Nguyễn Mai
Well-known member
Thớt chúng ta dùng hằng ngày để thái rau, thái thịt, nếu không được vệ sinh sạch thì vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào thức ăn, rất mất vệ sinh.
Thớt sau khi sử dụng một thời gian, bề mặt rất dễ bám bẩn, khó làm sạch, đặc biệt là các vết cắt trên thớt rất dễ ẩn chứa chất bẩn. Nếu thớt không được vệ sinh sạch sẽ dễ bị nấm mốc. Dưới đây là một phương pháp nhỏ để làm sạch thớt dễ dàng.
Bước 1: Mở vòi nước nóng, rửa sạch thớt. Nhiệt độ tương đối cao có thể hòa tan một số vết bẩn cứng đầu trên bề mặt.
Bước 2: Lấy một ít bột mì rắc lên bề mặt thớt. Bột mì có tác dụng hút ẩm tốt. Khi sử dụng lâu ngày, thớt sẽ xuất hiện nhiều vết cắt trên bề mặt, những vết cắt này rất dễ “giấu” vết bẩn. Dùng bột mì có thể giúp len lỏi vào các vết cắt dễ dàng.
Bước 3: Rắc một ít muối ăn dạng hạt lên thớt. Muối ăn giúp làm tăng ma sát và có tính khử trùng cao.
Bước 4: Rưới đều giấm trắng lên bề mặt thớt. Giấm trắng có tính axit nên có thể làm mềm một số vết bẩn cứng đầu trên bề mặt. Để như vậy khoảng 5 phút.
Bước 5: Sau 5 phút, lấy miếng cọ bát ra lau sạch. Lúc này, các vết bẩn được làm sạch rất dễ dàng.
Bước 6: Tiếp theo, đặt thớt dưới vòi nước, tráng qua nước nóng và rửa sạch lại 1 lần nữa để trôi hết chất bẩn trên bề mặt.
Bên cạnh việc rửa sạch, cách chúng ta bảo quản thớt cũng rất quan trọng hơn. Nên đặt thớt thẳng đứng, hoặc treo lên, phơi khô nơi thoáng gió, nhớ không được đặt phơi nắng nếu là thớt gỗ, không sẽ dễ bị nứt.
Thớt sau khi sử dụng một thời gian, bề mặt rất dễ bám bẩn, khó làm sạch, đặc biệt là các vết cắt trên thớt rất dễ ẩn chứa chất bẩn. Nếu thớt không được vệ sinh sạch sẽ dễ bị nấm mốc. Dưới đây là một phương pháp nhỏ để làm sạch thớt dễ dàng.
Bước 1: Mở vòi nước nóng, rửa sạch thớt. Nhiệt độ tương đối cao có thể hòa tan một số vết bẩn cứng đầu trên bề mặt.
Bước 2: Lấy một ít bột mì rắc lên bề mặt thớt. Bột mì có tác dụng hút ẩm tốt. Khi sử dụng lâu ngày, thớt sẽ xuất hiện nhiều vết cắt trên bề mặt, những vết cắt này rất dễ “giấu” vết bẩn. Dùng bột mì có thể giúp len lỏi vào các vết cắt dễ dàng.
Bước 3: Rắc một ít muối ăn dạng hạt lên thớt. Muối ăn giúp làm tăng ma sát và có tính khử trùng cao.
Bước 4: Rưới đều giấm trắng lên bề mặt thớt. Giấm trắng có tính axit nên có thể làm mềm một số vết bẩn cứng đầu trên bề mặt. Để như vậy khoảng 5 phút.
Bước 5: Sau 5 phút, lấy miếng cọ bát ra lau sạch. Lúc này, các vết bẩn được làm sạch rất dễ dàng.
Bước 6: Tiếp theo, đặt thớt dưới vòi nước, tráng qua nước nóng và rửa sạch lại 1 lần nữa để trôi hết chất bẩn trên bề mặt.
Bên cạnh việc rửa sạch, cách chúng ta bảo quản thớt cũng rất quan trọng hơn. Nên đặt thớt thẳng đứng, hoặc treo lên, phơi khô nơi thoáng gió, nhớ không được đặt phơi nắng nếu là thớt gỗ, không sẽ dễ bị nứt.