đinhlinh11
Bé Tleoo
Du lịch trị liệu có thể tạo ra doanh thu hàng tỷ USD và Việt Nam có mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng những tour chăm sóc sức khỏe không thua kém gì những địa danh nổi tiếng trên thế giới.
Chiều 8/9, Tạp chí Du lịch TP.HCM tổ chức hội thảo "Du lịch trị liệu: Xu hướng trên thế giới và Việt Nam". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM ITE HCMC năm 2023. Tham gia sự kiện có các nhà quản lý ngành du lịch, các đại diện đến từ trường đào tạo y dược tại TP.HCM, các nhà đầu tư và phát triển du lịch trên khắp Việt Nam, các đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế.
Cuộc chạy trốn tiếng ồn
Hậu COVID-19, tâm lý xã hội có nhiều biến đổi, con người quan tâm đến sức khoẻ và đời sống tinh thần hơn nên việc đi du lịch như một phương pháp trị liệu càng phát triển mạnh. Những chuyến đi giàu tính trải nghiệm và gắn kết với bản thân hơn ngày càng được số đông du khách lựa chọn.
Theo khảo sát của Booking.com, gần một nửa (44%) khách du lịch toàn cầu muốn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hoang sơ, không có sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ hiện đại. Còn 55% thì muốn có những kỳ nghỉ theo phong cách "ngoài vùng phủ sóng" - hoàn toàn ngắt kết nối và tạm trốn khỏi những bộn bề của thực tại.
Ông Kiên Lê, CEO Panhou Retreat và Whale Island Resort, chia sẻ về cuộc chạy trốn tiếng ồn đô thị
Ông Kiên Lê, CEO Panhou Retreat và Whale Island Resort, cho rằng con người hiện đại đang phải đối diện với 3 vấn đề ô nhiễm thường gặp trong cuộc sống: ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm không khí và ô nhiễm ánh sáng. Trong đó, ô nhiễm âm thanh bị coi là “bệnh dịch hạch thời hiện đại”. Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi con người tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe: căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tâm lý...
“Mỗi con người có 2 loại tiếng ồn tác động lên thể chất và tinh thần hàng ngày. Đó là tiếng ồn bên ngoài như còi xe, âm thanh từ cuộc sống đô thị hàng ngày và tiếng ồn chính trong tâm trí chúng ta. Cả hai làm chúng ta không có 1 phút bình yên”, ông Kiên Lê cho biết.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham dự ITE, báo chí truyền thông
Theo một nghiên cứu sức khỏe được đăng trên tạp chí Heart đã chỉ ra rằng với hai phút yên tĩnh có thể giúp bạn thoải mái hơn so với việc nghe nhạc để thư giãn. Ngoài ra, sự tĩnh lặng còn giúp bạn gia tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn. Vì vậy, ông Kiên cho rằng, con người cần sự tĩnh lặng như cần không khí để thở, như cây cần ánh sáng mặt trời.
“Các khu nghỉ có vị trí ở nơi rừng xanh và biển vắng là điều kiện lý tưởng để xây dựng các sản phẩm du lịch trị liệu. Dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong ngành, căn cứ trên yếu tố phát triển bền vững, quan tâm đến sức khỏe thân - tâm - trí của khách hàng mà chúng tôi đưa ra các tiêu chuẩn trong việc xây dựng hạ tầng, sản phẩm dịch vụ nhằm xoay quanh những trải nghiệm cho du khách. Ở các dự án đang triển khai, chúng tôi hiểu nền tảng để tạo ra bất cứ trải nghiệm du lịch giá trị nào là việc bảo vệ tự nhiên, bảo tồn bản sắc văn hóa và thực hiện phát triển bền vững”, ông Kiên cho biết.
Panhou Retreat Hà Giang
Vị CEO trẻ này cũng đề xuất, để phát triển du lịch trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cần tăng cường xúc tiến quảng bá tiếp thị ra quốc tế thông qua quảng cáo và truyền thông cũng như qua nhiều hình thức ngoại giao - văn hóa - thể thao - kinh tế. Đồng thời, tạo thêm nhiều sản phẩm đặc trưng riêng có dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có và văn hóa địa phương cũng như khuyến khích mô hình du lịch xanh, du lịch bền vững.
Thị trường tỷ đô đang bị “ngó lơ”
Chia sẻ tại hội thảo, Ths Nguyễn Quốc Thệ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh, cho biết Việt Nam có mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng những tour chăm sóc tinh thần và trị liệu tương tự các điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
“Nền y dược cổ truyền của Việt Nam không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào,thậm chí có phần vượt trội, được thế giới kiểm nghiệm và thừa nhận. Cùng với đó là các loại dược liệu phong phú và quý giá với hơn 5.000 loại”, ông Thệ nhấn mạnh. Theo khảo sát của Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, trong đó Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế nhưng chỉ đạt 276 triệu USD xuất khẩu thảo dược.
Ths Nguyễn Quốc Thệ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh
Cũng theo ông Thệ, hiện tại không có trường đào tạo chuyên ngành về du lịch sức khỏe hay du lịch trị liệu. Cũng chưa có mã ngành đào tạo về lĩnh vực này. Chính vì thế, ông Thệ đưa ra đề xuất cần phối hợp giữa hai ngành du lịch và y học cổ truyền. Theo đó, người học du lịch nên học thêm y học cổ truyền và ngược lại với các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp, trường đào tạo ngành Du lịch và trường đào tạo Y học cổ truyền sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực.
"Việt Nam cần phát triển loại hình du lịch y dược học cổ truyền, và nó có thể tạo ra doanh thu hàng chục tỷ USD", ông Thệ kỳ vọng.
Đồng quan điểm, ông Phan Trọng Thắng, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của Công ty Metta Voyage, cho rằng Du lịch chăm sóc sức khỏe được công nhận là một phân khúc quan trọng của ngành du lịch và đang phát triển chóng mặt. Theo báo cáo năm 2022 của Grand View Research, du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017, 720 tỷ USD năm 2019, khoảng 816.5 tỷ USD năm 2022 và lên đến 1,127.6 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng trung bình lên đến 20.9%/năm.
Cũng theo ông Thắng cũng cho rằng, COVID-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh để ngành du lịch thay đổi và tập trung hơn vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho du khách.
Gen Z và khao khát được kết nối với thiên nhiên
Theo Đại sứ Thiện chí Liên Hợp Quốc - đương kim Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà, sinh ra và lớn lên trong sự tiện nghi của công nghệ thông tin và khao khát thành công, Gen Z là những người sẵn sàng học hỏi, yêu bản thân và làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những áp lực, những kỳ vọng đè lên vai người trẻ ngày càng lớn. Chính vì vậy, Gen Z cũng có nhu cầu đi du lịch để “chữa lành”.
Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà và ông Phan Trọng Thắng, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của Công ty Metta Voyage
“Sau khi đi diễn ở nhiều nước, Hà nhận thấy ở các quốc gia khác như Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, du lịch chăm sóc, giải tỏa căng thẳng và trị liệu đã trở thành một phần quan trọng trong ngành du lịch của các quốc gia này. Ở đó, người trẻ có thể tìm thấy những lớp ngắn hướng dẫn chăm sóc tinh thần, những đợt trị liệu cơ thể, chuyện trò, những buổi giao tiếp để du khách có cơ hội tìm thấy sự thấu cảm sâu sắc với bản thân mình, lắng nghe cơ thể mình cần gì”, Hoa hậu Thanh Hà cho hay.
Đại sứ Thiện chí Liên Hợp Quốc - đương kim Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà
Hoa hậu Môi trường thế giới 2023 cũng chia sẻ rằng, người trẻ Gen Z yêu thiên nhiên, muốn ở gần biển, gần rừng, gần đồi cao, gần sự yên tĩnh của núi non trong suốt kỳ nghỉ. Việt Nam có thật nhiều những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ đó. Nhưng quan trọng là, để có thể xây dựng các chương trình du lịch trị liệu, cảnh quan nơi đó phải được bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp, người dân địa phương phải được trân trọng và chia sẻ lợi ích.
“Bởi khi tìm đến tour du lịch trị liệu, khách hàng Gen Z không chỉ muốn chui vào phòng khách sạn ngủ hết cuối tuần rồi về. Họ muốn được tương tác với thiên nhiên trong lành, trò chuyện với người dân địa phương, có những khóa học giúp họ cải thiện sức khỏe tinh thần như yoga, thiền, trò chuyện tâm lý…”, Hoa hậu Thanh Hà chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (phải), TBT Tạp chí Du lịch TP.HCM, tặng hoa cho các diễn giả, khách mời của hội thảo
Nhấn mạnh điều này, Thanh Hà cho rằng các tour du lịch trị liệu có thể chú ý đến yêu cầu nơi nghỉ dưỡng cần có internet tốc độ cao, các lớp chăm sóc cơ thể, khóa trò chuyện… được thiết kế linh hoạt để người đi nghỉ có thể đăng ký và tham dự ngay trong ngày sau khi họ làm việc trên máy tính.
"Làm được điều đó là đưa du lịch chăm sóc và trị liệu trở thành sản phẩm có thể sử dụng kéo dài với những bạn trẻ Gen Z có thu nhập cao làm việc xuyên quốc gia. Nếu trị liệu quá nặng về cam kết “phải tắt Wifi” có thể ta sẽ không thể thu hút được những bạn trẻ gen Z cực kỳ thành đạt, chịu chi nhưng vẫn cần phải kết nối với công việc của họ”, Thanh Hà bày tỏ.
Chiều 8/9, Tạp chí Du lịch TP.HCM tổ chức hội thảo "Du lịch trị liệu: Xu hướng trên thế giới và Việt Nam". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM ITE HCMC năm 2023. Tham gia sự kiện có các nhà quản lý ngành du lịch, các đại diện đến từ trường đào tạo y dược tại TP.HCM, các nhà đầu tư và phát triển du lịch trên khắp Việt Nam, các đơn vị lữ hành trong nước và quốc tế.
Cuộc chạy trốn tiếng ồn
Hậu COVID-19, tâm lý xã hội có nhiều biến đổi, con người quan tâm đến sức khoẻ và đời sống tinh thần hơn nên việc đi du lịch như một phương pháp trị liệu càng phát triển mạnh. Những chuyến đi giàu tính trải nghiệm và gắn kết với bản thân hơn ngày càng được số đông du khách lựa chọn.
Theo khảo sát của Booking.com, gần một nửa (44%) khách du lịch toàn cầu muốn trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt hoang sơ, không có sự hỗ trợ của các thiết bị, dụng cụ hiện đại. Còn 55% thì muốn có những kỳ nghỉ theo phong cách "ngoài vùng phủ sóng" - hoàn toàn ngắt kết nối và tạm trốn khỏi những bộn bề của thực tại.
Ông Kiên Lê, CEO Panhou Retreat và Whale Island Resort, chia sẻ về cuộc chạy trốn tiếng ồn đô thị
Ông Kiên Lê, CEO Panhou Retreat và Whale Island Resort, cho rằng con người hiện đại đang phải đối diện với 3 vấn đề ô nhiễm thường gặp trong cuộc sống: ô nhiễm âm thanh, ô nhiễm không khí và ô nhiễm ánh sáng. Trong đó, ô nhiễm âm thanh bị coi là “bệnh dịch hạch thời hiện đại”. Có nhiều bằng chứng cho thấy, khi con người tiếp xúc trực tiếp với tiếng ồn quá nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe: căng thẳng thần kinh, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tâm lý...
“Mỗi con người có 2 loại tiếng ồn tác động lên thể chất và tinh thần hàng ngày. Đó là tiếng ồn bên ngoài như còi xe, âm thanh từ cuộc sống đô thị hàng ngày và tiếng ồn chính trong tâm trí chúng ta. Cả hai làm chúng ta không có 1 phút bình yên”, ông Kiên Lê cho biết.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của đông đảo khách tham dự ITE, báo chí truyền thông
Theo một nghiên cứu sức khỏe được đăng trên tạp chí Heart đã chỉ ra rằng với hai phút yên tĩnh có thể giúp bạn thoải mái hơn so với việc nghe nhạc để thư giãn. Ngoài ra, sự tĩnh lặng còn giúp bạn gia tăng khả năng ghi nhớ tốt hơn. Vì vậy, ông Kiên cho rằng, con người cần sự tĩnh lặng như cần không khí để thở, như cây cần ánh sáng mặt trời.
“Các khu nghỉ có vị trí ở nơi rừng xanh và biển vắng là điều kiện lý tưởng để xây dựng các sản phẩm du lịch trị liệu. Dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong ngành, căn cứ trên yếu tố phát triển bền vững, quan tâm đến sức khỏe thân - tâm - trí của khách hàng mà chúng tôi đưa ra các tiêu chuẩn trong việc xây dựng hạ tầng, sản phẩm dịch vụ nhằm xoay quanh những trải nghiệm cho du khách. Ở các dự án đang triển khai, chúng tôi hiểu nền tảng để tạo ra bất cứ trải nghiệm du lịch giá trị nào là việc bảo vệ tự nhiên, bảo tồn bản sắc văn hóa và thực hiện phát triển bền vững”, ông Kiên cho biết.
Panhou Retreat Hà Giang
Vị CEO trẻ này cũng đề xuất, để phát triển du lịch trị liệu, chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam cần tăng cường xúc tiến quảng bá tiếp thị ra quốc tế thông qua quảng cáo và truyền thông cũng như qua nhiều hình thức ngoại giao - văn hóa - thể thao - kinh tế. Đồng thời, tạo thêm nhiều sản phẩm đặc trưng riêng có dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có và văn hóa địa phương cũng như khuyến khích mô hình du lịch xanh, du lịch bền vững.
Thị trường tỷ đô đang bị “ngó lơ”
Chia sẻ tại hội thảo, Ths Nguyễn Quốc Thệ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh, cho biết Việt Nam có mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng những tour chăm sóc tinh thần và trị liệu tương tự các điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
“Nền y dược cổ truyền của Việt Nam không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào,thậm chí có phần vượt trội, được thế giới kiểm nghiệm và thừa nhận. Cùng với đó là các loại dược liệu phong phú và quý giá với hơn 5.000 loại”, ông Thệ nhấn mạnh. Theo khảo sát của Fortune Business Insights, tổng giá trị thị trường sản phẩm từ thảo dược toàn cầu năm 2021 ước tính khoảng 230 tỷ USD, trong đó Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế nhưng chỉ đạt 276 triệu USD xuất khẩu thảo dược.
Ths Nguyễn Quốc Thệ, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y dược Vạn Hạnh
Cũng theo ông Thệ, hiện tại không có trường đào tạo chuyên ngành về du lịch sức khỏe hay du lịch trị liệu. Cũng chưa có mã ngành đào tạo về lĩnh vực này. Chính vì thế, ông Thệ đưa ra đề xuất cần phối hợp giữa hai ngành du lịch và y học cổ truyền. Theo đó, người học du lịch nên học thêm y học cổ truyền và ngược lại với các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn. Sự hợp tác giữa doanh nghiệp, trường đào tạo ngành Du lịch và trường đào tạo Y học cổ truyền sẽ giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực.
"Việt Nam cần phát triển loại hình du lịch y dược học cổ truyền, và nó có thể tạo ra doanh thu hàng chục tỷ USD", ông Thệ kỳ vọng.
Đồng quan điểm, ông Phan Trọng Thắng, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của Công ty Metta Voyage, cho rằng Du lịch chăm sóc sức khỏe được công nhận là một phân khúc quan trọng của ngành du lịch và đang phát triển chóng mặt. Theo báo cáo năm 2022 của Grand View Research, du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) toàn cầu đạt 617 tỷ USD năm 2017, 720 tỷ USD năm 2019, khoảng 816.5 tỷ USD năm 2022 và lên đến 1,127.6 tỷ USD vào năm 2025 với mức tăng trưởng trung bình lên đến 20.9%/năm.
Cũng theo ông Thắng cũng cho rằng, COVID-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh để ngành du lịch thay đổi và tập trung hơn vào các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho du khách.
Gen Z và khao khát được kết nối với thiên nhiên
Theo Đại sứ Thiện chí Liên Hợp Quốc - đương kim Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà, sinh ra và lớn lên trong sự tiện nghi của công nghệ thông tin và khao khát thành công, Gen Z là những người sẵn sàng học hỏi, yêu bản thân và làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của nó là những áp lực, những kỳ vọng đè lên vai người trẻ ngày càng lớn. Chính vì vậy, Gen Z cũng có nhu cầu đi du lịch để “chữa lành”.
Hoa hậu Môi trường Thế giới Nguyễn Thanh Hà và ông Phan Trọng Thắng, Giám đốc Bán hàng và Tiếp thị của Công ty Metta Voyage
“Sau khi đi diễn ở nhiều nước, Hà nhận thấy ở các quốc gia khác như Indonesia, Ai Cập, Thái Lan, du lịch chăm sóc, giải tỏa căng thẳng và trị liệu đã trở thành một phần quan trọng trong ngành du lịch của các quốc gia này. Ở đó, người trẻ có thể tìm thấy những lớp ngắn hướng dẫn chăm sóc tinh thần, những đợt trị liệu cơ thể, chuyện trò, những buổi giao tiếp để du khách có cơ hội tìm thấy sự thấu cảm sâu sắc với bản thân mình, lắng nghe cơ thể mình cần gì”, Hoa hậu Thanh Hà cho hay.
Đại sứ Thiện chí Liên Hợp Quốc - đương kim Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà
Hoa hậu Môi trường thế giới 2023 cũng chia sẻ rằng, người trẻ Gen Z yêu thiên nhiên, muốn ở gần biển, gần rừng, gần đồi cao, gần sự yên tĩnh của núi non trong suốt kỳ nghỉ. Việt Nam có thật nhiều những vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ đó. Nhưng quan trọng là, để có thể xây dựng các chương trình du lịch trị liệu, cảnh quan nơi đó phải được bảo vệ, giữ gìn sạch đẹp, người dân địa phương phải được trân trọng và chia sẻ lợi ích.
“Bởi khi tìm đến tour du lịch trị liệu, khách hàng Gen Z không chỉ muốn chui vào phòng khách sạn ngủ hết cuối tuần rồi về. Họ muốn được tương tác với thiên nhiên trong lành, trò chuyện với người dân địa phương, có những khóa học giúp họ cải thiện sức khỏe tinh thần như yoga, thiền, trò chuyện tâm lý…”, Hoa hậu Thanh Hà chia sẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà (phải), TBT Tạp chí Du lịch TP.HCM, tặng hoa cho các diễn giả, khách mời của hội thảo
Nhấn mạnh điều này, Thanh Hà cho rằng các tour du lịch trị liệu có thể chú ý đến yêu cầu nơi nghỉ dưỡng cần có internet tốc độ cao, các lớp chăm sóc cơ thể, khóa trò chuyện… được thiết kế linh hoạt để người đi nghỉ có thể đăng ký và tham dự ngay trong ngày sau khi họ làm việc trên máy tính.
"Làm được điều đó là đưa du lịch chăm sóc và trị liệu trở thành sản phẩm có thể sử dụng kéo dài với những bạn trẻ Gen Z có thu nhập cao làm việc xuyên quốc gia. Nếu trị liệu quá nặng về cam kết “phải tắt Wifi” có thể ta sẽ không thể thu hút được những bạn trẻ gen Z cực kỳ thành đạt, chịu chi nhưng vẫn cần phải kết nối với công việc của họ”, Thanh Hà bày tỏ.