T
Thanh Trà
Guest
Trong buổi phỏng vấn với nhà báo Scott Pelley dẫn chương trình 60 Minutes, Elon Musk có nhận định như thế này về sự thất bại:
Đầu năm nay, Elon Musk thổ lộ trên Twitter rằng ông Charlie Munger, tỷ phú đầu tư, cánh tay phải của Warren Buffett và hiện đang đương chức phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, đã từng làm vị chủ tịch Tesla buồn vô hạn. Trong một bữa ăn trưa với nhiều các “tay to” khác vào năm 2009, ông Munger thẳng thắn nhận định công ty sản xuất xe điện Tesla sẽ thất bại.
Hiển nhiên, lời Charlie Munger rất có trọng lượng. Nhìn vào những thành công của vị tỷ phú nay đã 98 tuổi cùng khối tài sản kếch sù trị giá 2,6 tỷ của ông, có thể khẳng định Munger sở hữu một óc đầu tư sắc bén, biết nhìn nhận tiềm năng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện do Elon Musk kể lại trên Twitter một lần nữa cho thấy không ai có thể đúng ở mọi lúc, mọi nơi và đúng trong mọi việc.
Phải thừa nhận, ở thời điểm năm 2009 khi Elon Musk vinh dự được chung mâm với Charlie Munger, nhận định của ông Munger chính xác. Sau khi IPO ở mức giá 17 USD, giá trị cổ phiếu Tesla xuống thấp thảm hại trong 3 năm tiếp theo, có lúc xuống dưới 10 USD/cổ phiếu.
Nhưng ở thời điểm bài viết này được thực hiện, giá của một cổ phiếu Tesla đang khá ổn định ở mốc 925,9 USD (giảm từ đỉnh 938,24 USD/cổ phiếu ở thời điểm 10h sáng cùng ngày). Nếu 13 năm về trước, một nhà đầu tư đi ngược lại lời khuyên của Charlie Munger và kiên trì giữ cổ phiếu Tesla suốt hơn một thập kỷ, họ đã gấp 54 lần tài khoản của mình.
Nhà đầu tư giả tưởng có thể gấp hàng chục lần tài khoản, Tesla có được thành công vang dội, Elon Musk trở thành vị tỷ phú nổi danh ngày hôm nay đều nhờ một điểm chung: tính kiên định. Elon Musk thành công nhờ kiên trì tin tưởng vào mục tiêu xe điện - công nghệ vẫn còn rất mới nhưng đang trên đà tìm được chỗ đứng trong ngành xe hơi. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào may mắn, nhưng nội lực của cá nhân đóng góp một phần không nhỏ.
Trò chuyện với người dẫn Ryan McCaffrey của chương trình Ride the Lightning Tesla Motors Unofficial Podcast, Elon Musk thừa nhận tỷ lệ thành công của Tesla trong những ngày đầu vận hành có lẽ chỉ trên dưới 10%. “Chúng tôi tiệm cận thất bại rất nhiều lần, và tôi chưa từng nghĩ [Tesla] sẽ thành công đến thế”, Elon Musk thổ lộ.
Thật vậy, hoài nghi bao phủ Tesla trong những ngày đầu thành lập. Có thể thấy rõ điều đó qua lời nhận định của Charlie Munger năm nào, và những sự thật không thể chối cãi. Ở thời điểm 2008, khi Elon Musk bắt đầu nắm giữ cương vị CEO của Tesla và vừa thành lập công ty hàng không vũ trụ SpaceX, nền kinh tế Mỹ chứng kiến sự kiện suy thoái tồi tệ nhất kể từ thời điểm Đại Khủng hoảng hồi thập niên 30.
Tên lửa của SpaceX không bay tới nổi quỹ đạo, mẫu xe điện đầu tiên của Tesla gặp vô vàn vấn đề trong chất lượng, cả hai công ty của Elon Musk đứng bên bờ phá sản. Lúc đó, người đàn ông 37 tuổi đối mặt với cả vụ ly hôn và với trách nhiệm nuôi 5 đứa con, một cặp sinh đôi và 3 nhóc sinh ba, đều chưa đến tuổi trưởng thành.
Cuối năm 2008, điều kỳ diệu tới với Elon Musk. SpaceX tiến hành buổi thử nghiệm tên lửa thứ tư, và cũng là buổi phóng tàu cuối cùng nếu như mọi thứ đổ bể. Nếu tên lửa chạm đất không lành lặn, thất bại của SpaceX sẽ đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp của Elon Musk.
May mắn, câu cửa miệng “quá tam ba bận” quen thuộc với chúng ta đã ứng nghiệm với Elon Musk: màn phóng tên lửa đã thành công, SpaceX khẳng định được vị thế công ty tư nhân sở hữu công nghệ phóng tàu du hành không gian giá rẻ, và gần như ngay lập tức NASA quyết định ký với SpaceX bản hợp đồng trị giá nửa tỷ USD.
Hai ngày sau thành công của SpaceX, các nhà đầu tư lập tức nhận thấy tiềm năng nơi các dự án của Musk và rót thêm vốn cho công ty xe điện Tesla. Nhờ những dòng tiền mới, Elon Musk đã có thể tiếp tục đầu tư vào giấc mơ xe điện đang dang dở. Lời sấm truyền của ông Charlie Munger chỉ đúng cho tới thời điểm Tesla giải quyết được những bài toán khó nhất của ngành xe điện, đó là công nghệ pin và dây chuyền sản xuất pin với quy mô lớn.
Quan trọng hơn nữa, Elon Musk là người có niềm tin Tesla sẽ vượt qua bài thử khó. Ông đồng thời tin rằng thành quả công ty xe điện có được sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn những thiệt hại có thể xảy ra khi Tesla thất bại. Một khi thành công, bài toán tài chính và bài toán môi trường sẽ cùng lúc được hóa giải: Elon Musk sẽ có lãi, đồng thời công nghệ xe điện sẽ giúp xã hội giảm phụ thuộc vào nhiên liệu đốt.
Thành công bắt đầu từ niềm tin. Tin vào khả năng của bản thân sẽ bao gồm nhiều khía cạnh: tin mình đủ thực lực, đủ kiên định, đủ khả năng thích nghi với thị trường liên tục biến đổi, đủ ý chí để giữ vững lập trường cũng như nỗ lực làm việc ngày qua ngày. Elon Musk đã hội tụ được hết những cái đủ trên và có lẽ còn mang trong mình nhiều phẩm chất khác nữa.
Dù từ chối tin vào thành công của Tesla, lời nhận định của Charlie Munger năm nào không khác gì thông tin hữu ích để một nhà đầu tư trẻ khao khát thành công đặt lên bàn phân tích. Munger đã đúng trong ngắn hạn, nhưng nhờ khả năng giải quyết vấn đề dài hạn của Musk, xe điện Tesla đã có thể được tránh thất bại, giúp Elon Musk trở thành một trong nhưng vị tỷ phú trẻ thành công nhất.
Thất bại là một phần của cuộc sống. Elon Musk đã hiểu rõ sự thật này từ lâu, nhờ đó ông sẵn sàng đối mặt với thất bại để dám thử, dám làm. Tesla đã vượt qua những ngày tháng sóng gió, và có lẽ đang ở cái tầm mà nhiều chuyên gia cho rằng “quá lớn mạnh để mà thất bại”. Khái niệm “thất bại” của một công ty/tập đoàn lớn đến vậy sẽ chỉ còn là số liệu không đẹp trong báo cáo tài chính, là những “phốt” xuất hiện đó đây trong quá trình vận hành, chứ không còn có thể thất bại theo kiểu khuynh gia bại sản.
Cuối năm 2021, nhân vật được nhắc đến đầu bài viết Charlie Munger đã có nhận định như sau về nhân vật chính của bài viết, Elon Musk:
“[Anh ấy] rất có khả năng, nhưng anh ta nghĩ rằng anh có khả năng nhiều hơn những gì mình đang có và điều đó đã giúp anh [thành công] … Đừng bao giờ đánh giá thấp kẻ tự đánh giá cao mình. Hiển nhiên, một vài thành công xuất chúng sẽ tới từ những cá nhân dám thử nghiệm những thứ xa vời vô độ, bởi lẽ họ quá tự tin. Và khi những người như thế thành công, bạn sẽ có được một Elon Musk”.
Đầu năm nay, Elon Musk thổ lộ trên Twitter rằng ông Charlie Munger, tỷ phú đầu tư, cánh tay phải của Warren Buffett và hiện đang đương chức phó chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, đã từng làm vị chủ tịch Tesla buồn vô hạn. Trong một bữa ăn trưa với nhiều các “tay to” khác vào năm 2009, ông Munger thẳng thắn nhận định công ty sản xuất xe điện Tesla sẽ thất bại.
Hiển nhiên, lời Charlie Munger rất có trọng lượng. Nhìn vào những thành công của vị tỷ phú nay đã 98 tuổi cùng khối tài sản kếch sù trị giá 2,6 tỷ của ông, có thể khẳng định Munger sở hữu một óc đầu tư sắc bén, biết nhìn nhận tiềm năng của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, câu chuyện do Elon Musk kể lại trên Twitter một lần nữa cho thấy không ai có thể đúng ở mọi lúc, mọi nơi và đúng trong mọi việc.
Phải thừa nhận, ở thời điểm năm 2009 khi Elon Musk vinh dự được chung mâm với Charlie Munger, nhận định của ông Munger chính xác. Sau khi IPO ở mức giá 17 USD, giá trị cổ phiếu Tesla xuống thấp thảm hại trong 3 năm tiếp theo, có lúc xuống dưới 10 USD/cổ phiếu.
Nhưng ở thời điểm bài viết này được thực hiện, giá của một cổ phiếu Tesla đang khá ổn định ở mốc 925,9 USD (giảm từ đỉnh 938,24 USD/cổ phiếu ở thời điểm 10h sáng cùng ngày). Nếu 13 năm về trước, một nhà đầu tư đi ngược lại lời khuyên của Charlie Munger và kiên trì giữ cổ phiếu Tesla suốt hơn một thập kỷ, họ đã gấp 54 lần tài khoản của mình.
Nhà đầu tư giả tưởng có thể gấp hàng chục lần tài khoản, Tesla có được thành công vang dội, Elon Musk trở thành vị tỷ phú nổi danh ngày hôm nay đều nhờ một điểm chung: tính kiên định. Elon Musk thành công nhờ kiên trì tin tưởng vào mục tiêu xe điện - công nghệ vẫn còn rất mới nhưng đang trên đà tìm được chỗ đứng trong ngành xe hơi. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào may mắn, nhưng nội lực của cá nhân đóng góp một phần không nhỏ.
Trò chuyện với người dẫn Ryan McCaffrey của chương trình Ride the Lightning Tesla Motors Unofficial Podcast, Elon Musk thừa nhận tỷ lệ thành công của Tesla trong những ngày đầu vận hành có lẽ chỉ trên dưới 10%. “Chúng tôi tiệm cận thất bại rất nhiều lần, và tôi chưa từng nghĩ [Tesla] sẽ thành công đến thế”, Elon Musk thổ lộ.
Thật vậy, hoài nghi bao phủ Tesla trong những ngày đầu thành lập. Có thể thấy rõ điều đó qua lời nhận định của Charlie Munger năm nào, và những sự thật không thể chối cãi. Ở thời điểm 2008, khi Elon Musk bắt đầu nắm giữ cương vị CEO của Tesla và vừa thành lập công ty hàng không vũ trụ SpaceX, nền kinh tế Mỹ chứng kiến sự kiện suy thoái tồi tệ nhất kể từ thời điểm Đại Khủng hoảng hồi thập niên 30.
Tên lửa của SpaceX không bay tới nổi quỹ đạo, mẫu xe điện đầu tiên của Tesla gặp vô vàn vấn đề trong chất lượng, cả hai công ty của Elon Musk đứng bên bờ phá sản. Lúc đó, người đàn ông 37 tuổi đối mặt với cả vụ ly hôn và với trách nhiệm nuôi 5 đứa con, một cặp sinh đôi và 3 nhóc sinh ba, đều chưa đến tuổi trưởng thành.
Cuối năm 2008, điều kỳ diệu tới với Elon Musk. SpaceX tiến hành buổi thử nghiệm tên lửa thứ tư, và cũng là buổi phóng tàu cuối cùng nếu như mọi thứ đổ bể. Nếu tên lửa chạm đất không lành lặn, thất bại của SpaceX sẽ đánh dấu chấm hết cho sự nghiệp của Elon Musk.
May mắn, câu cửa miệng “quá tam ba bận” quen thuộc với chúng ta đã ứng nghiệm với Elon Musk: màn phóng tên lửa đã thành công, SpaceX khẳng định được vị thế công ty tư nhân sở hữu công nghệ phóng tàu du hành không gian giá rẻ, và gần như ngay lập tức NASA quyết định ký với SpaceX bản hợp đồng trị giá nửa tỷ USD.
Hai ngày sau thành công của SpaceX, các nhà đầu tư lập tức nhận thấy tiềm năng nơi các dự án của Musk và rót thêm vốn cho công ty xe điện Tesla. Nhờ những dòng tiền mới, Elon Musk đã có thể tiếp tục đầu tư vào giấc mơ xe điện đang dang dở. Lời sấm truyền của ông Charlie Munger chỉ đúng cho tới thời điểm Tesla giải quyết được những bài toán khó nhất của ngành xe điện, đó là công nghệ pin và dây chuyền sản xuất pin với quy mô lớn.
Quan trọng hơn nữa, Elon Musk là người có niềm tin Tesla sẽ vượt qua bài thử khó. Ông đồng thời tin rằng thành quả công ty xe điện có được sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn những thiệt hại có thể xảy ra khi Tesla thất bại. Một khi thành công, bài toán tài chính và bài toán môi trường sẽ cùng lúc được hóa giải: Elon Musk sẽ có lãi, đồng thời công nghệ xe điện sẽ giúp xã hội giảm phụ thuộc vào nhiên liệu đốt.
Thành công bắt đầu từ niềm tin. Tin vào khả năng của bản thân sẽ bao gồm nhiều khía cạnh: tin mình đủ thực lực, đủ kiên định, đủ khả năng thích nghi với thị trường liên tục biến đổi, đủ ý chí để giữ vững lập trường cũng như nỗ lực làm việc ngày qua ngày. Elon Musk đã hội tụ được hết những cái đủ trên và có lẽ còn mang trong mình nhiều phẩm chất khác nữa.
Dù từ chối tin vào thành công của Tesla, lời nhận định của Charlie Munger năm nào không khác gì thông tin hữu ích để một nhà đầu tư trẻ khao khát thành công đặt lên bàn phân tích. Munger đã đúng trong ngắn hạn, nhưng nhờ khả năng giải quyết vấn đề dài hạn của Musk, xe điện Tesla đã có thể được tránh thất bại, giúp Elon Musk trở thành một trong nhưng vị tỷ phú trẻ thành công nhất.
Thất bại là một phần của cuộc sống. Elon Musk đã hiểu rõ sự thật này từ lâu, nhờ đó ông sẵn sàng đối mặt với thất bại để dám thử, dám làm. Tesla đã vượt qua những ngày tháng sóng gió, và có lẽ đang ở cái tầm mà nhiều chuyên gia cho rằng “quá lớn mạnh để mà thất bại”. Khái niệm “thất bại” của một công ty/tập đoàn lớn đến vậy sẽ chỉ còn là số liệu không đẹp trong báo cáo tài chính, là những “phốt” xuất hiện đó đây trong quá trình vận hành, chứ không còn có thể thất bại theo kiểu khuynh gia bại sản.
Cuối năm 2021, nhân vật được nhắc đến đầu bài viết Charlie Munger đã có nhận định như sau về nhân vật chính của bài viết, Elon Musk:
“[Anh ấy] rất có khả năng, nhưng anh ta nghĩ rằng anh có khả năng nhiều hơn những gì mình đang có và điều đó đã giúp anh [thành công] … Đừng bao giờ đánh giá thấp kẻ tự đánh giá cao mình. Hiển nhiên, một vài thành công xuất chúng sẽ tới từ những cá nhân dám thử nghiệm những thứ xa vời vô độ, bởi lẽ họ quá tự tin. Và khi những người như thế thành công, bạn sẽ có được một Elon Musk”.