mùa hút khách đến Hà Nội và các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc là từ tháng 9 đến tháng 4 chứ không phải mùa hè như các điểm du lịch biển. Khoảng thời gian này trải dài qua 3 mùa thu, đông và xuân, thời tiết không khắc nghiệt như mùa hè, phù hợp các hoạt động tham quan, ngắm cảnh vốn là thế mạnh của du lịch các tỉnh đồng bằng, vùng núi phía bắc.
Theo ông Hoan, có ba lý do chính khách miền Nam thích ra Bắc vào mùa này. Thứ nhất là thời tiết khác biệt, các tỉnh miền Bắc có khí hậu bốn mùa, du khách phía nam được thỏa mãn tâm lý trải nghiệm điều nơi họ sinh sống không có là không khí lạnh. Vào mùa hè, lượng khách từ miền Nam ra Bắc lại thấp vì nắng nóng, khác với cái nóng dễ chịu ở Nam Bộ. Thứ hai, thời tiết mùa thu đông miền Bắc cho khung cảnh đẹp, như Hà Nội vào mùa của nhiều loại hoa như cúc họa mi, Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch. Thứ ba, mùa lạnh là mùa của đồ ăn đường phố, những món nóng hổi như khoai nướng, ngô nướng, chè nóng, bánh đúc nóng.
"Từ tháng 10 đến cuối năm, nhu cầu khách Nam ra Bắc nhiều, đây cũng là mùa cao điểm cưới xin, hội nghị. Du khách thường kết hợp thăm gia đình, đi công tác, đám cưới và du lịch. Do đó, cuối năm các khách sạn ở Hà Nội có tỷ lệ lấp phòng cao hơn hẳn dịp hè", ông Hoan nói.
Ông Hoan nhận định vé máy bay TP HCM - Hà Nội dịp cuối tháng 12, đầu tháng 1 "khá dễ chịu" với mức dao động 3-3,7 triệu đồng, vì đây luôn là chặng bay có tần suất khai thác cao hàng ngày. Hiện vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, du khách từ Nam ra Bắc thường ghé Hà Nội như "điểm dừng chân" sau đó đổ đi các tỉnh như Sa Pa, Lạng Sơn, Mẫu Sơn hay Phia Oắc để săn băng, tuyết. Nhóm khách Sài Gòn và khu vực phía nam ra bắc chủ yếu là khách cá nhân, ít đặt dịch vụ qua các công ty du lịch.
Bà Hường Nguyễn, Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm công ty du lịch Mustgo cho biết tình hình kinh doanh tour, combo du lịch miền Bắc cuối năm nay giảm 50% so với năm ngoái. Nguyên nhân do quý 4 năm 2023 bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế nội địa, quốc tế biến động, ngân sách khách giảm, khách chủ yếu du lịch tự túc.
Theo bà Hường, khách từ miền Nam thường hạ cánh tại sân bay Nội Bài và lưu trú một đêm ở Hà Nội, sau đó di chuyển đến các vùng núi phía Bắc bằng phương tiện ôtô với hành trình khám phá từ 3 ngày 2 đêm trở lên.
Nhằm thúc đẩy lượng khách TP HCM đến các tỉnh Tây Bắc và ngược lại, đầu tháng 12 Tuần lễ văn hóa - du lịch Tây Bắc và TP.HCM đã được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, thế mạnh về văn hóa và du lịch các tỉnh Tây Bắc với người dân và du khách tại TP HCM.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM kỳ vọng thông qua các hoạt động giao lưu, quảng bá du lịch có thể thu hút nguồn khách hai chiều từ TP HCM đi các tỉnh Tây Bắc và ngược lại.
Vừa có chuyến du lịch Hà Nội mùa thu vào tháng 10, Lư Vĩ Siếu, sống tại TP HCM, tiếp tục quay lại thủ đô chỉ sau hai tháng. Lần này là để tận hưởng không khí lạnh mà "ở Sài Gòn không bao giờ có được".
Siếu cho biết đã theo dõi thông tin thời tiết miền Bắc chuyển lạnh và canh vé máy bay chặng TP HCM - Hà Nội giảm giá để chuẩn bị cho chuyến du lịch miền Bắc mùa đông. Nam du khách săn được vé khứ hồi TP HCM - Hà Nội ngày 20-25/12 giá chưa đến 2 triệu đồng, rẻ hơn 40% so với thông thường.
Ngoài tận hưởng không khí lạnh, lịch trình ở Hà Nội của Siếu là đi dạo các quán cà phê gặp gỡ bạn bè, tham quan Hoàng Thành Thăng Long, nhà tù Hỏa Lò. Nam du khách Sài Gòn chia sẻ cái lạnh ở Hà Nội buốt hơn Đà Lạt rất nhiều, nhưng trời tạnh ráo, không mưa.
Phố Hàng Mã, Hà Nội những ngày cuối năm
Du khách TP HCM check in Hà Nội
Món bún đậu mắm tôm đặc sản Hà Nội
Phố Hàng Mã, Hà Nội những ngày cuối năm
Du khách TP HCM check in Hà Nội
1 / 3
"Xuống sân bay Nội Bài trong đêm tôi bị sốc nhiệt nhẹ, gió thổi nhẹ đủ khiến tôi rùng mình", Sếu nói. Sếu thích không khí lạnh khô, phù hợp để nghỉ dưỡng, dạo chơi thong thả. Cái lạnh chưa sâu "tới mức không thể ra đường".
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc chìm sâu trong rét đậm từ ngày 19/12, trung bình ngày từ 15 độ C trở xuống. Đêm Giáng sinh Thủ đô có thể rét 9 độ C, ban ngày 14 độ C. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa, Lào Cai, giảm còn 4-10 độ C những ngày đầu tuần qua. Đến cuối tuần, ban ngày giảm còn 8 độ, ban đêm 3 độ C.
Trong khi đó, theo Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ từ đầu tháng 12 đến nay tại những tỉnh phía nam vượt các năm trước đây, phổ biến mức 34-35 độ C, ở TP HCM lên đến 36 độ C. Đây là mức nhiệt cao nhất được ghi nhận ở các địa phương trong 10 năm qua.
Chị Lan Nhi, đang làm việc tại TP HCM, chia sẻ thời tiết oi bức ở Sài Gòn những ngày qua khiến chị khó cảm nhận không khí lễ hội dịp cuối năm. Bầu không khí ấm áp, quây quần dịp Giáng sinh và năm mới "hợp với thời tiết lạnh hơn". Nên ngay khi nghe tin thời tiết miền Bắc chuyển lạnh chị Nhi đã đặt vé máy bay ra Hà Nội cuối tháng 12 để hưởng cái lạnh và đón Tết Dương lịch cùng gia đình ngoài Bắc. Chị cho biết giá vé chặng bay Sài Gòn - Hà Nội không biến động quá nhiều vào dịp Tết Dương. Vé khứ hồi có giá 3,6 triệu đồng, đắt hơn ngày thường khoảng 500.000-700.000 đồng.
Chị Nhi cho biết sau khi đón năm mới ở Hà Nội, chị sẽ đi tàu lên Lào Cai. Chị hy vọng lúc đó nhiệt độ xuống thấp hơn hiện tại, có thể săn được tuyết trên đỉnh Fansipan mà đầu năm đã bỏ lỡ.
Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng giám đốc Flamingo Redtours cho hay mùa hút khách đến Hà Nội và các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Đông Bắc là từ tháng 9 đến tháng 4 chứ không phải mùa hè như các điểm du lịch biển. Khoảng thời gian này trải dài qua 3 mùa thu, đông và xuân, thời tiết không khắc nghiệt như mùa hè, phù hợp các hoạt động tham quan, ngắm cảnh vốn là thế mạnh của du lịch các tỉnh đồng bằng, vùng núi phía bắc.
Theo ông Hoan, có ba lý do chính khách miền Nam thích ra Bắc vào mùa này. Thứ nhất là thời tiết khác biệt, các tỉnh miền Bắc có khí hậu bốn mùa, du khách phía nam được thỏa mãn tâm lý trải nghiệm điều nơi họ sinh sống không có là không khí lạnh. Vào mùa hè, lượng khách từ miền Nam ra Bắc lại thấp vì nắng nóng, khác với cái nóng dễ chịu ở Nam Bộ. Thứ hai, thời tiết mùa thu đông miền Bắc cho khung cảnh đẹp, như Hà Nội vào mùa của nhiều loại hoa như cúc họa mi, Hà Giang vào mùa hoa tam giác mạch. Thứ ba, mùa lạnh là mùa của đồ ăn đường phố, những món nóng hổi như khoai nướng, ngô nướng, chè nóng, bánh đúc nóng.
"Từ tháng 10 đến cuối năm, nhu cầu khách Nam ra Bắc nhiều, đây cũng là mùa cao điểm cưới xin, hội nghị. Du khách thường kết hợp thăm gia đình, đi công tác, đám cưới và du lịch. Do đó, cuối năm các khách sạn ở Hà Nội có tỷ lệ lấp phòng cao hơn hẳn dịp hè", ông Hoan nói.
Ông Hoan nhận định vé máy bay TP HCM - Hà Nội dịp cuối tháng 12, đầu tháng 1 "khá dễ chịu" với mức dao động 3-3,7 triệu đồng, vì đây luôn là chặng bay có tần suất khai thác cao hàng ngày. Hiện vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, du khách từ Nam ra Bắc thường ghé Hà Nội như "điểm dừng chân" sau đó đổ đi các tỉnh như Sa Pa, Lạng Sơn, Mẫu Sơn hay Phia Oắc để săn băng, tuyết. Nhóm khách Sài Gòn và khu vực phía nam ra bắc chủ yếu là khách cá nhân, ít đặt dịch vụ qua các công ty du lịch.
Bà Hường Nguyễn, Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm công ty du lịch Mustgo cho biết tình hình kinh doanh tour, combo du lịch miền Bắc cuối năm nay giảm 50% so với năm ngoái. Nguyên nhân do quý 4 năm 2023 bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế nội địa, quốc tế biến động, ngân sách khách giảm, khách chủ yếu du lịch tự túc.
Theo bà Hường, khách từ miền Nam thường hạ cánh tại sân bay Nội Bài và lưu trú một đêm ở Hà Nội, sau đó di chuyển đến các vùng núi phía Bắc bằng phương tiện ôtô với hành trình khám phá từ 3 ngày 2 đêm trở lên.
Nhằm thúc đẩy lượng khách TP HCM đến các tỉnh Tây Bắc và ngược lại, đầu tháng 12 Tuần lễ văn hóa - du lịch Tây Bắc và TP.HCM đã được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Hoạt động này nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng, thế mạnh về văn hóa và du lịch các tỉnh Tây Bắc với người dân và du khách tại TP HCM.
Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP HCM kỳ vọng thông qua các hoạt động giao lưu, quảng bá du lịch có thể thu hút nguồn khách hai chiều từ TP HCM đi các tỉnh Tây Bắc và ngược lại.