Võ Xuân Trường
Well-known member
Du lịch hạng sang lên ngôi
Theo chuyên gia du lịch người Australia, Anita Manfreda, trong bài viết trên The Conversation, thế hệ Millennials, thế hệ Gen Z và khách du lịch từ các thị trường mới nổi như châu Á và Trung Đông đang chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong phân khúc du lịch hạng sang, thay vì những khách hàng triệu phú và tỉ phú chiếm chủ đạo như trước đây.
Quang cảnh Dubrovnik nhìn từ Đồi Srdj ở Dubrovnik, Croatia. Ảnh: Xinhua
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...dpr_consent=${GDPR_CONSENT_755};ltd=;dc_tdv=1
Cô Anita Manfreda là giảng viên cao cấp về du lịch tại Đại học Torrens của Australia. Cô cho biết, khoảng 10 năm trước, khi còn làm việc tại Khách sạn Badrutt's Palace ở thị trấn St Moritz, Thụy Sĩ, bản thân đã rất kinh ngạc khi biết được một vị khách đã từng yêu cầu chuyển một con voi để tặng quà sinh nhật cho vợ mình. Và khách sạn đã thực hiện điều đó, cố gắng đưa được con voi vào trong sảnh.
Yêu cầu có vẻ hơi thái quá này phần nào nói lên ý nghĩa của du lịch hạng sang trước đây, đó là biểu thị của sự giàu có và quyền lực, được thể hiện qua những màn phô trương hoành tráng. Hãy nghĩ đến những triệu phú và tỉ phú trong những dãy phòng khách sạn xa hoa và trên những chiếc du thuyền riêng, tận hưởng những dịch vụ độc quyền mà hầu hết trong chúng ta không bao giờ mơ tới, chứ đừng nói đến việc đưa ra yêu cầu.
Tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey định nghĩa, du khách hạng sang là người sẵn sàng chi 500 USD trở lên mỗi đêm cho phòng nghỉ.
Du lịch hạng sang vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Nhờ vào sự thay đổi nhân khẩu học, mối quan tâm về tính bền vững và mong muốn kết nối xã hội sau đại dịch, du lịch xa xỉ đã trở nên riêng tư và có ý nghĩa hơn. Và những du khách xa xỉ ngày nay không phải lúc nào cũng là giới thượng lưu siêu giàu.
Bất chấp cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, du lịch hạng sang vẫn đang bùng nổ. Vậy, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng này và xu hướng du lịch hạng sang đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp trị giá nghìn tỉ USD
Ngành du lịch xa xỉ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng nể, ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế và đại dịch COVID-19. Trên quy mô toàn cầu, ngành này dự kiến sẽ tăng trưởng từ 1,4 nghìn tỉ đô la vào năm 2024 lên 2,2 nghìn tỉ đô la vào năm 2030.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu tăng trưởng với tỉ suất tăng trưởng kép hàng năm là 8,6% (cách đo lường tăng trưởng giả định rằng lợi nhuận được tái đầu tư) từ năm 2024 đến năm 2030.
Tại Australia, xu hướng cũng được dự đoán tương tự, thị trường du lịch hạng sang tạo ra 37,4 tỉ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 70 tỉ USD vào năm 2032. Sự tăng trưởng này có động lực thúc đẩy cả từ những khách hàng giàu có và khách hàng trẻ tuổi. Như tạp chí Forbes chỉ ra, những du khách này thường không phải là triệu phú, họ có thể không kiếm được mức lương khổng lồ hoặc thậm chí không sở hữu nhà riêng, nhưng lại sẵn sàng trả giá cao cho những trải nghiệm có ý nghĩa.
Và một số người đang chi tiêu mạnh tay cho những chuyến đi để bù đắp quãng thời gian và cơ hội đã mất do đại dịch - một xu hướng mà các chuyên gia trong ngành đôi khi gọi là kiểu du lịch "trả thù đời" và "ăn chơi".
Một nhà quan sát ngành du lịch hạng sang từng nói: "Chúng ta đang chứng kiến du lịch bằng mọi giá, khi mọi người quyết tâm có được trải nghiệm như mong muốn, không quan tâm tới giá cả".
Ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên trải nghiệm du lịch sang trọng hơn là thụ hưởng các mặt hàng khác, kể cả đồ hiệu xa xỉ.
Sự sang trọng mang nhiều ý nghĩa
Du lịch hạng sang ngày nay không chỉ đơn thuần là sự xa hoa, nó còn bao gồm việc chi tiền cho những trải nghiệm có ý nghĩa. Những du khách phân khúc du lịch hạng sang sẵn sàng mạnh tay mua những kỳ nghỉ hứa hẹn mang đến sự chân thực, sức khỏe và kết nối với mọi người và thiên nhiên.
Du khách đi bộ gần khu Đấu trường La Mã ở Rome, Italia. Ảnh: Xinhua
Đôi khi du lịch xa xỉ cũng có nghĩa là tiếp cận với điều gì đó mới lạ, như môi trường thiên nhiên vắng vẻ hoặc trải nghiệm văn hóa đích thực mang tính cá nhân sâu sắc. Cũng có khi nó mang lại giá trị về khía cạnh chuyên môn, chẳng hạn như việc đánh giá cao sự tinh tế của một chai rượu vang quý hiếm, hoặc tham quan một địa điểm cùng một chuyên gia hoặc hướng dẫn viên nổi tiếng vô cùng am hiểu.
Trước đây, du lịch sang trọng được định nghĩa bằng giá cả và biểu tượng về địa vị, nhưng ngày nay, du lịch hạng sang lại là những câu chuyện đáng chia sẻ (trên mạng xã hội và ngoài đời thực) và những trải nghiệm phù hợp với giá trị cá nhân.
Hướng đến giá trị lành mạnh, bền vững
Với kinh nghiệm 17 năm làm việc và nghiên cứu về du lịch hạng sang, Anita Manfreda cho biết đã chứng kiến rất nhiều du khách sang trọng khác nhau. Từ những người về hưu khiêm tốn tận hưởng thành quả lao động chăm chỉ cho đến những nhân vật nổi tiếng gửi tới 32 trang yêu cầu khách sạn phải đáp ứng trước khi ghé chân.
Mặc dù những cá nhân lớn tuổi sở hữu khối tài sản ròng giá trị cao đến từ Bắc Mỹ và châu Âu vẫn là nhóm đối tượng khách hàng quan trọng. Bên cạnh đó, tỉ lệ du khách hạng sang ngày càng tăng là thế hệ
millennials (những người sinh ra vào khoảng từ năm 1981 đến 1996), thế hệ Z (những người sinh ra vào khoảng từ năm 1997 đến 2012) và khách du lịch từ các thị trường mới nổi như châu Á và Trung Đông.
Những dấu ấn truyền thống của du lịch xa xỉ - như phòng tổng thống, hòn đảo riêng - vẫn được những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ưa chuộng.
Nhưng ngày càng có nhiều du khách tìm kiếm trải nghiệm văn hóa, phiêu lưu hay những chuyến đi theo nhóm nhỏ, thân mật.
Những du khách này thường lựa chọn mùa thấp điểm và những điểm đến ít người ghé thăm để tránh đám đông. Họ quan tâm nhiều đến du lịch bền vững.
Tương lai của du lịch hạng sang nằm ở khả năng thích ứng với các giá trị tiêu dùng đang từng ngày thay đổi. Các chuyến đi tĩnh tâm chăm sóc sức khỏe, du lịch chậm (kể cả bằng tàu hỏa) và các trải nghiệm tập trung vào tính bền vững đang trở thành giá trị cốt lõi trong xu hướng du lịch hạng sang.
Trong một thế giới siêu kết nối, tiếp thị du lịch hạng sang thời nay thường gắn liền với ý tưởng cai nghiện các thiết bị kỹ thuật số. Cơ hội ngắt kết nối và đắm chìm vào khoảnh khắc hiện thực đã trở thành một thú vui hiện đại.
Ngày nay, du khách hạng sang biến chuyến đi của mình thành cơ hội để khám phá và học hỏi từ đó kết nối trở lại với thế giới, với các mối quan hệ và với chính bản thân họ.
Theo chuyên gia du lịch người Australia, Anita Manfreda, trong bài viết trên The Conversation, thế hệ Millennials, thế hệ Gen Z và khách du lịch từ các thị trường mới nổi như châu Á và Trung Đông đang chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong phân khúc du lịch hạng sang, thay vì những khách hàng triệu phú và tỉ phú chiếm chủ đạo như trước đây.
Quang cảnh Dubrovnik nhìn từ Đồi Srdj ở Dubrovnik, Croatia. Ảnh: Xinhua
https://ad.doubleclick.net/ddm/trac...dpr_consent=${GDPR_CONSENT_755};ltd=;dc_tdv=1
Cô Anita Manfreda là giảng viên cao cấp về du lịch tại Đại học Torrens của Australia. Cô cho biết, khoảng 10 năm trước, khi còn làm việc tại Khách sạn Badrutt's Palace ở thị trấn St Moritz, Thụy Sĩ, bản thân đã rất kinh ngạc khi biết được một vị khách đã từng yêu cầu chuyển một con voi để tặng quà sinh nhật cho vợ mình. Và khách sạn đã thực hiện điều đó, cố gắng đưa được con voi vào trong sảnh.
Yêu cầu có vẻ hơi thái quá này phần nào nói lên ý nghĩa của du lịch hạng sang trước đây, đó là biểu thị của sự giàu có và quyền lực, được thể hiện qua những màn phô trương hoành tráng. Hãy nghĩ đến những triệu phú và tỉ phú trong những dãy phòng khách sạn xa hoa và trên những chiếc du thuyền riêng, tận hưởng những dịch vụ độc quyền mà hầu hết trong chúng ta không bao giờ mơ tới, chứ đừng nói đến việc đưa ra yêu cầu.
Tập đoàn tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey định nghĩa, du khách hạng sang là người sẵn sàng chi 500 USD trở lên mỗi đêm cho phòng nghỉ.
Du lịch hạng sang vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Nhờ vào sự thay đổi nhân khẩu học, mối quan tâm về tính bền vững và mong muốn kết nối xã hội sau đại dịch, du lịch xa xỉ đã trở nên riêng tư và có ý nghĩa hơn. Và những du khách xa xỉ ngày nay không phải lúc nào cũng là giới thượng lưu siêu giàu.
Bất chấp cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, du lịch hạng sang vẫn đang bùng nổ. Vậy, điều gì thúc đẩy sự tăng trưởng này và xu hướng du lịch hạng sang đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp trị giá nghìn tỉ USD
Ngành du lịch xa xỉ đã cho thấy khả năng phục hồi đáng nể, ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế và đại dịch COVID-19. Trên quy mô toàn cầu, ngành này dự kiến sẽ tăng trưởng từ 1,4 nghìn tỉ đô la vào năm 2024 lên 2,2 nghìn tỉ đô la vào năm 2030.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu tăng trưởng với tỉ suất tăng trưởng kép hàng năm là 8,6% (cách đo lường tăng trưởng giả định rằng lợi nhuận được tái đầu tư) từ năm 2024 đến năm 2030.
Tại Australia, xu hướng cũng được dự đoán tương tự, thị trường du lịch hạng sang tạo ra 37,4 tỉ USD vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 70 tỉ USD vào năm 2032. Sự tăng trưởng này có động lực thúc đẩy cả từ những khách hàng giàu có và khách hàng trẻ tuổi. Như tạp chí Forbes chỉ ra, những du khách này thường không phải là triệu phú, họ có thể không kiếm được mức lương khổng lồ hoặc thậm chí không sở hữu nhà riêng, nhưng lại sẵn sàng trả giá cao cho những trải nghiệm có ý nghĩa.
Và một số người đang chi tiêu mạnh tay cho những chuyến đi để bù đắp quãng thời gian và cơ hội đã mất do đại dịch - một xu hướng mà các chuyên gia trong ngành đôi khi gọi là kiểu du lịch "trả thù đời" và "ăn chơi".
Một nhà quan sát ngành du lịch hạng sang từng nói: "Chúng ta đang chứng kiến du lịch bằng mọi giá, khi mọi người quyết tâm có được trải nghiệm như mong muốn, không quan tâm tới giá cả".
Ngày càng nhiều người tiêu dùng ưu tiên trải nghiệm du lịch sang trọng hơn là thụ hưởng các mặt hàng khác, kể cả đồ hiệu xa xỉ.
Sự sang trọng mang nhiều ý nghĩa
Du lịch hạng sang ngày nay không chỉ đơn thuần là sự xa hoa, nó còn bao gồm việc chi tiền cho những trải nghiệm có ý nghĩa. Những du khách phân khúc du lịch hạng sang sẵn sàng mạnh tay mua những kỳ nghỉ hứa hẹn mang đến sự chân thực, sức khỏe và kết nối với mọi người và thiên nhiên.
Đôi khi du lịch xa xỉ cũng có nghĩa là tiếp cận với điều gì đó mới lạ, như môi trường thiên nhiên vắng vẻ hoặc trải nghiệm văn hóa đích thực mang tính cá nhân sâu sắc. Cũng có khi nó mang lại giá trị về khía cạnh chuyên môn, chẳng hạn như việc đánh giá cao sự tinh tế của một chai rượu vang quý hiếm, hoặc tham quan một địa điểm cùng một chuyên gia hoặc hướng dẫn viên nổi tiếng vô cùng am hiểu.
Trước đây, du lịch sang trọng được định nghĩa bằng giá cả và biểu tượng về địa vị, nhưng ngày nay, du lịch hạng sang lại là những câu chuyện đáng chia sẻ (trên mạng xã hội và ngoài đời thực) và những trải nghiệm phù hợp với giá trị cá nhân.
Hướng đến giá trị lành mạnh, bền vững
Với kinh nghiệm 17 năm làm việc và nghiên cứu về du lịch hạng sang, Anita Manfreda cho biết đã chứng kiến rất nhiều du khách sang trọng khác nhau. Từ những người về hưu khiêm tốn tận hưởng thành quả lao động chăm chỉ cho đến những nhân vật nổi tiếng gửi tới 32 trang yêu cầu khách sạn phải đáp ứng trước khi ghé chân.
Mặc dù những cá nhân lớn tuổi sở hữu khối tài sản ròng giá trị cao đến từ Bắc Mỹ và châu Âu vẫn là nhóm đối tượng khách hàng quan trọng. Bên cạnh đó, tỉ lệ du khách hạng sang ngày càng tăng là thế hệ
millennials (những người sinh ra vào khoảng từ năm 1981 đến 1996), thế hệ Z (những người sinh ra vào khoảng từ năm 1997 đến 2012) và khách du lịch từ các thị trường mới nổi như châu Á và Trung Đông.
Những dấu ấn truyền thống của du lịch xa xỉ - như phòng tổng thống, hòn đảo riêng - vẫn được những cá nhân có giá trị tài sản ròng cao ưa chuộng.
Nhưng ngày càng có nhiều du khách tìm kiếm trải nghiệm văn hóa, phiêu lưu hay những chuyến đi theo nhóm nhỏ, thân mật.
Những du khách này thường lựa chọn mùa thấp điểm và những điểm đến ít người ghé thăm để tránh đám đông. Họ quan tâm nhiều đến du lịch bền vững.
Tương lai của du lịch hạng sang nằm ở khả năng thích ứng với các giá trị tiêu dùng đang từng ngày thay đổi. Các chuyến đi tĩnh tâm chăm sóc sức khỏe, du lịch chậm (kể cả bằng tàu hỏa) và các trải nghiệm tập trung vào tính bền vững đang trở thành giá trị cốt lõi trong xu hướng du lịch hạng sang.
Trong một thế giới siêu kết nối, tiếp thị du lịch hạng sang thời nay thường gắn liền với ý tưởng cai nghiện các thiết bị kỹ thuật số. Cơ hội ngắt kết nối và đắm chìm vào khoảnh khắc hiện thực đã trở thành một thú vui hiện đại.
Ngày nay, du khách hạng sang biến chuyến đi của mình thành cơ hội để khám phá và học hỏi từ đó kết nối trở lại với thế giới, với các mối quan hệ và với chính bản thân họ.