trungdacctran
Well-known member
(Tổ Quốc) - Nếu yêu thích nhiếp ảnh chân dung có lẽ sẽ khó mà bỏ qua được OPPO Reno10 Pro+ 5G.
OPPO Reno10 Pro+ 5G - "trùm cuối" trong bộ ba Reno10 Series đã chính thức đến tay người dùng trong sự kiện mở bán diễn ra vào ngày 1/9 vừa qua. Sau sự thành công của bộ đôi Reno10 và Reno10 Pro, smartphone mới của nhà OPPO vẫn nhận được nhiều sự quan tâm chú ý khi đây là mẫu máy hội tụ đầy đủ những nâng cấp mạnh mẽ về camera, được hứa hẹn sẽ trở thành "chuyên gia chân dung" trọn vẹn và hoàn thiện nhất từ trước đến nay của OPPO.

Vậy những trải nghiệm hình ảnh trên Reno10 Pro+ 5G có được như kỳ vọng?
Camera tele 3X, sự đột phá từ phần cứng…
Lạ lẫm, chính là cảm giác đầu tiên khi tôi cầm và trải nghiệm camera trên Reno10 Pro+. Không lạ sao được khi đây là mẫu máy sở hữu camera tele với độ phóng đại chỉ 3X nhưng lại được thiết kế theo dạng kính tiềm vọng, giúp nó trở nên khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới. Phải nhớ rằng kính tiềm vọng thường chỉ xuất hiện trên những mẫu camera có độ phóng đại lớn như 6X hay 10X trở lên, nhằm tối ưu hóa không gian thiết kế sao cho phù hợp với vẻ ngoài mỏng nhẹ trên smartphone cao cấp.

Trong khi đó, tiêu cự 3X (tương đương 71mm) không phải là một con số gì quá ghê gớm khi mà nhiều hãng smartphone ngoài kia vẫn có những camera 3X với thiết kế truyền thống cho ra hình ảnh khá ổn. Tuy nhiên, OPPO đã tích hợp vào trên ống kính này một cảm biến hình ảnh mới với kích thước 1/2 inch cùng độ phân giải 64MP, lớn hơn nhiều so với mặt bằng camera tele đồng thời tương đương với nhiều camera chính trên các smartphone thông thường. Nhưng liệu những điều này có phải là chiêu trò quảng cáo hay chỉ là cuộc chạy đua vũ trang của OPPO?
…mang đến trải nghiệm khác biệt
Dành phần lớn thời gian chụp ảnh với smartphone, tôi nhận ra rằng việc người dùng ít sử dụng camera tele phần lớn đến từ việc chất lượng hình ảnh thu được không đảm bảo hoặc cùng lắm cũng chỉ tương đương với ảnh được cắt từ camera chính. Với cảm biến nhỏ, không tạo được hiệu ứng tiêu cự đặc thù, camera tele trên smartphone thông thường chỉ đóng vai trò có một góc chụp "gần hơn" và hỗ trợ xóa phông khi chụp chân dung là chính. Tuy nhiên, với phần cứng bài bản như đã nói trên, camera tele 3X trên Reno10 Pro+ đã hoàn toàn loại bỏ được yếu điểm này.

Sử dụng ống kính tele đầu tiên là vì muốn "kéo" chủ thể vào gần hơn.


Nhưng một ống kính tele chất lượng sẽ tạo hiệu ứng tiêu cự tốt hơn, đem lại chiều sâu cho bức ảnh.
Với kích thước cảm biến lớn kết hợp cùng hệ ống kính tiềm vọng khẩu độ f/2.5, hình ảnh chụp từ camera này có thể nói là không hề kém cạnh so với camera chính hay kể cả những mẫu máy ảnh compact ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt với thể loại ảnh chân dung khiến tôi rất ngạc nhiên, vì từ chi tiết cho đến màu sắc hay kể cả độ tương phản đều được thể hiện một cách rõ nét với độ chuyển cực kỳ mượt mà.

Dù chỉ đang chụp với chế độ thông thường, hiệu ứng tiêu cự mà ống kính 3X mang lại giúp phần hậu cảnh vẫn có được độ mờ nhất định, cho thấy vai trò quan trọng của phần cứng trong việc quyết định cách thức mà hình ảnh được tạo thành.


Ngay cả khi sử dụng xoá phông trong chế độ chân dung, phần tiền cảnh cũng như hậu cảnh đều được xử lý một cách hài hoà, có chiều sâu.
Tôi đánh giá cao chế độ chân dung của Reno10 Pro+ khi khẩu độ xử lý bằng thuật toán AI sẽ được đặt mặc định ở f/4, mang lại bức ảnh chân dung với độ nét tối ưu cùng với đó là khả năng xóa phông tiền cảnh, hậu cảnh một cách mềm mại, không bị "giả chân" như nhiều mẫu máy sử dụng thuật toán khác. Nhưng nếu bạn thích mờ mịt thì hoàn toàn có thể hậu kỳ sau khi chụp xong một cách dễ dàng.

Khả năng nhận diện chủ thể được nâng cấp cho phép Reno10 Pro+ có thể phát hiện các vật mỏng như tóc hay viền kính, tạo độ mờ vừa phải như chụp bằng máy ảnh.


Bên cạnh đó, con chip Marisilicon X vốn xuất hiện trên dòng cao cấp OPPO Find N cũng đã được mang xuống Reno10 Pro+, hỗ trợ phần nào giúp cho việc xử lý hình ảnh độ phân giải cao trở nên dễ dàng, nhanh gọn hơn. Theo đánh giá của tôi, hình ảnh sau xử lý ngoài tinh chỉnh độ nét cũng như chi tiết thì nhìn chung đều có xu hướng tăng cường thêm tương phản hơn so với bình thường.


Nói như thế không hẳn là Reno10 Pro+ sẽ tắt đi khả năng HDR mà đây có thể coi như một sự kết hợp, giúp chiếc máy vừa giữ được chi tiết ở những khi vực quá sáng hoặc quá tối, nhưng vẫn giữ chiều sâu ấn tượng.
Thêm vào đó, với độ phân giải mặc định 16MP, tùy vào tình huống tôi có thể chọn mức 64MP, để có được những hình ảnh chất lượng cao với lượng chi tiết lớn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc hậu kỳ.


Bạn hoàn toàn có được một bức ảnh mới vẫn đầy đủ chất lượng, cắt ra từ ảnh của camera tele 64MP.
Bên cạnh đó, có thể do kích thước ảnh lớn nên việc xử lý này sẽ hơi chậm, nghĩa là bạn chụp xong mà xem luôn ảnh sẽ chỉ nhận được một kết quả phải nói là 'khá xấu' giống như ảnh RAW vậy. Tuy nhiên, sau vài giây, hình ảnh sẽ được xử lý lại, gọn gàng và rất bắt mắt. Vì vậy, cũng đừng lo lắng nhiều, cứ chụp đi và để AI của Reno10 Pro+ lo, bạn sẽ không phải thất vọng đâu.



Nhờ độ phân giải cao kết hợp cùng AI mà Reno10 Pro+ cho phép chụp zoom tận 30, 100 thậm chí 120X. Đương nhiên vì cũng là chỉ là tối ưu chất lượng trên cảm biến sẵn có nên về tổng thể thì ảnh zoom quá 30X sẽ chỉ ở mức dùng được.
Ngoài ra, khả năng lấy nét gần giúp Reno10 Pro+ có thể sử dụng để chụp những bức ảnh close-up, cận cảnh với chi tiết cùng độ chuyển hậu cảnh rất mượt mà. Tôi nghĩ đây có lẽ là một điểm cộng, thay thế cho camera macro vốn ít có đất dụng võ bằng việc thêm nhiều trải nghiệm sáng tác thú vị hơn.



Ảnh close-up sẽ là một đề tài thú vị và cực kỳ chất lượng để khai thác trên Reno10 Pro+.
Một điểm đáng khen cho Reno10 Pro+ khi chiếc máy này sở hữu luôn tính năng chống rung OIS ngay trên camera tele, kết hợp cùng khả năng lấy nét nhanh giúp tôi có thể tự tin với những cú máy nhanh mà không cần quá lo lắng quá nhiều về vấn đề ảnh rung hay mờ nhoè.
OPPO Reno10 Pro+ 5G - "trùm cuối" trong bộ ba Reno10 Series đã chính thức đến tay người dùng trong sự kiện mở bán diễn ra vào ngày 1/9 vừa qua. Sau sự thành công của bộ đôi Reno10 và Reno10 Pro, smartphone mới của nhà OPPO vẫn nhận được nhiều sự quan tâm chú ý khi đây là mẫu máy hội tụ đầy đủ những nâng cấp mạnh mẽ về camera, được hứa hẹn sẽ trở thành "chuyên gia chân dung" trọn vẹn và hoàn thiện nhất từ trước đến nay của OPPO.

Vậy những trải nghiệm hình ảnh trên Reno10 Pro+ 5G có được như kỳ vọng?
Camera tele 3X, sự đột phá từ phần cứng…
Lạ lẫm, chính là cảm giác đầu tiên khi tôi cầm và trải nghiệm camera trên Reno10 Pro+. Không lạ sao được khi đây là mẫu máy sở hữu camera tele với độ phóng đại chỉ 3X nhưng lại được thiết kế theo dạng kính tiềm vọng, giúp nó trở nên khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới. Phải nhớ rằng kính tiềm vọng thường chỉ xuất hiện trên những mẫu camera có độ phóng đại lớn như 6X hay 10X trở lên, nhằm tối ưu hóa không gian thiết kế sao cho phù hợp với vẻ ngoài mỏng nhẹ trên smartphone cao cấp.

Trong khi đó, tiêu cự 3X (tương đương 71mm) không phải là một con số gì quá ghê gớm khi mà nhiều hãng smartphone ngoài kia vẫn có những camera 3X với thiết kế truyền thống cho ra hình ảnh khá ổn. Tuy nhiên, OPPO đã tích hợp vào trên ống kính này một cảm biến hình ảnh mới với kích thước 1/2 inch cùng độ phân giải 64MP, lớn hơn nhiều so với mặt bằng camera tele đồng thời tương đương với nhiều camera chính trên các smartphone thông thường. Nhưng liệu những điều này có phải là chiêu trò quảng cáo hay chỉ là cuộc chạy đua vũ trang của OPPO?
…mang đến trải nghiệm khác biệt
Dành phần lớn thời gian chụp ảnh với smartphone, tôi nhận ra rằng việc người dùng ít sử dụng camera tele phần lớn đến từ việc chất lượng hình ảnh thu được không đảm bảo hoặc cùng lắm cũng chỉ tương đương với ảnh được cắt từ camera chính. Với cảm biến nhỏ, không tạo được hiệu ứng tiêu cự đặc thù, camera tele trên smartphone thông thường chỉ đóng vai trò có một góc chụp "gần hơn" và hỗ trợ xóa phông khi chụp chân dung là chính. Tuy nhiên, với phần cứng bài bản như đã nói trên, camera tele 3X trên Reno10 Pro+ đã hoàn toàn loại bỏ được yếu điểm này.

Sử dụng ống kính tele đầu tiên là vì muốn "kéo" chủ thể vào gần hơn.


Nhưng một ống kính tele chất lượng sẽ tạo hiệu ứng tiêu cự tốt hơn, đem lại chiều sâu cho bức ảnh.
Với kích thước cảm biến lớn kết hợp cùng hệ ống kính tiềm vọng khẩu độ f/2.5, hình ảnh chụp từ camera này có thể nói là không hề kém cạnh so với camera chính hay kể cả những mẫu máy ảnh compact ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt với thể loại ảnh chân dung khiến tôi rất ngạc nhiên, vì từ chi tiết cho đến màu sắc hay kể cả độ tương phản đều được thể hiện một cách rõ nét với độ chuyển cực kỳ mượt mà.

Dù chỉ đang chụp với chế độ thông thường, hiệu ứng tiêu cự mà ống kính 3X mang lại giúp phần hậu cảnh vẫn có được độ mờ nhất định, cho thấy vai trò quan trọng của phần cứng trong việc quyết định cách thức mà hình ảnh được tạo thành.


Ngay cả khi sử dụng xoá phông trong chế độ chân dung, phần tiền cảnh cũng như hậu cảnh đều được xử lý một cách hài hoà, có chiều sâu.
Tôi đánh giá cao chế độ chân dung của Reno10 Pro+ khi khẩu độ xử lý bằng thuật toán AI sẽ được đặt mặc định ở f/4, mang lại bức ảnh chân dung với độ nét tối ưu cùng với đó là khả năng xóa phông tiền cảnh, hậu cảnh một cách mềm mại, không bị "giả chân" như nhiều mẫu máy sử dụng thuật toán khác. Nhưng nếu bạn thích mờ mịt thì hoàn toàn có thể hậu kỳ sau khi chụp xong một cách dễ dàng.

Khả năng nhận diện chủ thể được nâng cấp cho phép Reno10 Pro+ có thể phát hiện các vật mỏng như tóc hay viền kính, tạo độ mờ vừa phải như chụp bằng máy ảnh.


Bên cạnh đó, con chip Marisilicon X vốn xuất hiện trên dòng cao cấp OPPO Find N cũng đã được mang xuống Reno10 Pro+, hỗ trợ phần nào giúp cho việc xử lý hình ảnh độ phân giải cao trở nên dễ dàng, nhanh gọn hơn. Theo đánh giá của tôi, hình ảnh sau xử lý ngoài tinh chỉnh độ nét cũng như chi tiết thì nhìn chung đều có xu hướng tăng cường thêm tương phản hơn so với bình thường.


Nói như thế không hẳn là Reno10 Pro+ sẽ tắt đi khả năng HDR mà đây có thể coi như một sự kết hợp, giúp chiếc máy vừa giữ được chi tiết ở những khi vực quá sáng hoặc quá tối, nhưng vẫn giữ chiều sâu ấn tượng.
Thêm vào đó, với độ phân giải mặc định 16MP, tùy vào tình huống tôi có thể chọn mức 64MP, để có được những hình ảnh chất lượng cao với lượng chi tiết lớn, từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc hậu kỳ.


Bạn hoàn toàn có được một bức ảnh mới vẫn đầy đủ chất lượng, cắt ra từ ảnh của camera tele 64MP.
Bên cạnh đó, có thể do kích thước ảnh lớn nên việc xử lý này sẽ hơi chậm, nghĩa là bạn chụp xong mà xem luôn ảnh sẽ chỉ nhận được một kết quả phải nói là 'khá xấu' giống như ảnh RAW vậy. Tuy nhiên, sau vài giây, hình ảnh sẽ được xử lý lại, gọn gàng và rất bắt mắt. Vì vậy, cũng đừng lo lắng nhiều, cứ chụp đi và để AI của Reno10 Pro+ lo, bạn sẽ không phải thất vọng đâu.



Nhờ độ phân giải cao kết hợp cùng AI mà Reno10 Pro+ cho phép chụp zoom tận 30, 100 thậm chí 120X. Đương nhiên vì cũng là chỉ là tối ưu chất lượng trên cảm biến sẵn có nên về tổng thể thì ảnh zoom quá 30X sẽ chỉ ở mức dùng được.
Ngoài ra, khả năng lấy nét gần giúp Reno10 Pro+ có thể sử dụng để chụp những bức ảnh close-up, cận cảnh với chi tiết cùng độ chuyển hậu cảnh rất mượt mà. Tôi nghĩ đây có lẽ là một điểm cộng, thay thế cho camera macro vốn ít có đất dụng võ bằng việc thêm nhiều trải nghiệm sáng tác thú vị hơn.



Ảnh close-up sẽ là một đề tài thú vị và cực kỳ chất lượng để khai thác trên Reno10 Pro+.
Một điểm đáng khen cho Reno10 Pro+ khi chiếc máy này sở hữu luôn tính năng chống rung OIS ngay trên camera tele, kết hợp cùng khả năng lấy nét nhanh giúp tôi có thể tự tin với những cú máy nhanh mà không cần quá lo lắng quá nhiều về vấn đề ảnh rung hay mờ nhoè.