Đường lên đỉnh Olympia hoàn toàn không tồn tại

Võ Xuân Trường

Well-known member
Đường lên đỉnh Olympia hoàn toàn không tồn tại

Show truyền hình "Đường lên đỉnh Olympia" từng gây nhiều tranh cãi, bao gồm cả những thắc mắc xoay quanh địa danh Olympia.
25 năm phát sóng, "Đường lên đỉnh Olympia" đã trở thành chương trình quen thuộc với khán giả Việt Nam, là đấu trường so tài năng học vấn của các bạn trẻ lứa tuổi trung học phổ thông.
Tuy nhiên, từ nhiều năm trước, khán giả đã thắc mắc về tên gọi của chương trình. Đỉnh Olympia có thực sự tồn tại không? Và nếu có, đỉnh núi Olympia nằm ở đâu?
“Đường lên đỉnh Oympia có thật không?” vẫn là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi xem show truyền hình nổi tiếng tại Việt Nam. Ảnh: Tripavisor
“Đường lên đỉnh Oympia có thật không?” vẫn là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi xem show truyền hình nổi tiếng tại Việt Nam. Ảnh: Tripavisor
Trên thực tế, đỉnh núi Olympia không tồn tại. Do đó, không có cung đường nào dẫn lên đỉnh Olympia.
Olympia thực chất là một thị trấn nhỏ ở vùng Elis trên bán đảo Peloponnese ở Hy Lạp, nổi tiếng với địa điểm khảo cổ cùng tên gần đó.
Tại đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện chứng tích của nhiều công trình văn hóa cổ đại như hệ thống kho tàng, nhà xưởng, các đền thờ thần Hera và thần Zeus, sân vận động... Nơi đây đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, với tên gọi chính thức: Địa điểm khảo cổ Olympia.
Những tàn tích cổ nhất có niên đại từ năm 2000 đến năm 1600 TCN, khu bảo tồn có từ khoảng năm 1000. Ban đầu Olympia thuộc quyền kiểm soát của thị trấn Pisa gần đó, về thuộc quyền quản lý của cư dân vùng Elis.
Olympia còn được biết đến với bức tượng thần Zeus khổng lồ bằng chryselephantine (ngà và vàng trên khung gỗ), tượng thờ trong đền thờ của ông, do Pheidias điêu khắc, được Antipater xứ Sidon mệnh danh là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ảnh: Tripadvisor
Địa điểm khảo cổ Olympia. Ảnh: Tripadvisor
Olympia cũng là nơi diễn ra các Thế vận hội Olympic cổ đại. Sự kiện này diễn ra 4 năm một lần, nhưng đã bị hoàng đế La Mã Theodosius I (có thể là cháu của ông, Theodosius II) bãi bỏ vào thế kỷ 4 vì cho rằng chúng gợi lại đa thần giáo.
Olympia còn được biết đến với bức tượng thần Zeus khổng lồ bằng chryselephantine (kết hợp giữa ngà voi và vàng trên khung gỗ). Tượng đặt trong đền thờ thần Zeus, do Pheidias điêu khắc, được mệnh danh là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Trong khi đó, dãy núi Olympus mới là nơi ở của 12 vị thần quyền lực nhất trong Thần thoại Hy Lạp. Ngai vàng của thần Zeus trong Thần thoại Hy Lạp được cho là nằm trên đỉnh núi Olympus - nhưng người thường không thể tận mắt thấy.
Nơi đây sở hữu cảnh quan đẹp mắt và thảm động thực vật phong phú. Ảnh: Tripadvisor
Công viên Quốc gia Núi Olympus sở hữu cảnh quan đẹp mắt và thảm động thực vật phong phú. Ảnh: Tripadvisor
Dãy núi Olympus nằm giữa hai miền Macedonia và Thessaly, thuộc phía Bắc Hy Lạp, với 52 đỉnh núi và hẻm sâu. Trong đó, đỉnh cao nhất là Mytikas (tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cái mũi”) với độ cao lên tới 2.918m
Mytikas cũng là mục tiêu của nhiều người đam mê môn thể thao leo núi muốn chinh phục. Các nhà leo núi thường bắt đầu hành trình từ thị trấn Litochoro, nơi được mệnh danh là “thành phố của các vị thần” nằm ngay tại chân núi.
Đỉnh Mytikas là đỉnh núi cao nhất, nơi nhiều người khát khao chinh phục. Ảnh:
Đỉnh Mytikas là đỉnh núi cao nhất trên dãy Olympus của Hy Lạp, nơi nhiều người khát khao chinh phục. Ảnh: Tripadvisor
Không chỉ là điểm đến thần thoại với nhiều truyền thuyết thú vị, núi Olympus còn sở hữu hệ thực vật phong phú. Nơi đây được công nhận là Công viên Quốc gia đầu tiên của Hy Lạp vào năm 1938 và là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Trên đường chinh phục đỉnh núi, du khách có thể tham quan các sườn núi, phóng tầm mắt ra xa và khám phá hệ động thực vật độc đáo của nơi này.
 
Bên trên