Võ Xuân Trường
Well-known member
Du lịch hang động - "mỏ vàng" hút khách ở Việt Nam
Những năm gần đây, du lịch hang động tại Việt Nam thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ cả du khách nội địa và quốc tế.
Hang Sơn Đoòng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới tại Quảng Bình. Ảnh: Trần Tuấn Việt
Khi trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đặc biệt là các hang động kỳ vĩ, ngày càng được du khách ưa chuộng, cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam trong phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt ngày càng lớn.
Tại Hội thảo khoa học "Phát triển du lịch hang, động tại Việt Nam" ngày 10.9, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch đã bàn giải pháp phát triển du lịch hang động tại các địa phương ở Việt Nam sao cho xứng tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có.
TS. Đỗ Thị Thanh Hoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đánh giá phát triển du lịch hang, động là một loại hình du lịch có tiềm năng ở Việt Nam. Ngành du lịch cần dựa trên các nền tảng giá trị địa chất để làm sao khai thác, phát huy tốt nhất, đồng thời bảo tồn giá trị thiên nhiên, di sản, văn hóa, quan tâm đến các vấn đề quản lý sức chứa, tâm lý, vật lý, các yếu tố thẩm mỹ, đảm bảo an ninh an toàn…
Du lịch hang động là loại hình mang lại nhiều trải nghiệm cho khách du lịch, như gắn với tham quan phổ thông, vui chơi giải trí, gắn với du lịch mạo hiểm, nghiên cứu khoa học, giáo dục, sinh thái, văn hóa…
"Chúng ta cũng cần có hệ thống phát triển địa bàn du lịch hang động, có sự phân loại cụ thể các hang động để làm sáng tỏ các đầu ra", bà Thanh Hoa nói.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mai, Phó Trưởng phòng Thị trường, Sản phẩm và Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, du lịch hang, động tại Việt Nam gắn liền định hướng phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa ba trụ cột kinh tế - văn hoá và xã hội - môi trường.
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và những giá trị khác nhau mà con người muốn tìm hiểu, khám phá từ hang, động (bao gồm nghiên cứu địa chất, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, yếu tố lịch sử, văn hóa, tâm linh, khảo cổ...) mà có thể khai thác hoạt động du lịch hang, động theo các hướng khác nhau.
Vì thế, du lịch hang, động có mối liên hệ với rất nhiều các loại hình du lịch khác như: Du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch sinh thái, cộng đồng, văn hoá - lịch sử, tâm linh, khảo cổ, mạo hiểm, địa chất…
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mai, Phó Trưởng phòng Thị trường, Sản phẩm và Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phát biểu tại Hội thảo.
Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Kinh Doanh, Công ty Du lịch mạo hiểm Oxalis Adventure, khẳng định: "Du lịch hang động ở vIệt Nam là loại hình mới và đầy tiềm năng, với quy mô hàng nghìn hang động núi đá vôi đã được phát hiện trải dài từ các tỉnh miền bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang... đến các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình... Du lịch hang động được xem là "mỏ vàng" của ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế nói chung".
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Đức, các hoạt động quảng bá cho loại hình du lịch hang, động vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.
Ngoài ra, du lịch hang động còn đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm môi trường và rác thải, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, tác động đến cộng đồng địa phương...
Ông Ngô Văn Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Funtrip, cho rằng, dù đã có các quy ước, điều luật chung của quốc tế nhưng Việt Nam chưa có Hiệp hội hang động riêng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này khiến các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này thiếu địa chỉ tiếp cận thông tin, hướng dẫn quy cách làm việc, quản lý hoạt động tham quan và khai thác hang, động tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, các tham luận đưa ra một số vướng mắc trong thực trạng phát triển du lịch hang động ở Việt Nam và nhiều giải pháp khắc phục. Trong đó, các chuyên gia đều thống nhất nên bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá, hợp tác quốc tế, lựa chọn loại hình khai thác phù hợp và quản lý rác thải, đặt mục tiêu phát triển du lịch hang động bền vững, vận hành an toàn, chiều sâu trong hiệu quả và sức lan tỏa rộng rãi...
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với địa hình đa dạng, trong đó phần lớn là đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan kỳ vĩ, trong đó các hệ thống hang, động chiếm một vị trí đặc biệt.
Hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng, Hang Én... là những địa danh nổi bật không chỉ thu hút sự quan tâm của du khách trong nước mà còn từ khắp nơi trên thế giới.
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được phát hiện vào năm 2009 là hang động lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều khu vực hang động lớn như hệ thống hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), hang động ở khu vực Tràng An - Ninh Bình, hang núi lửa ở Đắk Nông, động Ngườm Ngao ở Cao Bằng... và nhiều hang động chưa được khám phá cũng góp phần vào sự đang dạng và phong phú của hệ thống hang động Việt Nam.
Mỗi hang động mang một vẻ đẹp riêng biệt, từ những khối thạch nhũ kỳ vĩ đến những hồ nước trong xanh ẩn mình dưới lòng đất.
Những năm gần đây, du lịch hang động tại Việt Nam thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ cả du khách nội địa và quốc tế.
![Du lịch hang động - mỏ vàng hút khách ở Việt Nam](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/9/11/1392496/Hang-Son-Doong-01.jpeg)
Khi trải nghiệm khám phá thiên nhiên, đặc biệt là các hang động kỳ vĩ, ngày càng được du khách ưa chuộng, cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam trong phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt ngày càng lớn.
Tại Hội thảo khoa học "Phát triển du lịch hang, động tại Việt Nam" ngày 10.9, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch đã bàn giải pháp phát triển du lịch hang động tại các địa phương ở Việt Nam sao cho xứng tầm với tiềm năng, lợi thế sẵn có.
TS. Đỗ Thị Thanh Hoa - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đánh giá phát triển du lịch hang, động là một loại hình du lịch có tiềm năng ở Việt Nam. Ngành du lịch cần dựa trên các nền tảng giá trị địa chất để làm sao khai thác, phát huy tốt nhất, đồng thời bảo tồn giá trị thiên nhiên, di sản, văn hóa, quan tâm đến các vấn đề quản lý sức chứa, tâm lý, vật lý, các yếu tố thẩm mỹ, đảm bảo an ninh an toàn…
Du lịch hang động là loại hình mang lại nhiều trải nghiệm cho khách du lịch, như gắn với tham quan phổ thông, vui chơi giải trí, gắn với du lịch mạo hiểm, nghiên cứu khoa học, giáo dục, sinh thái, văn hóa…
"Chúng ta cũng cần có hệ thống phát triển địa bàn du lịch hang động, có sự phân loại cụ thể các hang động để làm sáng tỏ các đầu ra", bà Thanh Hoa nói.
Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Mai, Phó Trưởng phòng Thị trường, Sản phẩm và Quản lý khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, du lịch hang, động tại Việt Nam gắn liền định hướng phát triển du lịch bền vững, cân bằng giữa ba trụ cột kinh tế - văn hoá và xã hội - môi trường.
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất và những giá trị khác nhau mà con người muốn tìm hiểu, khám phá từ hang, động (bao gồm nghiên cứu địa chất, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, yếu tố lịch sử, văn hóa, tâm linh, khảo cổ...) mà có thể khai thác hoạt động du lịch hang, động theo các hướng khác nhau.
Vì thế, du lịch hang, động có mối liên hệ với rất nhiều các loại hình du lịch khác như: Du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịch sinh thái, cộng đồng, văn hoá - lịch sử, tâm linh, khảo cổ, mạo hiểm, địa chất…
![t](https://media-cdn-v2.laodong.vn/storage/newsportal/2024/9/11/1392496/459033051_1046495210.jpg)
Nguyễn Anh Đức - Giám đốc Kinh Doanh, Công ty Du lịch mạo hiểm Oxalis Adventure, khẳng định: "Du lịch hang động ở vIệt Nam là loại hình mới và đầy tiềm năng, với quy mô hàng nghìn hang động núi đá vôi đã được phát hiện trải dài từ các tỉnh miền bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang... đến các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Quảng Bình... Du lịch hang động được xem là "mỏ vàng" của ngành du lịch nói riêng và ngành kinh tế nói chung".
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Anh Đức, các hoạt động quảng bá cho loại hình du lịch hang, động vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam.
Ngoài ra, du lịch hang động còn đối mặt với các vấn đề như ô nhiễm môi trường và rác thải, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp, tác động đến cộng đồng địa phương...
Ông Ngô Văn Tiến - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Sự kiện Funtrip, cho rằng, dù đã có các quy ước, điều luật chung của quốc tế nhưng Việt Nam chưa có Hiệp hội hang động riêng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Điều này khiến các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này thiếu địa chỉ tiếp cận thông tin, hướng dẫn quy cách làm việc, quản lý hoạt động tham quan và khai thác hang, động tại Việt Nam.
Tại Hội thảo, các tham luận đưa ra một số vướng mắc trong thực trạng phát triển du lịch hang động ở Việt Nam và nhiều giải pháp khắc phục. Trong đó, các chuyên gia đều thống nhất nên bảo tồn tự nhiên, đa dạng sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường quảng bá, hợp tác quốc tế, lựa chọn loại hình khai thác phù hợp và quản lý rác thải, đặt mục tiêu phát triển du lịch hang động bền vững, vận hành an toàn, chiều sâu trong hiệu quả và sức lan tỏa rộng rãi...
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với địa hình đa dạng, trong đó phần lớn là đồi núi, chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ. Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan kỳ vĩ, trong đó các hệ thống hang, động chiếm một vị trí đặc biệt.
Hệ thống hang động Phong Nha - Kẻ Bàng, Sơn Đoòng, Hang Én... là những địa danh nổi bật không chỉ thu hút sự quan tâm của du khách trong nước mà còn từ khắp nơi trên thế giới.
Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đã được UNESCO công nhận là “Di sản thiên nhiên thế giới”. Hang Sơn Đoòng (Quảng Bình) được phát hiện vào năm 2009 là hang động lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều khu vực hang động lớn như hệ thống hang động ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), hang động ở khu vực Tràng An - Ninh Bình, hang núi lửa ở Đắk Nông, động Ngườm Ngao ở Cao Bằng... và nhiều hang động chưa được khám phá cũng góp phần vào sự đang dạng và phong phú của hệ thống hang động Việt Nam.
Mỗi hang động mang một vẻ đẹp riêng biệt, từ những khối thạch nhũ kỳ vĩ đến những hồ nước trong xanh ẩn mình dưới lòng đất.