tran hương
Well-known member
Từ làng hoa Sa Đéc ngập sắc vàng của cúc mâm xôi đi qua những ngôi nhà cổ, đến thăm "vương quốc gạch, gốm" trăm năm, du khách thấy miền Tây vào Tết vừa rực rỡ vừa bình yên.
1
Làng hoa Sa Đéc nằm cách TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, khoảng 3 km, là làng hoa lớn nhất miền Tây với 4.000 hộ sản xuất hoa kiểng và hơn 2.000 chủng loại hoa. Làng hoa trăm tuổi gây ấn tượng với hình ảnh những luống hoa "không chạm đất". Mùa nước nổi, người dân dùng xuồng bơi len lỏi giữa các luống để chăm sóc hoa, mang đến hình ảnh đặc trưng của miền Tây sông nước.
Những ngày cận Tết, du khách đổ về làng hoa Sa Đéc chụp ảnh với những giỏ cúc mâm xôi vàng đang nở rộ. Ngày 11/1, Khánh Tuân (ảnh), Vũng Tàu, đã có chuyến du xuân cận Tết miền Tây, từ làng hoa Sa Đéc, đến làng gạch gốm Mang Thít, Vĩnh Long.
Năm nay, nông dân trồng hoa "canh" hoa nở muộn để du khách vẫn kịp ngắm hoa cận Tết.
Vào giữa tháng 1, cánh đồng cúc chủ yếu là nụ xanh, có vài khóm lác đác ra hoa vàng. Tuần giáp Tết là thời điểm đẹp nhất để khách du lịch ghé thăm làng hoa, ngắm cảnh, chụp hình và mua hoa. Mỗi chậu cúc mâm xôi tại đây được bán với giá chưa đến 100.000 đồng, rẻ hơn so khi mua ở các khu chợ trong trung tâm thành phố, Tuân cho biết.
Rời làng hoa, Tuân ghé thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được thương gia người Hoa Huỳnh Cẩm Thuận (bố ông Lê) xây dựng từ năm 1895 tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Ông Huỳnh Thủy Lê là nhân vật trong tiểu thuyết Người Tình, được nữ văn sĩ Marguerite Duras (Pháp) sáng tác dựa trên câu chuyện tình yêu có thật của chính bà với ông Lê. Mối tình chớm nở của hai ông bà trên chuyến phà Vĩnh Long - Sa Đéc không thành do sự ngăn cấm của gia đình. Ông Huỳnh Thủy Lê cưới người đồng hương theo sắp đặt từ bố mẹ, còn bà Duras quay trở lại Pháp.
Tại TP Sa Đéc, ngoài nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Chùa Bà Thiên Hậu - tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu Cung - hay còn được gọi là Thiên Hậu Miếu cũng là địa chỉ Tuân đến thăm. Nằm ở số 143 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Sa Đéc, chùa có lối kiến trúc độc đáo mang phong cách Trung Hoa với tông màu chủ đạo là đỏ và vàng, nổi bật dưới nền trời xanh, Tuân nói.
Kiến An Cung hay còn gọi chùa ông Quách tọa lạc tại trung tâm TP Sa Đéc được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27/4/1990.
Đền do những người Hoa đến từ tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1924 đến 1927 theo lối kiến trúc Trung Quốc: mái ngói 3 lớp, lợp theo gợn sóng rồng. Ngôi chùa vừa có dáng bề thế, lộng lẫy với tông màu rực rỡ, những gian thờ trang trọng, lại vừa mang nét cổ kính với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên những bức tường của chùa là hình ảnh trong các câu chuyện, tích xưa như Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, bức tranh theo lối thủy mạc mang ẩn ý sâu xa.
Chùa nằm gần các điểm tham quan ở TP Sa Đéc như làng hoa, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chùa Bà Thiên Hậu, thuận lợi cho du khách tham quan trong ngày.
Đi dọc theo dòng sông Cổ Chiên, Tuân thấy "những cây nấm khổng lồ" dần hiện ra. Đây thực ra là những lò nung gạch màu đỏ đất, cao hơn mái nhà, ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Nơi này còn được được biết đến là "vương quốc gạch, gốm" đã có tuổi đời hàng trăm năm, là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Từng mái lò hình vòm nằm san sát nổi bật trên sông nước miền Tây tạo nên vẻ đẹp độc đáo, cổ kính và gợi sự tò mò cho những vị khách xa như Tuân.
Khoảng 4 năm nay, nghề làm gạch gốm bắt đầu chững lại do chi phí sản xuất cao, giá bán thấp. Từ một làng nghề truyền thống, nay các lò gạch gốm ở Mang Thít đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Đến đây, anh Tuân được chứng kiến các công đoạn để làm ra những viên gạch ống, gạch thẻ, gạch tàu theo phương pháp thủ công truyền thống. Người dân dùng máy để tạo hình đất sét thành từng viên gạch, mang đi phơi nắng đến khi cứng lại rồi xếp vào lò nung.
Các lò gạch ở miền Tây Nam bộ là loại lò truyền thống hình tròn, mái vòm, đường kính khoảng 6 - 8 m, chiều cao khoảng 9 - 13,5 m. Trong lò được cất trữ trấu (vỏ gạo) để nung gạch.
Vào buổi trưa, những luồng ánh sáng mạnh từ mặt trời rọi qua lỗ ống khói trên nóc vòm lò, chiếu sáng không gian bên trong để du khách quan sát và chụp ảnh.
Bên ngoài tường, những cây dây leo, rêu xanh, cỏ dại phủ mờ màu đỏ nâu của gạch nung, trở thành phông nền độc đáo cho những bức ảnh nghệ thuật. Vẻ đẹp độc đáo, nhuốm màu thời gian của những chiếc lò gạch thu hút lượng lớn khách du lịch đến check in, chụp ảnh.
1
Làng hoa Sa Đéc nằm cách TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, khoảng 3 km, là làng hoa lớn nhất miền Tây với 4.000 hộ sản xuất hoa kiểng và hơn 2.000 chủng loại hoa. Làng hoa trăm tuổi gây ấn tượng với hình ảnh những luống hoa "không chạm đất". Mùa nước nổi, người dân dùng xuồng bơi len lỏi giữa các luống để chăm sóc hoa, mang đến hình ảnh đặc trưng của miền Tây sông nước.
Những ngày cận Tết, du khách đổ về làng hoa Sa Đéc chụp ảnh với những giỏ cúc mâm xôi vàng đang nở rộ. Ngày 11/1, Khánh Tuân (ảnh), Vũng Tàu, đã có chuyến du xuân cận Tết miền Tây, từ làng hoa Sa Đéc, đến làng gạch gốm Mang Thít, Vĩnh Long.
Năm nay, nông dân trồng hoa "canh" hoa nở muộn để du khách vẫn kịp ngắm hoa cận Tết.
Vào giữa tháng 1, cánh đồng cúc chủ yếu là nụ xanh, có vài khóm lác đác ra hoa vàng. Tuần giáp Tết là thời điểm đẹp nhất để khách du lịch ghé thăm làng hoa, ngắm cảnh, chụp hình và mua hoa. Mỗi chậu cúc mâm xôi tại đây được bán với giá chưa đến 100.000 đồng, rẻ hơn so khi mua ở các khu chợ trong trung tâm thành phố, Tuân cho biết.
Rời làng hoa, Tuân ghé thăm nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được thương gia người Hoa Huỳnh Cẩm Thuận (bố ông Lê) xây dựng từ năm 1895 tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Ông Huỳnh Thủy Lê là nhân vật trong tiểu thuyết Người Tình, được nữ văn sĩ Marguerite Duras (Pháp) sáng tác dựa trên câu chuyện tình yêu có thật của chính bà với ông Lê. Mối tình chớm nở của hai ông bà trên chuyến phà Vĩnh Long - Sa Đéc không thành do sự ngăn cấm của gia đình. Ông Huỳnh Thủy Lê cưới người đồng hương theo sắp đặt từ bố mẹ, còn bà Duras quay trở lại Pháp.
Tại TP Sa Đéc, ngoài nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, Chùa Bà Thiên Hậu - tên đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu Cung - hay còn được gọi là Thiên Hậu Miếu cũng là địa chỉ Tuân đến thăm. Nằm ở số 143 đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Sa Đéc, chùa có lối kiến trúc độc đáo mang phong cách Trung Hoa với tông màu chủ đạo là đỏ và vàng, nổi bật dưới nền trời xanh, Tuân nói.
Kiến An Cung hay còn gọi chùa ông Quách tọa lạc tại trung tâm TP Sa Đéc được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia vào ngày 27/4/1990.
Đền do những người Hoa đến từ tỉnh Phúc Kiến xây dựng từ năm 1924 đến 1927 theo lối kiến trúc Trung Quốc: mái ngói 3 lớp, lợp theo gợn sóng rồng. Ngôi chùa vừa có dáng bề thế, lộng lẫy với tông màu rực rỡ, những gian thờ trang trọng, lại vừa mang nét cổ kính với tường gạch mái ngói đã nhuốm màu của thời gian. Trên những bức tường của chùa là hình ảnh trong các câu chuyện, tích xưa như Tây du ký, Tam Quốc Diễn Nghĩa, bức tranh theo lối thủy mạc mang ẩn ý sâu xa.
Chùa nằm gần các điểm tham quan ở TP Sa Đéc như làng hoa, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, chùa Bà Thiên Hậu, thuận lợi cho du khách tham quan trong ngày.
Đi dọc theo dòng sông Cổ Chiên, Tuân thấy "những cây nấm khổng lồ" dần hiện ra. Đây thực ra là những lò nung gạch màu đỏ đất, cao hơn mái nhà, ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Nơi này còn được được biết đến là "vương quốc gạch, gốm" đã có tuổi đời hàng trăm năm, là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Từng mái lò hình vòm nằm san sát nổi bật trên sông nước miền Tây tạo nên vẻ đẹp độc đáo, cổ kính và gợi sự tò mò cho những vị khách xa như Tuân.
Khoảng 4 năm nay, nghề làm gạch gốm bắt đầu chững lại do chi phí sản xuất cao, giá bán thấp. Từ một làng nghề truyền thống, nay các lò gạch gốm ở Mang Thít đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Đến đây, anh Tuân được chứng kiến các công đoạn để làm ra những viên gạch ống, gạch thẻ, gạch tàu theo phương pháp thủ công truyền thống. Người dân dùng máy để tạo hình đất sét thành từng viên gạch, mang đi phơi nắng đến khi cứng lại rồi xếp vào lò nung.
Các lò gạch ở miền Tây Nam bộ là loại lò truyền thống hình tròn, mái vòm, đường kính khoảng 6 - 8 m, chiều cao khoảng 9 - 13,5 m. Trong lò được cất trữ trấu (vỏ gạo) để nung gạch.
Vào buổi trưa, những luồng ánh sáng mạnh từ mặt trời rọi qua lỗ ống khói trên nóc vòm lò, chiếu sáng không gian bên trong để du khách quan sát và chụp ảnh.
Bên ngoài tường, những cây dây leo, rêu xanh, cỏ dại phủ mờ màu đỏ nâu của gạch nung, trở thành phông nền độc đáo cho những bức ảnh nghệ thuật. Vẻ đẹp độc đáo, nhuốm màu thời gian của những chiếc lò gạch thu hút lượng lớn khách du lịch đến check in, chụp ảnh.