Quang Minh
Well-known member
Ngoài những hàng phượng nở đỏ rực, mùa hè Hải Phòng còn để lại ấn tượng cho thực khách với cốc dừa dầm ngọt bùi.
Dừa dầm có ở nhiều nơi nhưng dừa dầm Hải Phòng là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Người Hải Phòng có câu ví von: "Mưa dầm thấm đất, dừa dầm thấm lâu, ăn lâu mát lòng". Cốc dừa dầm trắng mịn với nước cốt dừa sánh đặc, có vị béo ngậy, ngọt bùi tác động trực tiếp vào vị giác của người ăn ngay từ lần thử đầu tiên.
Chè dừa dầm là thức quà vặt được yêu thích khi vào hè ở Hải Phòng.
Dừa dầm đã xuất hiện từ lâu tại Hải Phòng nhưng thực sự trở nên nổi tiếng từ khoảng 5 năm trước. Một trong những địa chỉ đầu tiên bán dừa dầm tại Hải Phòng là Dừa dầm Hiền Béo trên đường Lạch Tray (quận Ngô Quyền). Quán cũng có tên trong danh sách Bản đồ ẩm thực Hải Phòng do Sở Du lịch Hải Phòng công bố.
Có thâm niên hơn 40 năm bán nước giải khát, bà Hiền, chủ quán cho biết đã bán dừa dầm được hơn 10 năm. Ban đầu, quán của bà nằm đối diện số 118 Lạch Tray, gần lối rẽ vào hồ An Biên. Khoảng 3 - 4 năm trước, quán chuyển địa điểm về 124 Lạch Tray.
Mặt tiền quán tương đối rộng rãi, xếp được khoảng 10 bộ bàn ghế nhựa dành cho 4 người. Thời điểm đông nhất có thể phục vụ được khoảng 30 khách cùng một lúc. Buổi sáng, địa chỉ quán nằm trong con ngõ nhỏ bên cạnh, do nhân viên bán. Từ 14h30, quán mới mở mặt bằng số 124 Lạch Tray, bán đến khoảng 22h hàng ngày. Giờ cao điểm của quán thường là từ 10 đến 14h (trước khi tàu chạy) và 16 - 18h.
Ngày thường, bà Hiền bán trung bình khoảng 1.000 - 2.000 cốc dừa dầm. Ba ngày cuối tuần, khách food tour và khách ngoại tỉnh tới nhiều, có thể lên đến 3.000 cốc. Vì thường xuyên có khách đến gọi số lượng lớn mang về nên bà Hiền đóng sẵn dừa dầm thành từng cốc và bảo quản trong thùng ướp đá lạnh. "Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian cho khách mà hương vị của món dừa dầm cũng giữ được lâu hơn", bà Hiền chia sẻ.
Thạch dừa được làm từ nước dừa.
Bà Hiền đang chuẩn bị mở bán quán.
Trân châu được nấu sẵn.
Dừa dầm thường đóng sẵn thành từng cốc, được giữ lạnh trong thùng ướp đá.
Thạch dừa được làm từ nước dừa.
Bà Hiền đang chuẩn bị mở bán quán.
1 / 4
Dừa là nguyên liệu chính để tạo nên món dừa dầm Hải Phòng. Một cốc dừa dầm bao gồm nước cốt dừa, cùi dừa, thạch dừa, thêm sữa tươi, sữa đặc và trân châu tự nấu. Bà Hiền cho biết, bà thường chọn những quả dừa tươi, non vừa phải, như vậy lớp cùi dừa mới mềm. Nước cốt làm từ cùi dừa non càng thêm bùi, ngọt và có mùi thơm nồng hơn dừa già, đồng thời cũng có độ sánh, mịn hơn.
Nước cốt dừa quán bà Hiền được xay từ cùi dừa non, lọc mịn rồi nấu trong 4 tiếng, liên tục khuấy đều tay. Một phần cùi dừa được bào thành sợi. Thạch dừa được làm từ nước dừa nguyên chất, cắt thành lát mỏng, dài hơn 5 cm. Trân châu có màu trắng ngà hơi ngả vàng, to hơn đầu bút chì, không nhân.
Cầm cốc dừa dầm trên tay, chỉ cần đảo một lượt sẽ xúc ngay được một thìa đầy topping. Sợi dừa tươi giòn sần sật, trân châu mềm, thạch dừa dẻo, trơn, trong suốt. Tất cả nguyên liệu được bọc một lớp cốt dừa đặc sánh, béo ngậy, thơm mùi sữa dừa, tạo nên vị ngọt đậm đà. Một cốc dừa dầm có giá 20.000 đồng.
Chị Hoàng Thị Thu Hương (Hà Nội) mỗi lần về Hải Phòng đều ghé quán bà Hiền để thưởng thức và mua mang về. Là khách quen đã 6 năm, chị Hương cho biết đã thử ăn dừa dầm ở một số quán khác ở Hà Nội và cả Hải Phòng nhưng cảm thấy không hợp khẩu vị. "Nước cốt dừa ở đây đặc sệt, vừa thơm vừa béo và ngọt. Topping gần như đầy cốc nhưng tôi thích nhất là thạch dừa, ăn vào thấy mát", chị nói. Sau khi thưởng thức, chị cũng mua 20 cốc dừa dầm mang về.
Dừa dầm Hải Phòng là món ăn dành cho những tín đồ yêu thích dừa. Tuy nhiên, dừa dầm có vị ngọt khá đậm nên không thích hợp với những người có khẩu vị thanh đạm hoặc thích ăn nhạt. Trịnh Thị Hồng Hạnh (23 tuổi, Hải Phòng) cho biết cô không thường xuyên ăn dừa dầm dù nhà ngay gần quán. "Một cốc toàn dừa mà còn ngọt nữa nên ăn rất nhanh ngán. Các quán đa phần đều làm sẵn nên không thể điều chỉnh hương vị cho phù hợp sở thích", Hạnh nói.
Dừa là một trong những loại quả mang tính âm, có công dụng giải nhiệt, giúp làm giảm các vấn đề về đường tiết niệu, đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Thời điểm thích hợp trong ngày để ăn, uống các sản phầm làm từ dừa là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không ăn, uống dừa vào buổi tối muộn, dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến xương khớp. Dừa không nên ăn cùng lúc với hải sản (cũng có tính hàn, dễ cảm lạnh) và chocolate (gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của cơ thể), theo cổng thông tin Trung Tâm Y tế Quận 6, TP HCM.
Dừa dầm có ở nhiều nơi nhưng dừa dầm Hải Phòng là một trong những đặc sản được nhiều người biết đến. Người Hải Phòng có câu ví von: "Mưa dầm thấm đất, dừa dầm thấm lâu, ăn lâu mát lòng". Cốc dừa dầm trắng mịn với nước cốt dừa sánh đặc, có vị béo ngậy, ngọt bùi tác động trực tiếp vào vị giác của người ăn ngay từ lần thử đầu tiên.
Chè dừa dầm là thức quà vặt được yêu thích khi vào hè ở Hải Phòng.
Dừa dầm đã xuất hiện từ lâu tại Hải Phòng nhưng thực sự trở nên nổi tiếng từ khoảng 5 năm trước. Một trong những địa chỉ đầu tiên bán dừa dầm tại Hải Phòng là Dừa dầm Hiền Béo trên đường Lạch Tray (quận Ngô Quyền). Quán cũng có tên trong danh sách Bản đồ ẩm thực Hải Phòng do Sở Du lịch Hải Phòng công bố.
Có thâm niên hơn 40 năm bán nước giải khát, bà Hiền, chủ quán cho biết đã bán dừa dầm được hơn 10 năm. Ban đầu, quán của bà nằm đối diện số 118 Lạch Tray, gần lối rẽ vào hồ An Biên. Khoảng 3 - 4 năm trước, quán chuyển địa điểm về 124 Lạch Tray.
Mặt tiền quán tương đối rộng rãi, xếp được khoảng 10 bộ bàn ghế nhựa dành cho 4 người. Thời điểm đông nhất có thể phục vụ được khoảng 30 khách cùng một lúc. Buổi sáng, địa chỉ quán nằm trong con ngõ nhỏ bên cạnh, do nhân viên bán. Từ 14h30, quán mới mở mặt bằng số 124 Lạch Tray, bán đến khoảng 22h hàng ngày. Giờ cao điểm của quán thường là từ 10 đến 14h (trước khi tàu chạy) và 16 - 18h.
Ngày thường, bà Hiền bán trung bình khoảng 1.000 - 2.000 cốc dừa dầm. Ba ngày cuối tuần, khách food tour và khách ngoại tỉnh tới nhiều, có thể lên đến 3.000 cốc. Vì thường xuyên có khách đến gọi số lượng lớn mang về nên bà Hiền đóng sẵn dừa dầm thành từng cốc và bảo quản trong thùng ướp đá lạnh. "Làm như vậy vừa tiết kiệm được thời gian cho khách mà hương vị của món dừa dầm cũng giữ được lâu hơn", bà Hiền chia sẻ.
Thạch dừa được làm từ nước dừa.
Bà Hiền đang chuẩn bị mở bán quán.
Trân châu được nấu sẵn.
Dừa dầm thường đóng sẵn thành từng cốc, được giữ lạnh trong thùng ướp đá.
Thạch dừa được làm từ nước dừa.
Bà Hiền đang chuẩn bị mở bán quán.
1 / 4
Dừa là nguyên liệu chính để tạo nên món dừa dầm Hải Phòng. Một cốc dừa dầm bao gồm nước cốt dừa, cùi dừa, thạch dừa, thêm sữa tươi, sữa đặc và trân châu tự nấu. Bà Hiền cho biết, bà thường chọn những quả dừa tươi, non vừa phải, như vậy lớp cùi dừa mới mềm. Nước cốt làm từ cùi dừa non càng thêm bùi, ngọt và có mùi thơm nồng hơn dừa già, đồng thời cũng có độ sánh, mịn hơn.
Nước cốt dừa quán bà Hiền được xay từ cùi dừa non, lọc mịn rồi nấu trong 4 tiếng, liên tục khuấy đều tay. Một phần cùi dừa được bào thành sợi. Thạch dừa được làm từ nước dừa nguyên chất, cắt thành lát mỏng, dài hơn 5 cm. Trân châu có màu trắng ngà hơi ngả vàng, to hơn đầu bút chì, không nhân.
Cầm cốc dừa dầm trên tay, chỉ cần đảo một lượt sẽ xúc ngay được một thìa đầy topping. Sợi dừa tươi giòn sần sật, trân châu mềm, thạch dừa dẻo, trơn, trong suốt. Tất cả nguyên liệu được bọc một lớp cốt dừa đặc sánh, béo ngậy, thơm mùi sữa dừa, tạo nên vị ngọt đậm đà. Một cốc dừa dầm có giá 20.000 đồng.
Chị Hoàng Thị Thu Hương (Hà Nội) mỗi lần về Hải Phòng đều ghé quán bà Hiền để thưởng thức và mua mang về. Là khách quen đã 6 năm, chị Hương cho biết đã thử ăn dừa dầm ở một số quán khác ở Hà Nội và cả Hải Phòng nhưng cảm thấy không hợp khẩu vị. "Nước cốt dừa ở đây đặc sệt, vừa thơm vừa béo và ngọt. Topping gần như đầy cốc nhưng tôi thích nhất là thạch dừa, ăn vào thấy mát", chị nói. Sau khi thưởng thức, chị cũng mua 20 cốc dừa dầm mang về.
Dừa dầm Hải Phòng là món ăn dành cho những tín đồ yêu thích dừa. Tuy nhiên, dừa dầm có vị ngọt khá đậm nên không thích hợp với những người có khẩu vị thanh đạm hoặc thích ăn nhạt. Trịnh Thị Hồng Hạnh (23 tuổi, Hải Phòng) cho biết cô không thường xuyên ăn dừa dầm dù nhà ngay gần quán. "Một cốc toàn dừa mà còn ngọt nữa nên ăn rất nhanh ngán. Các quán đa phần đều làm sẵn nên không thể điều chỉnh hương vị cho phù hợp sở thích", Hạnh nói.
Dừa là một trong những loại quả mang tính âm, có công dụng giải nhiệt, giúp làm giảm các vấn đề về đường tiết niệu, đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Thời điểm thích hợp trong ngày để ăn, uống các sản phầm làm từ dừa là vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Không ăn, uống dừa vào buổi tối muộn, dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến xương khớp. Dừa không nên ăn cùng lúc với hải sản (cũng có tính hàn, dễ cảm lạnh) và chocolate (gây cản trở cho việc hấp thụ canxi của cơ thể), theo cổng thông tin Trung Tâm Y tế Quận 6, TP HCM.