Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Việt Nam đứng thứ 4 về lượng rác thải nhựa ra đại dương khiến các sản phẩm du lịch dần kém hấp dẫn trong mắt du khách.
Đã đi khắp Việt Nam, Mathieu, du khách Pháp chia sẻ: "Nhiều người Việt có thói quen sử dụng túi nilon. Tại Pháp, tiền mua túi nilon đắt gấp nhiều lần vật liệu thân thiện với môi trường. Tôi thấy một số điểm du lịch tại Việt Nam rất nhiều rác, ví dụ như ở Hạ Long".
Mathieu, du khách Pháp, tham gia dọn rác trên vỉa hè thị trấn Mộc Châu, Sơn La.
"Không gì dễ dàng hơn việc xả rác tại Việt Nam. Mỗi khi muốn vứt cái gì, bạn chỉ cần thả tay ra và mặc kệ cho rác rơi xuống đường. Có thể do nhân viên vệ sinh làm việc hiệu quả. Rác thải thường biến mất sau một đêm. Có lẽ đó là lý do mà người ta không suy nghĩ nhiều khi ném giấy, nhựa, vỏ hộp hay bất cứ thứ gì xuống mặt đất", Gaspard, một du khách người Pháp khác từng du lịch nhiều nước Đông Nam Á kể lại sau chuyến đi Việt Nam.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) thống kê, năm 2018, Việt Nam đã thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý, chiếm gần 6% lượng rác nhựa trên thế giới. Tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28 – 0,73 triệu tấn, khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng nguy cấp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng chỉ số cạnh tranh du lịch của Việt Nam đứng thứ 129/136 về tính bền vững môi trường.
Rác nhựa trên bãi biển thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Ảnh: Lekima Hung.
Cũng năm ngoái, ngành du lịch Việt Nam phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa và 15 triệu khách nước ngoài. Với khách đi tour, các đơn vị lữ hành thông thường sẽ phát từ 1 đến 2 chai nước mỗi ngày. Như vậy, hàng trăm triệu chai nhựa cần phải xử lý. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng thải ra môi trường nhiều rác nhựa như ống hút, túi nilon với số lượng lớn, khiến môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Ông Phùng Quang Thắng, đại diện Hiệp hội Lữ hành Việt Nam chỉ ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà quên đi trách nhiệm với môi trường và các sản phẩm du lịch.
"Hơn 3.000 km đường biển của Việt Nam và hàng loạt khu du lịch đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, khiến sức hấp dẫn của những điểm đến này giảm dần trong mắt du khách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch bởi tất cả các đơn vị lữ hành sống dựa vào những điểm đến", ông Thắng nói.
Theo chủ một homestay chuyên đón khách nước ngoài ở Phong Nha, Quảng Bình, du khách quốc tế khi nhìn thấy ống hút, cốc nhựa họ sẽ không uống dẫn đến việc nhiều cơ sở lưu trú tại địa phương đã chuyển đổi sang dùng cốc giấy, ống hút làm từ gạo, tre.
Nhận thức về thực trạng ô nhiễm đang diễn ra, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã triển khai chương trình hành động "Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa" trong ba ngày 14 – 17/7 với sự tham gia của các hiệp hội và gần 100 doanh nghiệp lữ hành trong nước.
Cụ thể, các doanh nghiệp đã tổ chức tour caravan qua ba tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La để tuyên truyền bảo vệ môi trường, hạn chế rác nhựa và gắn poster tại một số cơ sở du lịch nơi đoàn đi qua. Khi tới Mộc Châu (Sơn La), các thành viên trong đoàn trực tiếp thu gom rác thải trên một số đoạn đường chính ở thị trấn.
Đoàn xe hơn 20 chiếc với khẩu hiệu chung tay bảo vệ môi trường đi qua ba tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La. Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện Phú Thọ đang diễn ra Ngày hội Văn hoá du lịch Làng nghề Đất Tổ. Đây cũng là địa điểm luôn đông khách vào dịp giỗ Tổ hàng năm.
Chương trình hành động "Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa" đang ở giai đoạn ban đầu. Dự kiến, hơn 5.000 hội viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ cam kết triển khai chương trình này và báo cáo định kỳ mỗi 6 tháng.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng tìm cách cải thiện tình trạng ô nhiễm rác nhựa, phù hợp với loại hình kinh doanh. Thay vì phát chai nhựa cho khách, một số đơn vị chuyển dần sang chuẩn bị các bình nước lớn và yêu cầu khách lấy nước từ bình, tái sử dụng chai đựng nước. Các phòng họp, khách sạn cũng chuyển sang dùng cốc, chai thuỷ tinh để dùng nhiều lần. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ đang dần từ bỏ ống hút nhựa và thay thế bằng các sản phẩm từ inox, gạo, tre... Một số đơn vị du lịch còn tổ chức các tour nhặt rác tại Nha Trang hoặc yêu cầu khách mang rác của họ về sau các chuyến trekking đường rừng.
Đã đi khắp Việt Nam, Mathieu, du khách Pháp chia sẻ: "Nhiều người Việt có thói quen sử dụng túi nilon. Tại Pháp, tiền mua túi nilon đắt gấp nhiều lần vật liệu thân thiện với môi trường. Tôi thấy một số điểm du lịch tại Việt Nam rất nhiều rác, ví dụ như ở Hạ Long".
Mathieu, du khách Pháp, tham gia dọn rác trên vỉa hè thị trấn Mộc Châu, Sơn La.
"Không gì dễ dàng hơn việc xả rác tại Việt Nam. Mỗi khi muốn vứt cái gì, bạn chỉ cần thả tay ra và mặc kệ cho rác rơi xuống đường. Có thể do nhân viên vệ sinh làm việc hiệu quả. Rác thải thường biến mất sau một đêm. Có lẽ đó là lý do mà người ta không suy nghĩ nhiều khi ném giấy, nhựa, vỏ hộp hay bất cứ thứ gì xuống mặt đất", Gaspard, một du khách người Pháp khác từng du lịch nhiều nước Đông Nam Á kể lại sau chuyến đi Việt Nam.
Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) thống kê, năm 2018, Việt Nam đã thải ra hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được xử lý, chiếm gần 6% lượng rác nhựa trên thế giới. Tính riêng lượng rác thải nhựa ra biển, Việt Nam đứng thứ 4 thế giới trong năm qua, ở mức 0,28 – 0,73 triệu tấn, khiến tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam ngày càng nguy cấp. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng chỉ số cạnh tranh du lịch của Việt Nam đứng thứ 129/136 về tính bền vững môi trường.
Rác nhựa trên bãi biển thuộc huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Ảnh: Lekima Hung.
Cũng năm ngoái, ngành du lịch Việt Nam phục vụ hơn 80 triệu lượt khách nội địa và 15 triệu khách nước ngoài. Với khách đi tour, các đơn vị lữ hành thông thường sẽ phát từ 1 đến 2 chai nước mỗi ngày. Như vậy, hàng trăm triệu chai nhựa cần phải xử lý. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cũng thải ra môi trường nhiều rác nhựa như ống hút, túi nilon với số lượng lớn, khiến môi trường bị ảnh hưởng nặng nề.
Ông Phùng Quang Thắng, đại diện Hiệp hội Lữ hành Việt Nam chỉ ra, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhỏ vẫn đang đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà quên đi trách nhiệm với môi trường và các sản phẩm du lịch.
"Hơn 3.000 km đường biển của Việt Nam và hàng loạt khu du lịch đang ở trong tình trạng ô nhiễm nặng nề, khiến sức hấp dẫn của những điểm đến này giảm dần trong mắt du khách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch bởi tất cả các đơn vị lữ hành sống dựa vào những điểm đến", ông Thắng nói.
Theo chủ một homestay chuyên đón khách nước ngoài ở Phong Nha, Quảng Bình, du khách quốc tế khi nhìn thấy ống hút, cốc nhựa họ sẽ không uống dẫn đến việc nhiều cơ sở lưu trú tại địa phương đã chuyển đổi sang dùng cốc giấy, ống hút làm từ gạo, tre.
Nhận thức về thực trạng ô nhiễm đang diễn ra, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã triển khai chương trình hành động "Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa" trong ba ngày 14 – 17/7 với sự tham gia của các hiệp hội và gần 100 doanh nghiệp lữ hành trong nước.
Cụ thể, các doanh nghiệp đã tổ chức tour caravan qua ba tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La để tuyên truyền bảo vệ môi trường, hạn chế rác nhựa và gắn poster tại một số cơ sở du lịch nơi đoàn đi qua. Khi tới Mộc Châu (Sơn La), các thành viên trong đoàn trực tiếp thu gom rác thải trên một số đoạn đường chính ở thị trấn.
Đoàn xe hơn 20 chiếc với khẩu hiệu chung tay bảo vệ môi trường đi qua ba tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, Sơn La. Bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, hiện Phú Thọ đang diễn ra Ngày hội Văn hoá du lịch Làng nghề Đất Tổ. Đây cũng là địa điểm luôn đông khách vào dịp giỗ Tổ hàng năm.
Chương trình hành động "Du lịch chung tay bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải nhựa" đang ở giai đoạn ban đầu. Dự kiến, hơn 5.000 hội viên của Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ cam kết triển khai chương trình này và báo cáo định kỳ mỗi 6 tháng.
Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp lữ hành cũng tìm cách cải thiện tình trạng ô nhiễm rác nhựa, phù hợp với loại hình kinh doanh. Thay vì phát chai nhựa cho khách, một số đơn vị chuyển dần sang chuẩn bị các bình nước lớn và yêu cầu khách lấy nước từ bình, tái sử dụng chai đựng nước. Các phòng họp, khách sạn cũng chuyển sang dùng cốc, chai thuỷ tinh để dùng nhiều lần. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ đang dần từ bỏ ống hút nhựa và thay thế bằng các sản phẩm từ inox, gạo, tre... Một số đơn vị du lịch còn tổ chức các tour nhặt rác tại Nha Trang hoặc yêu cầu khách mang rác của họ về sau các chuyến trekking đường rừng.