tran hương
Well-known member
Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách và những kết quả ấn tượng. Hiện nay, ngành Du lịch đang bước vào giai đoạn phát triển ở tầm cao mới với nhiều thời cơ và khó khăn, thách thức mới.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất luợng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những thành quả đó có được nhờ vào sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước với những cơ chế, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”.
Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập. Pháp lệnh Du lịch và sau này, là Luật Du lịch được thông qua. Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa IX, X và XI.
Đặc biệt, ngày 16/01/2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Đồng thời, Nghị quyết số 08-NQ/TW quán triệt rõ quan điểm “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã củng cố và nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về sự nghiệp phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến các địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới.
Theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007, Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chủ trương tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở địa phương có 13 Sở Du lịch, 49 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 01 Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
Intercontinental Da Nang Sun Peninsula - một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Việt Nam và thế giới
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến hết năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Như vậy, sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số buồng.
Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp, năm 1996 có 76 doanh nghiệp, năm 2005 có 428 doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Về khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cùng lãnh đạo ngành Du lịch tại lễ đón vị khách quốc tế thứ 15 triệu vào ngày 19/12/2018 tại Hạ Long
Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước.
Về tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng. Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD).
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.
Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.
Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, ngành Du lịch đã vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất luợng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những thành quả đó có được nhờ vào sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước với những cơ chế, chính sách tạo điều kiện ngày càng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
Chỉ thị 46-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII tháng 10 năm 1994 đã khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nuớc”.
Ngày 11/11/1998, Bộ Chính trị ra Thông báo kết luận số 179-TB/TW, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, tạo bước ngoặt quan trọng cho ngành Du lịch. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch lần đầu tiên được thành lập. Pháp lệnh Du lịch và sau này, là Luật Du lịch được thông qua. Chương trình hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và Chương trình hành động quốc gia về Du lịch được phê duyệt, triển khai trên toàn quốc. Du lịch Việt Nam đã chặn được đà giảm sút, khôi phục và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, từng bước hội nhập du lịch khu vực và thế giới, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước, tạo tiền đề lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của ngành Du lịch trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc các khóa IX, X và XI.
Đặc biệt, ngày 16/01/2017, lần đầu tiên Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW, xác định rõ “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác”. Đồng thời, Nghị quyết số 08-NQ/TW quán triệt rõ quan điểm “Phát triển du lịch là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy đảng; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch”.
Nghị quyết của Bộ Chính trị đã củng cố và nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, ngành và toàn xã hội về sự nghiệp phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Từ đó, nhiều cơ chế, chính sách được triển khai ở các cấp từ Trung ương đến các địa phương, thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tạo ra sự phát triển đột phá cho ngành du lịch trong thời kỳ mới.
Theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 08/8/2007, Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo chủ trương tổ chức Bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Đến nay, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ở địa phương có 13 Sở Du lịch, 49 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và 01 Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch.
Intercontinental Da Nang Sun Peninsula - một thương hiệu nổi tiếng của du lịch Việt Nam và thế giới
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến hết năm 2019 cả nước đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng. Như vậy, sau 30 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của ngành Du lịch Việt Nam đã tăng 85 lần về số cơ sở và tăng 39 lần về số buồng.
Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế ngày càng lớn mạnh, năm 2019 cả nước có 2.667 doanh nghiệp, so với năm 1990 chỉ có 4 doanh nghiệp, năm 1996 có 76 doanh nghiệp, năm 2005 có 428 doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2019, cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.
Về khách du lịch quốc tế, nếu như năm 1990 mới chỉ có 250 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam thì năm 2019 đạt hơn 18 triệu lượt, tăng 72 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trưởng hàng năm thường đạt mức 2 con số, đặc biệt là giai đoạn 2015-2019 đạt 22,7% mỗi năm - được Tổ chức Du lịch thế giới xếp vào hàng cao nhất trên thế giới.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện cùng lãnh đạo ngành Du lịch tại lễ đón vị khách quốc tế thứ 15 triệu vào ngày 19/12/2018 tại Hạ Long
Khách du lịch nội địa tăng 85 lần, từ 1 triệu lượt vào năm 1990 lên 85 triệu lượt vào năm 2019. Cùng với sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, đời sống người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày càng cao, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và thúc đẩy hoạt động kinh tế trong nước.
Về tổng thu từ khách du lịch, năm 2019 du lịch Việt Nam đạt 755 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,8 tỷ USD), trong khi năm 1990 đạt 1.340 tỷ đồng. Trong đó tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 421.000 tỷ đồng (18,3 tỷ USD), tổng thu từ khách du lịch nội địa đạt 334.000 tỷ đồng (14,5 tỷ USD).
Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.
Với những nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới, được các tổ chức, báo chí quốc tế uy tín tôn vinh bằng những giải thưởng danh giá tầm khu vực và thế giới. Năm 2019, Du lịch Việt Nam vinh dự nhận hàng loạt giải thưởng danh giá từ các tổ chức quốc tế uy tín trên toàn cầu. Nổi bật nhất là các giải thưởng do World Travel Awards trao tặng như: Điểm đến di sản hàng đầu thế giới; Điểm đến Golf hàng đầu thế giới và châu Á; Điểm đến hàng đầu châu Á; Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á.