tran hương
Well-known member
Nên đi du lịch miền Bắc vào tháng mấy? Miền Bắc mỗi mùa đều có những vẻ đẹp rất riêng không thể hòa lẫn. Du khách có thể đến và thưởng ngoạn các loài hoa đầy sắc màu vào những ngày xuân thời tiết hơi se lạnh, hay đắm chìm vào sắc vàng rực rỡ của những thửa ruộng bậc thang đều thẳng tắp trong mùa thu, rồi thả mình vào những dòng sông dài tăm tắp trong ngày hè oi bức. Với những tháng cuối năm, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian yên tĩnh của sương mù mà còn được trải nghiệm những cánh đồng hoa mùa đông bạt ngàn, thưởng thức những món ăn đặc trưng vùng cao quanh năm sương giá. Travel Hà Nội sẽ đưa ra gợi ý cho từng thời điểm trong năm ở miền Bắc. Chắc chắn, bạn sẽ lựa chọn được thời điểm phù hợp với ước muốn và hoạt động yêu thích của mình khi tới nơi đây.
1. Cảm nhận không khí đặc trưng mùa xuân miền Bắc
Vừa bước qua mùa đông lạnh giá, mùa xuân Miền Bắc vẫn còn phảng phất chút gió lạnh còn sót lại, thời tiết se se lạnh với những tia nắng mỏng manh yếu ớt. Thi thoảng lắc rắc những hạt mưa phùn trên những chồi non tươi xanh vừa mới nhú.
Có những ngày mùa xuân trời chợt trở lạnh thở ra khói khiến cho ta khẽ rùng mình, xuýt xoa giữa những làn gió xuân và ao ước có một bàn tay ấm nắm lấy tay mình thật chặt. Vào những ngày như vậy, cùng gia đình hay người thương đi du lịch hay nghỉ dưỡng ở Sapa, Mộc Châu, Mai Châu,… thì tuyệt không gì bằng.
2. Ngắm hoa đào, hoa mận, hoa ban khoe sắc giữa núi rừng
Xuân sang, đất trời như choàng tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài, bỗng chuyển mình thành một nàng thơ xinh đẹp với những đóa hoa mận trắng muốt, hoa đào tươi thắm hay sắc ban tinh khôi trắng ngần đua nhau khoe sắc bên những sườn đồi, thung lũng, trong bản làng. Bạn sẽ như lạc vào một chốn bồng lai với những bông hoa tinh khiết trên nền lá xanh non còn long lanh những hạt sương đêm. Bỗng nhiên, tâm hồn thấy sao thật thư thái, thanh tịnh, cảm khác nhẹ nhàng bồng bềnh như đang dạo bước trên mây.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hoa đào mọc khắc dọc đường Đông – Tây Bắc, nơi nào cũng tươi thắm sắc hoa đào. Nhưng nhiều nhất và đẹp nhất phải kể đến hoa đào ở Sapa và Mộc Châu với những rừng đào bạt ngàn trong những thung lũng, lấp ló ven đường hay thấp thoáng trên những triền núi.
Mộc Châu được ví như thiên đường của Tây Bắc, đặc biệt vào mùa xuân với hàng ngàn hecta mận bung nở trắng xóa khắp núi rừng. Loài hoa xinh đẹp này khoe sắc đẹp quyến rũ hút hồn với sắc trắng tinh khôi mê hoặc lòng người.
Hoa ban nở báo hiệu mùa xuân về. Hoa ban nở khắp vùng, ngát hương thơm chính là dấu hiệu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hoa ban có màu đỏ, màu tím nhưng phổ biến nhất vẫn là ban trắng. Một lần đặt chân đến Điện Biên hay Sơn La vào mùa xuân, chắc hẳn bạn sẽ chẳng cầm lòng được trước vẻ đẹp của hoa ban trắng nở rộ.
3. Tham gia những lễ hội hoa rực rỡ sắc màu
Du lịch Miền Bắc mùa xuân, du khách có cơ hội tham gia những lễ hội hoa xuân lớn muôn sắc màu với sự quy tụ của hàng ngàn loài hoa xinh đẹp từ phổ biến cho đến những loài hoa quý hiếm trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Tất cả tụ hợp lại tạo thành một bức tranh hoa xuân tươi vui, rực rỡ ngập tràn hương sắc mùa xuân.
Bên cạnh những con đường hoa được trang trí vô cùng ấn tượng, bạn còn được trải nghiệm những góc không gian văn hóa dân tộc xưa như mái nhà tranh, đường làng quê với quán cóc ven đường, ao sen, chiếc cầu khỉ chênh vênh,.. đậm chất Bắc Bộ.
Không chỉ vậy, bạn còn được trở về tuổi thơ với những trò chơi dân gian thú vị như ô ăn quan, ném còn, đánh đu, bịt mắt đập niêu,…
4. Tham gia các lễ hội mùa xuân đặc sắc
Mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng là khoảng thời gian các lễ hội được tưng bừng tổ chức trên khắp cả nước, người dân cùng các du khách tham gia lễ hội đầu năm rất đông. Hội Gióng Phù Đổng, hội Lim, Hội Khai ấn đền Trần, hội đền Hùng,… là những lễ hội truyền thống nổi tiếng của các tỉnh Miền Bắc mà bạn không thể bỏ qua khi xuân về.
Xuân sang, hãy hòa cùng dòng người nô nức trẩy hội để cảm nhận không khí tưng bừng náo nức và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
du lịch miền bắc mùa xuân 10
Lễ hội Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Lễ hội Cổ Loa tổ chức từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhàm tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán, người đã xây dựng nên nước Âu Lạc.
Về hội Lim nghe giọng ca quan họ ngọt ngào của các liền anh, liền chị.
Đến hội Lim nghe hát quan họ, chơi trò chơi dân gian như hát quan họ, giao lưu đối đápđấu vật, đấu cờ, đấu võ, đu tiên, nấu cơm, thi dệt cửi, thi cờ người. Hội Lim được tổ chức từ ngày 12 - 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Lễ hội ở đền Trần (Nam Định) hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội Gióng Phù Đổng tưởng nhớ công đức của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)
Hội Gióng Phù Đổng được tổ chức từ mùng 6 - 12 tháng 4 âm lịch, tổ chức tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một lễ hội đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
5. Hành hương lên chùa đi lễ đầu năm
Đã từ lâu, đi chùa lễ Phật đầu năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việtt Nam. Lên chùa để hướng về cõi phật, cầu mong khở mạnh bình an, gia đình sung túc êm ấm, mọi điều xấu đi qua và những điều tốt đẹp sẽ tới. Qua một năm làm việc vất vả, đây là thời điểm lên chùa để tìm về tự thư thái, tĩnh lặng nơi tâm hồn, gửi gắm những mong ước tốt đẹp trong dịp năm mới.
1. Cảm nhận không khí đặc trưng mùa xuân miền Bắc
Vừa bước qua mùa đông lạnh giá, mùa xuân Miền Bắc vẫn còn phảng phất chút gió lạnh còn sót lại, thời tiết se se lạnh với những tia nắng mỏng manh yếu ớt. Thi thoảng lắc rắc những hạt mưa phùn trên những chồi non tươi xanh vừa mới nhú.
Có những ngày mùa xuân trời chợt trở lạnh thở ra khói khiến cho ta khẽ rùng mình, xuýt xoa giữa những làn gió xuân và ao ước có một bàn tay ấm nắm lấy tay mình thật chặt. Vào những ngày như vậy, cùng gia đình hay người thương đi du lịch hay nghỉ dưỡng ở Sapa, Mộc Châu, Mai Châu,… thì tuyệt không gì bằng.
2. Ngắm hoa đào, hoa mận, hoa ban khoe sắc giữa núi rừng
Xuân sang, đất trời như choàng tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài, bỗng chuyển mình thành một nàng thơ xinh đẹp với những đóa hoa mận trắng muốt, hoa đào tươi thắm hay sắc ban tinh khôi trắng ngần đua nhau khoe sắc bên những sườn đồi, thung lũng, trong bản làng. Bạn sẽ như lạc vào một chốn bồng lai với những bông hoa tinh khiết trên nền lá xanh non còn long lanh những hạt sương đêm. Bỗng nhiên, tâm hồn thấy sao thật thư thái, thanh tịnh, cảm khác nhẹ nhàng bồng bềnh như đang dạo bước trên mây.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hoa đào mọc khắc dọc đường Đông – Tây Bắc, nơi nào cũng tươi thắm sắc hoa đào. Nhưng nhiều nhất và đẹp nhất phải kể đến hoa đào ở Sapa và Mộc Châu với những rừng đào bạt ngàn trong những thung lũng, lấp ló ven đường hay thấp thoáng trên những triền núi.
Mộc Châu được ví như thiên đường của Tây Bắc, đặc biệt vào mùa xuân với hàng ngàn hecta mận bung nở trắng xóa khắp núi rừng. Loài hoa xinh đẹp này khoe sắc đẹp quyến rũ hút hồn với sắc trắng tinh khôi mê hoặc lòng người.
Hoa ban nở báo hiệu mùa xuân về. Hoa ban nở khắp vùng, ngát hương thơm chính là dấu hiệu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hoa ban có màu đỏ, màu tím nhưng phổ biến nhất vẫn là ban trắng. Một lần đặt chân đến Điện Biên hay Sơn La vào mùa xuân, chắc hẳn bạn sẽ chẳng cầm lòng được trước vẻ đẹp của hoa ban trắng nở rộ.
3. Tham gia những lễ hội hoa rực rỡ sắc màu
Du lịch Miền Bắc mùa xuân, du khách có cơ hội tham gia những lễ hội hoa xuân lớn muôn sắc màu với sự quy tụ của hàng ngàn loài hoa xinh đẹp từ phổ biến cho đến những loài hoa quý hiếm trên khắp mọi miền Tổ Quốc. Tất cả tụ hợp lại tạo thành một bức tranh hoa xuân tươi vui, rực rỡ ngập tràn hương sắc mùa xuân.
Bên cạnh những con đường hoa được trang trí vô cùng ấn tượng, bạn còn được trải nghiệm những góc không gian văn hóa dân tộc xưa như mái nhà tranh, đường làng quê với quán cóc ven đường, ao sen, chiếc cầu khỉ chênh vênh,.. đậm chất Bắc Bộ.
Không chỉ vậy, bạn còn được trở về tuổi thơ với những trò chơi dân gian thú vị như ô ăn quan, ném còn, đánh đu, bịt mắt đập niêu,…
4. Tham gia các lễ hội mùa xuân đặc sắc
Mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng là khoảng thời gian các lễ hội được tưng bừng tổ chức trên khắp cả nước, người dân cùng các du khách tham gia lễ hội đầu năm rất đông. Hội Gióng Phù Đổng, hội Lim, Hội Khai ấn đền Trần, hội đền Hùng,… là những lễ hội truyền thống nổi tiếng của các tỉnh Miền Bắc mà bạn không thể bỏ qua khi xuân về.
Xuân sang, hãy hòa cùng dòng người nô nức trẩy hội để cảm nhận không khí tưng bừng náo nức và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3.
du lịch miền bắc mùa xuân 10
Lễ hội Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
Lễ hội Cổ Loa tổ chức từ ngày 6 đến 16 tháng Giêng Âm lịch, tại làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhàm tưởng nhớ An Dương Vương Thục Phán, người đã xây dựng nên nước Âu Lạc.
Về hội Lim nghe giọng ca quan họ ngọt ngào của các liền anh, liền chị.
Đến hội Lim nghe hát quan họ, chơi trò chơi dân gian như hát quan họ, giao lưu đối đápđấu vật, đấu cờ, đấu võ, đu tiên, nấu cơm, thi dệt cửi, thi cờ người. Hội Lim được tổ chức từ ngày 12 - 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, Bắc Ninh.
Lễ hội ở đền Trần (Nam Định) hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội Gióng Phù Đổng tưởng nhớ công đức của Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)
Hội Gióng Phù Đổng được tổ chức từ mùng 6 - 12 tháng 4 âm lịch, tổ chức tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một lễ hội đặc sắc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.
5. Hành hương lên chùa đi lễ đầu năm
Đã từ lâu, đi chùa lễ Phật đầu năm đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việtt Nam. Lên chùa để hướng về cõi phật, cầu mong khở mạnh bình an, gia đình sung túc êm ấm, mọi điều xấu đi qua và những điều tốt đẹp sẽ tới. Qua một năm làm việc vất vả, đây là thời điểm lên chùa để tìm về tự thư thái, tĩnh lặng nơi tâm hồn, gửi gắm những mong ước tốt đẹp trong dịp năm mới.