TRUONGTRINH
Well-known member
Elon Musk cho rằng chip Neuralink sẽ là phương án tốt nhất để con người kết hợp và cạnh tranh với hệ thống siêu trí tuệ nhân tạo tương lai.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà khoa học máy tính Lex Friedman cuối tuần qua, Musk nói ngoài việc cho phép con người vận hành giao diện máy tính đơn giản bằng suy nghĩ của họ, Neuralink sẽ cung cấp cho họ những khả năng đặc biệt.
"Hãy trao cho mọi người siêu năng lực", tỷ phú nói đùa.
Theo ông, mọi người sẽ thấy tương tác truyền thống giữa con người và máy tính "chậm đến mức đau đớn" sau khi sử dụng thiết bị cấy ghép để giao tiếp "nhanh hơn kiểu giao tiếp bằng cách gõ hoặc nói".
Tỷ phú Mỹ nhiều lần khẳng định Neuralink là công nghệ thúc đẩy cộng sinh giữa người và AI trong tương lai. Trong phỏng vấn với Friedman, ông nhấn mạnh đây là phương án tốt nhất để ngăn AI vượt con người và mất kiểm soát "theo kiểu robot trong phim Kẻ hủy diệt".
"Đây là ý tưởng giúp ích cho nỗ lực duy trì an toàn AI. Chúng ta có thể giúp ý chí con người đạt năng lực như AI nếu khả năng tính toán tăng đáng kể", ông nói.
Mô phỏng giao diện não - máy tính của Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập. Ảnh: Times
Chip Neuralink đầu tiên được cấy vào não Noland Arbaugh, 29 tuổi, người bị liệt tứ chi sống tại bang Arizona của Mỹ, hồi tháng 1. Người này đã điều khiển được chuột máy tính bằng suy nghĩ chỉ sau đó vài tuần. Công ty hiện đã thực hiện ca phẫu thuật cho người thứ hai.
Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới đang chạy đua phát triển siêu trí tuệ nhân tạo (AGI), công nghệ cho phép AI suy luận như con người. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều lo ngại. Musk từng chỉ trích OpenAI, công ty AI dẫn đầu thế giới mà ông từng tham gia sáng lập, vì cho rằng họ phát triển quá nhanh mà không xem xét đầy đủ những biện pháp bảo đảm an toàn AI.
Ngoài cạnh tranh với AI, tỷ phú Mỹ nói thiết bị Neuralink sẽ có khả năng phục hồi tế bào thần kinh bị thương tổn, giúp những người bị mù và liệt. "Nó cũng có thể giải quyết những vấn đề thần kinh như tâm thần phân liệt hoặc co giật, cũng như cải thiện trí nhớ", ông cho hay.
Musk khẳng định mục tiêu của Neuralink không chỉ mang đến khả năng sinh hoạt bình thường cho người bị tổn thương thần kinh, mà còn nhằm cải thiện năng lực tự nhiên của con người. Ông nói rằng người dùng Neuralink sẽ có khả năng thị giác vượt trội người bình thường trong tương lai.
Neuralink được Elon Musk đồng sáng lập năm 2016 cùng 7 thành viên khác, nhưng đa số đã rời đi. Tỷ phú Mỹ có tham vọng lớn khi tin Neuralink sẽ thay đổi thế giới, mở ra tiềm năng thần giao cách cảm. Năm 2019, ông nói con người sẽ "hợp nhất và đạt được sự cộng sinh với AI". Dù vậy, giới bảo mật lo ngại hệ thống có thể bị hacker tấn công.
Trong cuộc phỏng vấn với nhà khoa học máy tính Lex Friedman cuối tuần qua, Musk nói ngoài việc cho phép con người vận hành giao diện máy tính đơn giản bằng suy nghĩ của họ, Neuralink sẽ cung cấp cho họ những khả năng đặc biệt.
"Hãy trao cho mọi người siêu năng lực", tỷ phú nói đùa.
Theo ông, mọi người sẽ thấy tương tác truyền thống giữa con người và máy tính "chậm đến mức đau đớn" sau khi sử dụng thiết bị cấy ghép để giao tiếp "nhanh hơn kiểu giao tiếp bằng cách gõ hoặc nói".
Tỷ phú Mỹ nhiều lần khẳng định Neuralink là công nghệ thúc đẩy cộng sinh giữa người và AI trong tương lai. Trong phỏng vấn với Friedman, ông nhấn mạnh đây là phương án tốt nhất để ngăn AI vượt con người và mất kiểm soát "theo kiểu robot trong phim Kẻ hủy diệt".
"Đây là ý tưởng giúp ích cho nỗ lực duy trì an toàn AI. Chúng ta có thể giúp ý chí con người đạt năng lực như AI nếu khả năng tính toán tăng đáng kể", ông nói.
Mô phỏng giao diện não - máy tính của Neuralink do tỷ phú Elon Musk sáng lập. Ảnh: Times
Chip Neuralink đầu tiên được cấy vào não Noland Arbaugh, 29 tuổi, người bị liệt tứ chi sống tại bang Arizona của Mỹ, hồi tháng 1. Người này đã điều khiển được chuột máy tính bằng suy nghĩ chỉ sau đó vài tuần. Công ty hiện đã thực hiện ca phẫu thuật cho người thứ hai.
Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới đang chạy đua phát triển siêu trí tuệ nhân tạo (AGI), công nghệ cho phép AI suy luận như con người. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra nhiều lo ngại. Musk từng chỉ trích OpenAI, công ty AI dẫn đầu thế giới mà ông từng tham gia sáng lập, vì cho rằng họ phát triển quá nhanh mà không xem xét đầy đủ những biện pháp bảo đảm an toàn AI.
Ngoài cạnh tranh với AI, tỷ phú Mỹ nói thiết bị Neuralink sẽ có khả năng phục hồi tế bào thần kinh bị thương tổn, giúp những người bị mù và liệt. "Nó cũng có thể giải quyết những vấn đề thần kinh như tâm thần phân liệt hoặc co giật, cũng như cải thiện trí nhớ", ông cho hay.
Musk khẳng định mục tiêu của Neuralink không chỉ mang đến khả năng sinh hoạt bình thường cho người bị tổn thương thần kinh, mà còn nhằm cải thiện năng lực tự nhiên của con người. Ông nói rằng người dùng Neuralink sẽ có khả năng thị giác vượt trội người bình thường trong tương lai.
Neuralink được Elon Musk đồng sáng lập năm 2016 cùng 7 thành viên khác, nhưng đa số đã rời đi. Tỷ phú Mỹ có tham vọng lớn khi tin Neuralink sẽ thay đổi thế giới, mở ra tiềm năng thần giao cách cảm. Năm 2019, ông nói con người sẽ "hợp nhất và đạt được sự cộng sinh với AI". Dù vậy, giới bảo mật lo ngại hệ thống có thể bị hacker tấn công.