Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Du lịch thế giới 2024: chi tiêu tăng nhanh hơn lượng khách
Doanh thu du lịch năm 2024 tại nhiều quốc gia tăng trưởng hai chữ số, trong khi lượng khách đi du lịch bằng 98% năm 2019, theo UN Tourism.
Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) đánh giá đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử, làm ngành du lịch tê liệt. Tuy nhiên, ngành sẽ gần như phục hồi hoàn toàn vào cuối năm nay, bất chấp những thách thức về kinh tế, địa chính trị, khí hậu.
Khoảng 1,1 tỷ lượt người đã đi du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ phục hồi ngành du lịch toàn cầu đạt 98% so với năm 2019 cùng mức chi tiêu dành cho du lịch cũng tăng nhanh hơn lượng khách. UN Tourism nhận định "doanh thu du lịch cho thấy sự tăng trưởng phi thường".
Du khách quốc tế ghé thăm làng rau Trà Quế, Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 447.359px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách quốc tế ghé thăm làng rau Trà Quế, Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
35 trong số 43 quốc gia công bố doanh thu ba quý đầu năm đã vượt năm 2019. Nhiều quốc gia thậm chí có mức độ tăng trưởng vượt hai chữ số, sau khi đã trừ đi tác động lạm phát. Năm 2024 cũng chứng kiến doanh thu lớn từ du lịch quốc tế nhờ chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến đi cao hơn (không bao gồm tác động của lạm phát), một phần nhờ thời gian lưu trú dài hơn.
Những quốc gia có doanh thu du lịch tăng ấn tượng gồm Serbia (tăng 99% so với 2019), Pakistan (tăng 64%), Romania (tăng 61%), Nhật Bản (59%), Bồ Đào Nha (51%), Nicaragua và Tanzania (đều tăng 50%). Mỹ, quốc gia có nguồn thu du lịch lớn nhất thế giới, báo cáo mức tăng trưởng 7% tính đến hết tháng 9. Ấn Độ là một trong những thị trường gia tăng chi tiêu khi du lịch quốc tế mạnh mẽ nhất năm nay, với mức tăng trưởng 81% so với năm 2019.
Tổng thư ký UN Tourism Zurab Pololikashvili cho biết doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ là "tin tức tuyệt vời cho các nền kinh tế thế giới". Chi tiêu của khách tăng mạnh hơn lượng khách đến tác động tích cực trực tiếp đến hàng triệu việc làm và doanh nghiệp cũng như doanh thu thuế của tại nhiều quốc gia.
4 năm sau đại dịch, năm 2024 chứng kiến ngành du lịch toàn cầu phục hồi đáng kinh ngạc, khi hầu hết khu vực đã vượt quá số lượng khách đến đón của năm 2019 trong giai đoạn từ tháng 1 đến 9.
Lượng khách cũng tăng mạnh trong ba quý đầu năm nhờ nhu cầu đi du lịch mạnh mẽ tại châu Âu sau dịch cũng như các thị trường nguồn lớn toàn cầu. Các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương liên tiếp phục hồi như trước dịch cùng kết nối hàng không tăng, mở lại và thêm nhiều chặng, chính sách nới lỏng visa để hỗ trợ du lịch cũng là điểm cộng giúp ngành du lịch thế giới phục hồi.
60 trong 111 điểm đến đã vượt số lượng khách đến năm 2019 khi kết thúc quý III. Một số nơi có lượng khách tăng mạnh nhất trong năm nay là Qatar (tăng 141% so với 2019), Albania (tăng 77%), Arabia Saudi (tăng 61%), Curacao (tăng 48%), Tanzania (+43%).
Khu vực Trung Đông tiếp tục đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong ba quý đầu năm với mức tăng 29% so với 2019, trong khi châu Âu tăng 1% và châu Phi là 6%. Châu Mỹ đã phục hồi 97% lượng khách so với trước dịch, châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 85%, tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2023 (66%).
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điểm đến cần thúc đẩy phục hồi du lịch vào năm tới như Đông Bắc Á và Trung Âu, Đông Âu.
Dù có kết quả khả quan, ngành du lịch thế giới vẫn còn một số thách thức về kinh tế, địa chính trị và khí hậu. Ngành vẫn đang phải đối mặt với lạm phát trong du lịch và lữ hành, như giá vận chuyển và chỗ ở cao, giá dầu biến động, khí hậu khắc nghiệt và thiếu hụt nhân sự. Các cuộc xung đột và căng thẳng lớn trên toàn cầu tiếp tục tác động đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.
Doanh thu du lịch năm 2024 tại nhiều quốc gia tăng trưởng hai chữ số, trong khi lượng khách đi du lịch bằng 98% năm 2019, theo UN Tourism.
Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) đánh giá đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất lịch sử, làm ngành du lịch tê liệt. Tuy nhiên, ngành sẽ gần như phục hồi hoàn toàn vào cuối năm nay, bất chấp những thách thức về kinh tế, địa chính trị, khí hậu.
Khoảng 1,1 tỷ lượt người đã đi du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm, tỷ lệ phục hồi ngành du lịch toàn cầu đạt 98% so với năm 2019 cùng mức chi tiêu dành cho du lịch cũng tăng nhanh hơn lượng khách. UN Tourism nhận định "doanh thu du lịch cho thấy sự tăng trưởng phi thường".
Du khách quốc tế ghé thăm làng rau Trà Quế, Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 447.359px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Du khách quốc tế ghé thăm làng rau Trà Quế, Quảng Nam. Ảnh: Đắc Thành
35 trong số 43 quốc gia công bố doanh thu ba quý đầu năm đã vượt năm 2019. Nhiều quốc gia thậm chí có mức độ tăng trưởng vượt hai chữ số, sau khi đã trừ đi tác động lạm phát. Năm 2024 cũng chứng kiến doanh thu lớn từ du lịch quốc tế nhờ chi tiêu trung bình cho mỗi chuyến đi cao hơn (không bao gồm tác động của lạm phát), một phần nhờ thời gian lưu trú dài hơn.
Những quốc gia có doanh thu du lịch tăng ấn tượng gồm Serbia (tăng 99% so với 2019), Pakistan (tăng 64%), Romania (tăng 61%), Nhật Bản (59%), Bồ Đào Nha (51%), Nicaragua và Tanzania (đều tăng 50%). Mỹ, quốc gia có nguồn thu du lịch lớn nhất thế giới, báo cáo mức tăng trưởng 7% tính đến hết tháng 9. Ấn Độ là một trong những thị trường gia tăng chi tiêu khi du lịch quốc tế mạnh mẽ nhất năm nay, với mức tăng trưởng 81% so với năm 2019.
Tổng thư ký UN Tourism Zurab Pololikashvili cho biết doanh thu du lịch tăng trưởng mạnh mẽ là "tin tức tuyệt vời cho các nền kinh tế thế giới". Chi tiêu của khách tăng mạnh hơn lượng khách đến tác động tích cực trực tiếp đến hàng triệu việc làm và doanh nghiệp cũng như doanh thu thuế của tại nhiều quốc gia.
4 năm sau đại dịch, năm 2024 chứng kiến ngành du lịch toàn cầu phục hồi đáng kinh ngạc, khi hầu hết khu vực đã vượt quá số lượng khách đến đón của năm 2019 trong giai đoạn từ tháng 1 đến 9.
Lượng khách cũng tăng mạnh trong ba quý đầu năm nhờ nhu cầu đi du lịch mạnh mẽ tại châu Âu sau dịch cũng như các thị trường nguồn lớn toàn cầu. Các điểm đến ở châu Á - Thái Bình Dương liên tiếp phục hồi như trước dịch cùng kết nối hàng không tăng, mở lại và thêm nhiều chặng, chính sách nới lỏng visa để hỗ trợ du lịch cũng là điểm cộng giúp ngành du lịch thế giới phục hồi.
60 trong 111 điểm đến đã vượt số lượng khách đến năm 2019 khi kết thúc quý III. Một số nơi có lượng khách tăng mạnh nhất trong năm nay là Qatar (tăng 141% so với 2019), Albania (tăng 77%), Arabia Saudi (tăng 61%), Curacao (tăng 48%), Tanzania (+43%).
Khu vực Trung Đông tiếp tục đạt mức tăng trưởng kỷ lục trong ba quý đầu năm với mức tăng 29% so với 2019, trong khi châu Âu tăng 1% và châu Phi là 6%. Châu Mỹ đã phục hồi 97% lượng khách so với trước dịch, châu Á - Thái Bình Dương đạt mức 85%, tăng 19 điểm phần trăm so với năm 2023 (66%).
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều điểm đến cần thúc đẩy phục hồi du lịch vào năm tới như Đông Bắc Á và Trung Âu, Đông Âu.
Dù có kết quả khả quan, ngành du lịch thế giới vẫn còn một số thách thức về kinh tế, địa chính trị và khí hậu. Ngành vẫn đang phải đối mặt với lạm phát trong du lịch và lữ hành, như giá vận chuyển và chỗ ở cao, giá dầu biến động, khí hậu khắc nghiệt và thiếu hụt nhân sự. Các cuộc xung đột và căng thẳng lớn trên toàn cầu tiếp tục tác động đến lựa chọn điểm đến du lịch của du khách.