Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Chuyến thủy trình ngược dòng lịch sử dài 5km đưa du khách chầm chậm chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thành phố cùng các câu chuyện lịch sử trực quan, gắn liền với 9 cây cầu bắc qua dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Chuyến du ngoạn còn giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị “xanh” trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường ngày càng xanh – sạch đẹp hơn.
Từ một dòng kênh bị ô nhiễm nặng, nay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.
Dòng kênh xanh ôm vào lòng phố thị quanh co sầm uất, bên những mảng cỏ cây xanh um, mát rượi, ríu rít tiếng chim.
Những câu chuyện lịch sử đều tái hiện qua từng cây cầu bắc qua dòng kênh xanh mát này
Chia sẻ những câu chuyện thú vị trên hành trình, ông Phan Xuân Anh, Giám đốc Cty TNHH Thuyền Nhiêu Lộc, cho hay tour du ngoạn sẽ đi chậm để du khách chiêm ngưỡng một phần vẻ đẹp của thành phố với 9 cây cầu bắc qua dòng kênh mang tên những vị anh hùng dân tộc, những sự kiện lịch sử như cầu Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Bông, Hoàng Hoa Thám, Trần Khánh Dư, Kiệu, Công Lý và Lê Văn Sỹ.
Thuyền đưa du khách chậm rãi băng ngang dưới 9 cây cầu: Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Bông, Hoàng Hoa Thám, Trần Khánh Dư, Kiệu, Công Lý và Lê Văn Sỹ.
Ngang qua chiếc ghe trưng bày các sản phẩm có thể tái chế và sử dụng lại như đôi dép cao su làm từ vỏ xe, chai lọ vứt đi có thể dùng để trang trí v.v..
Du khách thích thú chụp ảnh và ghi lại những thước phim cảnh quan 2 bên bờ và những chiếc thuyền trang trí sinh động, vui nhộn mang thông điệp xanh – bảo vệ mội trường.
Những hình ảnh miêu tả câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Bên dưới dạ cầu và 2 bên bờ là những bức tranh gắn liền với từng giai thoại lịch sử của mỗi cây cầu giúp học sinh dễ dàng nhớ được những dấu ấn lịch sử quan trọng. Ví như cầu Hoàng Hoa Thám (ngay chân chung cư Miếu Nổi), các em sẽ biết đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Thực dân Pháp.
Cho tới cầu Bùi Hữu Nghĩa gắn với cụ Tú Nghĩa yêu nước, đây cũng là cây cầu sắt Đa Kao thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh xưa; hay cây cầu mang tên vị tướng nhà Trần văn võ song toàn Trần Khánh Dư, cầu Lê Văn Sỹ gắn với Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn Lê Văn Sỹ, cầu Công Lý là nơi gắn liền với anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
Hình ảnh trực quan về các loại thực vật, cỏ cây, hoa lá trồng ven kênh.
Vận dụng những bài học thực tiễn sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Hành trình còn mang đến cho các bạn trẻ kiến thức về những loài cây có giá trị, góp phần bảo vệ môi trường dọc theo dòng kênh Nhiêu Lộc như cây sao đen, cây viết, cây nhạc ngựa v.v.. Du khách còn được xếp đèn hoa đăng bằng giấy bột tre, thả cá trê con... Việc thả cá trên sông giúp cải tạo và góp phần tăng cường hệ sinh thái phong phú cho nguồn nước.
Điểm nhấn đặc biệt của tour này là du khách được trải nghiệm làm hoa đăng bằng giấy bột tre (loại giấy tự tan rã khi ngâm trong nước, trở thành thức ăn cho cá).
“Hồi nãy bạn cá rô phi sau khi 'chơi cầu tuột' còn quẫy đuôi bơi vòng lại và trồi lên chia tay với mình nữa”, Hoàng My thích thú chia sẻ cùng bạn.
Trông mấy chú cá bơi lướt đi trong dòng nước xanh trong, mát mẻ thật thú vị, Khánh Tâm thích thú nói.
Lê Thụy Khánh Tâm, sinh viên khoa Đông Nam Á ĐH KHXH&NV hào hứng chia sẻ, trên hành trình, các bạn được ôn lại những trang sử hào hùng của cha ông, học thêm những kiến thức lí thú, trực quan về cỏ cây, hoa lá. Đồng thời được tự tay mình thả những chú cá nhẹ nhàng “trượt cầu tuột” xuống dòng kênh xanh mát.
Văng vẳng tiếng chuông ngân một sớm mai dịu mát, nắng hanh vàng dịu dàng xuyên cành lá.
Hay tiếng chuông chùa trầm mặc tự thinh không vọng về trong buổi hoàng hôn muộn.
Bất chợt chiếc cò trắng vụt qua, khiến du khách trên thuyền ai nấy đều ồ lên thích thú.
Hai bên bờ, hoa cỏ mơn man suốt 4 mùa, từ bằng lăng tím, bò cạp vàng, lộc vừng đỏ đầy mê hoặc cho đến tinh khiết hoa sứ trắng, bông giấy mộc mạc… và đặc biệt là sắc màu miên man của hoa bàng vuông Trường Sa trông vô cùng quyến rũ.
Con kênh nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè giờ đây đã chuyển mình thành dòng kênh "Nhiều Lộc", minh chứng cho việc biến điều không thể thành có thể.
Trương Hữu Anh, du khách đang ngụ tại Quận 8 chia sẻ cảm nhận, ngồi trên thuyền ngoạn cảnh 2 bên bờ, thấy các cô chú tập dưỡng sinh, thể dục, trẻ em tung tăng nô đùa; thỉnh thoảng bắt gặp vài chiếc cần buông câu, trông thật bình an.
"Khó có thể nghĩ rằng dòng 'kênh nước thúi' thuở nào giờ đây đã hoàn toàn thay da đổi thịt một cách ngoạn mục như vậy", Hữu Anh tâm đắc nói.
Tour du lịch giới thiệu nét đặc trưng của Quận 3 này được mang tên “Du Ngoạn Sử Xanh”. Theo ông Nguyễn Hữu Ân, Phó trưởng phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch Sở Du lịch TP.HCM, đây là một trong những sản phẩm du lịch đường thủy mới theo đề án phát triển du lịch Quận 3 phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn trên dòng kênh nội ô. "Đây là tuyến du lịch tương đối ổn định và có khả năng phát triển lâu dài. Chương trình tour “Du Ngoạn Sử Xanh” ngoài phục vụ nhu cầu của đông đảo du khách còn nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến học sinh, sinh viên và đông đảo người dân trên địa bàn. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về việc tiết giảm sản phẩm dùng một lần, không xả rác xuống kênh rạch, thực hiện các hoạt động cải tạo nguồn nước", ông Hữu Ân đánh giá.
Chuyến du ngoạn còn giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị “xanh” trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường ngày càng xanh – sạch đẹp hơn.
Từ một dòng kênh bị ô nhiễm nặng, nay kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đã khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới.
Dòng kênh xanh ôm vào lòng phố thị quanh co sầm uất, bên những mảng cỏ cây xanh um, mát rượi, ríu rít tiếng chim.
Những câu chuyện lịch sử đều tái hiện qua từng cây cầu bắc qua dòng kênh xanh mát này
Chia sẻ những câu chuyện thú vị trên hành trình, ông Phan Xuân Anh, Giám đốc Cty TNHH Thuyền Nhiêu Lộc, cho hay tour du ngoạn sẽ đi chậm để du khách chiêm ngưỡng một phần vẻ đẹp của thành phố với 9 cây cầu bắc qua dòng kênh mang tên những vị anh hùng dân tộc, những sự kiện lịch sử như cầu Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Bông, Hoàng Hoa Thám, Trần Khánh Dư, Kiệu, Công Lý và Lê Văn Sỹ.
Thuyền đưa du khách chậm rãi băng ngang dưới 9 cây cầu: Thị Nghè, Điện Biên Phủ, Bùi Hữu Nghĩa, Bông, Hoàng Hoa Thám, Trần Khánh Dư, Kiệu, Công Lý và Lê Văn Sỹ.
Ngang qua chiếc ghe trưng bày các sản phẩm có thể tái chế và sử dụng lại như đôi dép cao su làm từ vỏ xe, chai lọ vứt đi có thể dùng để trang trí v.v..
Du khách thích thú chụp ảnh và ghi lại những thước phim cảnh quan 2 bên bờ và những chiếc thuyền trang trí sinh động, vui nhộn mang thông điệp xanh – bảo vệ mội trường.
Những hình ảnh miêu tả câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc.
Bên dưới dạ cầu và 2 bên bờ là những bức tranh gắn liền với từng giai thoại lịch sử của mỗi cây cầu giúp học sinh dễ dàng nhớ được những dấu ấn lịch sử quan trọng. Ví như cầu Hoàng Hoa Thám (ngay chân chung cư Miếu Nổi), các em sẽ biết đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế chống Thực dân Pháp.
Cho tới cầu Bùi Hữu Nghĩa gắn với cụ Tú Nghĩa yêu nước, đây cũng là cây cầu sắt Đa Kao thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh xưa; hay cây cầu mang tên vị tướng nhà Trần văn võ song toàn Trần Khánh Dư, cầu Lê Văn Sỹ gắn với Bí thư Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn Lê Văn Sỹ, cầu Công Lý là nơi gắn liền với anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.
Hình ảnh trực quan về các loại thực vật, cỏ cây, hoa lá trồng ven kênh.
Vận dụng những bài học thực tiễn sẽ giúp học sinh ghi nhớ lâu và có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Hành trình còn mang đến cho các bạn trẻ kiến thức về những loài cây có giá trị, góp phần bảo vệ môi trường dọc theo dòng kênh Nhiêu Lộc như cây sao đen, cây viết, cây nhạc ngựa v.v.. Du khách còn được xếp đèn hoa đăng bằng giấy bột tre, thả cá trê con... Việc thả cá trên sông giúp cải tạo và góp phần tăng cường hệ sinh thái phong phú cho nguồn nước.
Điểm nhấn đặc biệt của tour này là du khách được trải nghiệm làm hoa đăng bằng giấy bột tre (loại giấy tự tan rã khi ngâm trong nước, trở thành thức ăn cho cá).
“Hồi nãy bạn cá rô phi sau khi 'chơi cầu tuột' còn quẫy đuôi bơi vòng lại và trồi lên chia tay với mình nữa”, Hoàng My thích thú chia sẻ cùng bạn.
Trông mấy chú cá bơi lướt đi trong dòng nước xanh trong, mát mẻ thật thú vị, Khánh Tâm thích thú nói.
Lê Thụy Khánh Tâm, sinh viên khoa Đông Nam Á ĐH KHXH&NV hào hứng chia sẻ, trên hành trình, các bạn được ôn lại những trang sử hào hùng của cha ông, học thêm những kiến thức lí thú, trực quan về cỏ cây, hoa lá. Đồng thời được tự tay mình thả những chú cá nhẹ nhàng “trượt cầu tuột” xuống dòng kênh xanh mát.
Văng vẳng tiếng chuông ngân một sớm mai dịu mát, nắng hanh vàng dịu dàng xuyên cành lá.
Hay tiếng chuông chùa trầm mặc tự thinh không vọng về trong buổi hoàng hôn muộn.
Bất chợt chiếc cò trắng vụt qua, khiến du khách trên thuyền ai nấy đều ồ lên thích thú.
Hai bên bờ, hoa cỏ mơn man suốt 4 mùa, từ bằng lăng tím, bò cạp vàng, lộc vừng đỏ đầy mê hoặc cho đến tinh khiết hoa sứ trắng, bông giấy mộc mạc… và đặc biệt là sắc màu miên man của hoa bàng vuông Trường Sa trông vô cùng quyến rũ.
Con kênh nội đô Nhiêu Lộc – Thị Nghè giờ đây đã chuyển mình thành dòng kênh "Nhiều Lộc", minh chứng cho việc biến điều không thể thành có thể.
Trương Hữu Anh, du khách đang ngụ tại Quận 8 chia sẻ cảm nhận, ngồi trên thuyền ngoạn cảnh 2 bên bờ, thấy các cô chú tập dưỡng sinh, thể dục, trẻ em tung tăng nô đùa; thỉnh thoảng bắt gặp vài chiếc cần buông câu, trông thật bình an.
"Khó có thể nghĩ rằng dòng 'kênh nước thúi' thuở nào giờ đây đã hoàn toàn thay da đổi thịt một cách ngoạn mục như vậy", Hữu Anh tâm đắc nói.
Tour du lịch giới thiệu nét đặc trưng của Quận 3 này được mang tên “Du Ngoạn Sử Xanh”. Theo ông Nguyễn Hữu Ân, Phó trưởng phòng Quy hoạch phát triển tài nguyên du lịch Sở Du lịch TP.HCM, đây là một trong những sản phẩm du lịch đường thủy mới theo đề án phát triển du lịch Quận 3 phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn trên dòng kênh nội ô. "Đây là tuyến du lịch tương đối ổn định và có khả năng phát triển lâu dài. Chương trình tour “Du Ngoạn Sử Xanh” ngoài phục vụ nhu cầu của đông đảo du khách còn nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến học sinh, sinh viên và đông đảo người dân trên địa bàn. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về việc tiết giảm sản phẩm dùng một lần, không xả rác xuống kênh rạch, thực hiện các hoạt động cải tạo nguồn nước", ông Hữu Ân đánh giá.