Trẻ nhỏ thích bắt chước người lớn. Khi bị ngăn cản, chúng càng muốn làm cho bằng được. Đừng sợ bé làm hỏng việc, cha mẹ hãy cho con cơ hội tự lập, dạy con làm những việc vừa sức.
Cha mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà, đây là cách để các bé biết trân trọng sức lao động. Ảnh: M&C.
Cha mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà, đây là cách để các bé biết trân trọng sức lao động. Ảnh: M&C.
Nếu quan sát các gia đình trên khắp thế giới bất kể họ canh tác ngô ở Yucatán, săn ngựa vằn ở Tanzania hay viết sách ở thung lũng Silicon, bạn sẽ thấy những đứa trẻ đang tuổi chập chững ở đó đều có hai điểm chung. Đầu tiên là chúng dễ nổi cơn thịnh nộ.
Đúng vậy, sự cáu kỉnh của trẻ mới lớn là không thể tránh khỏi, dù bạn sống ở đâu đi chăng nữa. Điều này đã được thể hiện trong các ghi chép dân tộc học. Điểm chung thứ hai đáng ngạc nhiên hơn. Đó là thích giúp đỡ. Trẻ nhỏ ở bất cứ đâu cũng đều muốn giúp đỡ việc gia đình.
Trẻ nhỏ là những trợ lý bẩm sinh. Chúng khao khát được can dự và “tự mình” hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần quét bếp? Rửa bát đĩa? Hay đập trứng? Không cần lo gì hết, Tập đoàn bé con sẽ có mặt ngay thôi. Hãy chú ý!
Chúng tới đây.
Trong một nghiên cứu, trẻ một tuổi đã dừng chơi đồ chơi mới để chạy đến giúp người lớn nhặt đồ rơi trên sàn dù không ai yêu cầu con giúp đỡ, không có phần thưởng nào cho sự trợ giúp đó. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu ta thưởng đồ chơi cho trẻ sau những lần như vậy, chúng sẽ có xu hướng không giúp đỡ vào lần tiếp theo.
Không ai hiểu được chính xác lý do thôi thúc trẻ giúp đỡ người khác, cũng như vì sao sự xuất hiện của phần thưởng có thể làm giảm đi động lực ấy. Nó có thể bắt nguồn từ mong muốn được gần gũi gia đình và kết nối với cha mẹ, anh em hay những người chăm sóc khác.
Nhà tâm lý học Rebeca Mejía-Arauz thuộc Đại học ITESO, Guadalajara cho rằng đây chính là lý do then chốt. “Được tham gia cùng những người xung quanh giúp trẻ vui vẻ và điều này rất quan trọng cho sự phát triển cảm xúc ở chúng.” Maria ở Yucatán cũng nhấn mạnh. “Khi còn nhỏ, trẻ thích học theo những gì mẹ làm. Alexa hay đóng vai mẹ với đồ chơi và búp bê”.
Nói cách khác, trẻ con ở bất cứ nơi đâu cũng được sinh ra với đầy đủ các tố chất cần thiết để trở thành “người có ích”. Điểm khác biệt chính là phản ứng của cha mẹ với những đứa con bé bỏng. Như Rebeca chia sẻ, điểm khác biệt này chính là lý do quyết định một đứa trẻ có tiếp tục giúp đỡ một cách vô tư tình nguyện khi chúng trưởng thành hay sẽ “đánh rơi đâu đó” điều tốt đẹp kia trong quá trình lớn lên.
Nhiều phụ huynh phương Tây, bao gồm cả bà mẹ San Francisco như tôi, thường dứt khoát từ chối lời đề nghị giúp đỡ của một đứa trẻ. Ý tôi là, nói thẳng ra, những đứa trẻ có thể muốn giúp nhưng chúng không thực sự giúp được gì mấy. Như Rosy thì tôi chắc chắn là không.
Con bé là một cỗ máy phá hủy, và sự tham gia của con chỉ khiến việc nhà hoàn thành chậm hơn, chưa kể con bé sẽ gây ra một mớ lộn xộn khủng khiếp mà tôi phải dọn dẹp sau đó. Vậy nên tôi muốn con chơi trong phòng khách hay ngồi trên sàn nhà bếp tô màu hơn là cùng làm. Chắc chắn tôi không phải người duy nhất làm như vậy.
Rebeca nói với tôi, “Các bà mẹ nói với chúng tôi đại loại rằng ‘tôi phải làm việc nhà thật nhanh, và nếu con muốn giúp, thằng bé sẽ khiến mọi thứ rối tung. Vậy nên tôi thà làm một mình còn hơn."
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ phương Tây thường bảo con đi chơi trong lúc họ làm việc nhà. Hoặc cho chúng xem TV. Bạn thử nghĩ mà xem, chính chúng ta đang nói với con rằng không cần để tâm, không cần giúp đỡ, công việc này không phải dành cho con. Chính chúng ta đã dập tắt sự ham thích giúp đỡ của trẻ và tách chúng ra khỏi những hoạt động hữu ích.
Tuy nhiên, những bà mẹ bản địa ở Mexico lại làm điều ngược lại: “Họ đón nhận sự giúp đỡ, thậm chí đề nghị điều đó - ngay cả khi đứa trẻ cư xử thô lỗ,” Rebeca chia sẻ. Nếu đứa trẻ thực sự lấy dụng cụ trong tay người lớn và muốn tự đảm nhiệm toàn bộ công việc (bạn có thấy quen thuộc không), người lớn sẽ để đứa trẻ làm.
Lấy ví dụ một em bé hai tuổi trong cộng đồng người Mazahua, phía tây bắc Mexico, đang rất háo hức được giúp mẹ cuốc một ruộng ngô.
Người mẹ bắt đầu làm cỏ trong vườn. Ngay lập tức, cô con gái nhỏ bắt chước mẹ. Kế đó, cô bé đòi làm công việc của mẹ. Người mẹ để cho con làm và đợi. Rất nhanh chóng, cô bé hoàn toàn đảm nhiệm công việc của mẹ. Khi người mẹ cố gắng tiếp tục công việc, cô bé phản đối và đòi được làm một mình. Một lần nữa, người mẹ lại nhường công việc cho con người bé nhỏ hống hách đó.
Cha mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà, đây là cách để các bé biết trân trọng sức lao động. Ảnh: M&C.
Cha mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà, đây là cách để các bé biết trân trọng sức lao động. Ảnh: M&C.
|
Cha mẹ nên dạy trẻ làm việc nhà, đây là cách để các bé biết trân trọng sức lao động. Ảnh: M&C. |
Đúng vậy, sự cáu kỉnh của trẻ mới lớn là không thể tránh khỏi, dù bạn sống ở đâu đi chăng nữa. Điều này đã được thể hiện trong các ghi chép dân tộc học. Điểm chung thứ hai đáng ngạc nhiên hơn. Đó là thích giúp đỡ. Trẻ nhỏ ở bất cứ đâu cũng đều muốn giúp đỡ việc gia đình.
Trẻ nhỏ là những trợ lý bẩm sinh. Chúng khao khát được can dự và “tự mình” hoàn thành nhiệm vụ. Bạn cần quét bếp? Rửa bát đĩa? Hay đập trứng? Không cần lo gì hết, Tập đoàn bé con sẽ có mặt ngay thôi. Hãy chú ý!
Chúng tới đây.
Trong một nghiên cứu, trẻ một tuổi đã dừng chơi đồ chơi mới để chạy đến giúp người lớn nhặt đồ rơi trên sàn dù không ai yêu cầu con giúp đỡ, không có phần thưởng nào cho sự trợ giúp đó. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, nếu ta thưởng đồ chơi cho trẻ sau những lần như vậy, chúng sẽ có xu hướng không giúp đỡ vào lần tiếp theo.
Không ai hiểu được chính xác lý do thôi thúc trẻ giúp đỡ người khác, cũng như vì sao sự xuất hiện của phần thưởng có thể làm giảm đi động lực ấy. Nó có thể bắt nguồn từ mong muốn được gần gũi gia đình và kết nối với cha mẹ, anh em hay những người chăm sóc khác.
Nhà tâm lý học Rebeca Mejía-Arauz thuộc Đại học ITESO, Guadalajara cho rằng đây chính là lý do then chốt. “Được tham gia cùng những người xung quanh giúp trẻ vui vẻ và điều này rất quan trọng cho sự phát triển cảm xúc ở chúng.” Maria ở Yucatán cũng nhấn mạnh. “Khi còn nhỏ, trẻ thích học theo những gì mẹ làm. Alexa hay đóng vai mẹ với đồ chơi và búp bê”.
Nói cách khác, trẻ con ở bất cứ nơi đâu cũng được sinh ra với đầy đủ các tố chất cần thiết để trở thành “người có ích”. Điểm khác biệt chính là phản ứng của cha mẹ với những đứa con bé bỏng. Như Rebeca chia sẻ, điểm khác biệt này chính là lý do quyết định một đứa trẻ có tiếp tục giúp đỡ một cách vô tư tình nguyện khi chúng trưởng thành hay sẽ “đánh rơi đâu đó” điều tốt đẹp kia trong quá trình lớn lên.
Nhiều phụ huynh phương Tây, bao gồm cả bà mẹ San Francisco như tôi, thường dứt khoát từ chối lời đề nghị giúp đỡ của một đứa trẻ. Ý tôi là, nói thẳng ra, những đứa trẻ có thể muốn giúp nhưng chúng không thực sự giúp được gì mấy. Như Rosy thì tôi chắc chắn là không.
Con bé là một cỗ máy phá hủy, và sự tham gia của con chỉ khiến việc nhà hoàn thành chậm hơn, chưa kể con bé sẽ gây ra một mớ lộn xộn khủng khiếp mà tôi phải dọn dẹp sau đó. Vậy nên tôi muốn con chơi trong phòng khách hay ngồi trên sàn nhà bếp tô màu hơn là cùng làm. Chắc chắn tôi không phải người duy nhất làm như vậy.
Rebeca nói với tôi, “Các bà mẹ nói với chúng tôi đại loại rằng ‘tôi phải làm việc nhà thật nhanh, và nếu con muốn giúp, thằng bé sẽ khiến mọi thứ rối tung. Vậy nên tôi thà làm một mình còn hơn."
Trong nhiều trường hợp, cha mẹ phương Tây thường bảo con đi chơi trong lúc họ làm việc nhà. Hoặc cho chúng xem TV. Bạn thử nghĩ mà xem, chính chúng ta đang nói với con rằng không cần để tâm, không cần giúp đỡ, công việc này không phải dành cho con. Chính chúng ta đã dập tắt sự ham thích giúp đỡ của trẻ và tách chúng ra khỏi những hoạt động hữu ích.
Tuy nhiên, những bà mẹ bản địa ở Mexico lại làm điều ngược lại: “Họ đón nhận sự giúp đỡ, thậm chí đề nghị điều đó - ngay cả khi đứa trẻ cư xử thô lỗ,” Rebeca chia sẻ. Nếu đứa trẻ thực sự lấy dụng cụ trong tay người lớn và muốn tự đảm nhiệm toàn bộ công việc (bạn có thấy quen thuộc không), người lớn sẽ để đứa trẻ làm.
Lấy ví dụ một em bé hai tuổi trong cộng đồng người Mazahua, phía tây bắc Mexico, đang rất háo hức được giúp mẹ cuốc một ruộng ngô.
Người mẹ bắt đầu làm cỏ trong vườn. Ngay lập tức, cô con gái nhỏ bắt chước mẹ. Kế đó, cô bé đòi làm công việc của mẹ. Người mẹ để cho con làm và đợi. Rất nhanh chóng, cô bé hoàn toàn đảm nhiệm công việc của mẹ. Khi người mẹ cố gắng tiếp tục công việc, cô bé phản đối và đòi được làm một mình. Một lần nữa, người mẹ lại nhường công việc cho con người bé nhỏ hống hách đó.