tran hương
Well-known member
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có tờ trình số 165/TTr-BVHTDL trình Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn của thế giới
Tại dự thảo Chiến lược này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định sẽ phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm trên nền tảng tăng trưởng xanh; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Du lịch sẽ được phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch.
Ngành Du lịch cũng đồng thời phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa trong giai đoạn tới; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của du lịch Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát đặt ra là đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Đến năm 2050, Du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế. Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tổng thu từ khách du lịch năm 2050 tăng 3,5- 4 lần so với năm 2030.
Thực hiện Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu dự báo của Chiến lược đặt ra cho thời kỳ đến năm 2020, đặc biệt với sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngành Du lịch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm. Năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Việt Nam có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao
Tuy nhiên, mới chỉ đến năm 2018, Du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 637.000 tỷ đồng (tương đương 28,1 tỷ usd), đóng góp trực tiếp vào GDP 8,39%. Các kết quả đạt được đều vượt xa so với mục tiêu của năm 2020.
Kết quả đạt được đã ngày càng khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân với những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh…
Vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Du lịch đã được Đảng và Nhà nước cũng như xã hội ghi nhận, là ngành đóng góp lớn vào GDP đất nước cũng như thúc đẩy nhiều ngành và lĩnh vực khác cùng phát triển. Điều này được thể hiện rõ tại Nghị quyết 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch vẫn còn những hạn chế và bất cập; kết quả tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững, hạ tầng du lịch còn chưa đồng bộ và hiện đại, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, môi trường du lịch còn ô nhiễm… Bên cạnh đó, ngành du lịch thế giới có nhiều xu hướng mới, đặc biệt là những tác động đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nên tại dự thảo Chiến lược phát triển du lịch mới với hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp hoàn toàn mới được kỳ vọng sẽ đáp ứng với yêu cầu mới đối với ngành Du lịch.
Đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn của thế giới
Tại dự thảo Chiến lược này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định sẽ phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.
Phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm trên nền tảng tăng trưởng xanh; gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Du lịch sẽ được phát triển theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; chủ động nắm bắt xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế; lấy khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá để phát triển du lịch.
Ngành Du lịch cũng đồng thời phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa trong giai đoạn tới; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa để phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của du lịch Việt Nam.
Mục tiêu tổng quát đặt ra là đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, có sức cạnh tranh cao. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Đến năm 2050, Du lịch khẳng định vai trò động lực của nền kinh tế. Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật toàn cầu, thuộc nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Tổng thu từ khách du lịch năm 2050 tăng 3,5- 4 lần so với năm 2030.
Thực hiện Chiến lược Phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngành Du lịch đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu dự báo của Chiến lược đặt ra cho thời kỳ đến năm 2020, đặc biệt với sự tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây.
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ngành Du lịch đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011 - 2020 đạt 11,5 - 12%/năm. Năm 2020, Việt Nam đón 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47 - 48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35 - 40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch tăng gấp 2 lần năm 2020.
Việt Nam có hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao
Tuy nhiên, mới chỉ đến năm 2018, Du lịch Việt Nam đã đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 80 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 637.000 tỷ đồng (tương đương 28,1 tỷ usd), đóng góp trực tiếp vào GDP 8,39%. Các kết quả đạt được đều vượt xa so với mục tiêu của năm 2020.
Kết quả đạt được đã ngày càng khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế quốc dân với những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh…
Vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của Du lịch đã được Đảng và Nhà nước cũng như xã hội ghi nhận, là ngành đóng góp lớn vào GDP đất nước cũng như thúc đẩy nhiều ngành và lĩnh vực khác cùng phát triển. Điều này được thể hiện rõ tại Nghị quyết 08-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành Du lịch vẫn còn những hạn chế và bất cập; kết quả tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của đất nước, phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ, yếu tố thiếu bền vững, hạ tầng du lịch còn chưa đồng bộ và hiện đại, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, môi trường du lịch còn ô nhiễm… Bên cạnh đó, ngành du lịch thế giới có nhiều xu hướng mới, đặc biệt là những tác động đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nên tại dự thảo Chiến lược phát triển du lịch mới với hệ thống quan điểm, mục tiêu, giải pháp hoàn toàn mới được kỳ vọng sẽ đáp ứng với yêu cầu mới đối với ngành Du lịch.